122. Về vấn đề kinh văn tự tu《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 122》2011-10-01
Hỏi 122:
Xin chào Đài Trưởng ! Thưa thầy mỗi ngày ngoài việc niệm Kinh bài tập và Ngôi Nhà Nhỏ thì có được niệm thêm Kinh Văn Tự Tu không ạ? Xin thầy khai thị cách bảo quản và phương pháp sử dụng Kinh Văn Tự Tu.
Đáp 122:
- Kinh Bài tập, Ngôi Nhà Nhỏ và Kinh Văn Tự tu đều phải tách biệt nhau.
- Bài tập hàng ngày giống như chi tiêu hàng ngày, cho nên thường là dùng ngay lúc đó, còn Ngôi Nhà Nhỏ tương đương với việc trả nợ cho người khác, Kinh Văn Tự Tu giống như lương hưu, được tích trữ công đức và được ghi trong sổ công đức.
- Dùng giấy màu vàng in ra mẫu Kinh Văn Tự Tu. Ngôi Nhà Nhỏ có quy cách có kích thước cụ thể, còn kích thước của Kinh Văn Tự Tu lớn một chút, nhỏ một chút cũng không thành vấn đề.
- Ở phần “kính tặng “dùng bút bi đen hoặc bút bi xanh (khuyến khích dùng bút bi đen) điền tên mình hoặc tên người khác, nơi có viết chữ “thiện nam/tín nữ” xóa giới tính khác bằng một gạch ngang và phía sau thì điền tên người niệm kinh. Nếu đã từng đổi tên, tốt nhất nên làm “Thăng Văn Đổi tên” trước Bồ Tát, sau đó mới dùng tên đã đổi. Có thể tham khảo 《Phật Học Vấn Đáp 2: Vấn đề về Thăng Văn Đổi Tên》.
- Trước khi tụng niệm, hãy cầu xin Bồ Tát nói rõ rằng đây là Kinh Văn Tự Tu: “Xin Đại Từ Bi Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ. Con tên là XXX (XXX: nghĩa là họ tên người niệm kinh) bây giờ con niệm Kinh Văn Tự Tu YYY(YYY: nghĩa là tiêu đề bài kinh văn) xin Bồ Tát chứng kiến”, hoặc khấn một cách đơn thuần như “Xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho XXX(XXX: nghĩa là tên được viết ở phần kính tặng)” bình an , thân thể khỏe mạnh, v.v…
- Việc tụng Kinh Văn Tự Tu《Tâm Kinh》, 《Vãng Sanh Chú》 và 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 thông thường không được quá quá 12 giờ đêm.
- Đọc xong một biến, dùng bút đỏ chấm vào (chấm như chấm Ngôi Nhà Nhỏ, có thể đọc biến nào chấm biến đó hoặc đọc nhiều biến rồi mới chấm vẫn được), đọc xong một tấm, phần năm tháng ngày để trống hoặc có thể dùng bút bi đen viết năm tháng ngày hoàn thành sau đó bọc trong giấy đỏ hoặc vải đỏ và cất giữ ở nơi an toàn. Niệm được càng nhiều Kinh Văn Tự Tu thì càng tốt. Khi chấm chấm đỏ không nên trễ quá 12 giờ đêm
- Mục đích là đến lúc lâm chung, bản thân hoặc người nhà có thể đốt những kinh văn này, giúp siêu độ bản thân vượt ra ngoài tam giới. Các kinh văn có thể đốt cho người đã khuất gồm:《Đại Bi Chú》, 《Tâm Kinh》, 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》, 《Vãng Sanh Chú》, 《Công Đức Bảo Sơn Thần Chú》, 《Chuẩn Đề Thần Chú》, 《A Di Đà Kinh》.
- Nếu gặp tình huống khẩn cấp, có thể lấy Kinh Văn Tự Tu ra đốt cho bản thân hoặc giúp người khác. Ví dụ như bị bệnh nặng, trước khi phẫu thuật có thể đốt Kinh Văn Tự Tu《Chú Đại Bi》; Trước kỳ thi quan trọng có thể đốt Kinh Văn Tự Tu《Chú Đại Bi》, 《Tâm Kinh》, 《Chuẩn Đề Thần Chú》. Thông thường, nên đốt trước 3–4 ngày, đừng đợi đến ngày đó mới đốt. Nếu có sự chuẩn bị đầy đủ, có thể bắt đầu từ một tháng trước, mỗi tuần đốt một hoặc tối đa là hai tờ.
- Cũng có thể chuyển Kinh Văn Tự Tu thành Ngôi Nhà Nhỏ, ví dụ một tờ Kinh Văn Tự Tu 《Chú Đại Bi 》ghi N biến, thì có thể sao chép vào (N/27) tờ Ngôi Nhà Nhỏ, đồng thời gấp tờ Kinh Văn Tự Tu tu đó lại rồi gói kỹ vứt bỏ.
- Hiện tại có các kinh văn tự tu sau:《Chú Đại Bi》, 《Tâm Kinh》, 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》, 《Vãng Sanh Chú》, 《Chuẩn Đề Thần Chú》, 《Công Đức Bảo Sơn Thần Chú》, 《A Di Đà Kinh》, 《Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú》.
- 《Đại Bi Chú》, 《Tâm Kinh》: cơ bản đều là tăng cường năng lượng và mở ra con đường phía trước.
- 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》: dùng để tiêu trừ nghiệt chướng lớn, không để nghiệt chướng làm trở ngại lôi kéo bản thân. Theo lời khai thị mới nhất của Sư phụ, thời mạt pháp hiện nay, mỗi người mỗi ngày phải tụng ít nhất 7 biến《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》trong Kinh Bài Tập (người mới bắt đầu có thể tụng ít trước; phụ nữ mang thai và trẻ em tham khảo thêm 《Phật Học Vấn Đáp 161: Vấn đề tụng Lễ Phật Đại Sám Hối Văn vào các ngày đặc biệt và Phật đản》). Số biến Kinh Bài Tập và Kinh văn Tự Tu cộng lại mỗi ngày không nên vượt quá 21 biến, người mới học hoặc trường hợp đặc biệt thì tùy sức, nên kết hợp thêm Ngôi Nhà Nhỏ. Khi tụng 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 trong Kinh Văn Tự Tu có thể khấn: “Cầu xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ, hiện tại con XXX bắt đầu tụng kinh văn tự tu 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》.”
- Ví dụ:《Chú Đại Bi》 và 《Tâm Kinh》 giống như khí hydro, còn nghiệp chướng thì giống như cục sắt treo dưới khí cầu. Khí cầu chứa đầy khí cũng không bay lên được nếu nghiệp chướng (cục sắt) quá nặng. Chỉ khi gỡ được cục sắt, khí cầu mới có thể bay lên. Cho nên 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 rất quan trọng. Khi lâm chung, vì nghiệp chướng quá sâu, nếu đốt nhiều 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 một lúc, ăn năn sám hối và tiêu trừ nhiều nghiệp chướng thì dễ đi lên.
- Lưu ý: Kinh Văn Tự Tu 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》nên để dành đến lúc lâm chung mới đốt, bình thường không nên đốt số lượng lớn, vì có thể khiến vong linh bị kích hoạt, gây phiền phức. Ngoài ra vào những ngày đặc biệt như mùng 1, rằm, ngày Phật đản, nếu trong ngày không kịp tụng đủ số biến thì có thể đốt Kinh Văn Tự Tu 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 đã tụng sẵn. Chi tiết xin tham khảo bài viết: 《Phật Học Vấn Đáp 161: Vấn đề tụng Lễ Phật Đại Sám Hối Văn vào các ngày đặc biệt và Phật đản》
- 《Vãng Sanh Chú》: nhằm vào việc trước đây đã ăn hoặc đã từng giết qua những động vật nhỏ, tiến thêm một bước để loại trừ nghiệt chướng nhỏ này.
- 《Chuẩn Đề Thần Chú》: giúp quý vị tăng tốc và tiến về phía trước một cách thuận lợi.
- 《Công Đức Bảo Sơn Thần Chú》:tập hợp công đức cả đời, chỉ có người có công đức họ mới đi lên được .
- 《A Di Đà Kinh》: nếu muốn vãng sanh Tây phương Cực Lạc thì phải có kinh này, giống như cầu xin Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, giúp vãng sanh Cực Lạc, chứng đắc viên mãn vô thượng.
- 《Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú》: kinh văn tự tu này thường dùng để hóa giải tai nạn trước khi nó xảy ra. Ví dụ nằm mơ thấy nhiều rắn, hoặc mơ thấy những giấc mộng báo hiệu tai họa, thì có thể đốt một tờ để hóa giải.
Nếu chờ đến lúc tai họa xảy ra mới đốt thì hiệu quả không lớn. Giống như khi lửa đã cháy mới đem nước đến dập thì không bằng lúc thường tưới ướt để phòng cháy. Vì vậy khi cảm thấy có điềm báo, hãy đốt kinh này sớm để hóa giải. Không nên đốt 《Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú》 cho người đã khuất, trừ phi lúc còn sống họ từng tụng kinh này mà chưa đốt, hoặc người nhà đã phát nguyện giúp mà chưa hoàn thành, thì có thể đốt để hoàn tất.
Trường hợp siêu độ bình thường thì không nên đốt 《Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú》. - 《Giải Kết Chú》 không thích hợp làm Kinh Văn Tự Tu, vì kinh này có đối tượng cụ thể, nếu đốt quá nhiều một lúc có thể gây rắc rối.
- Về việc đốt kinh văn tự tu: Các kinh như 《Tâm Kinh》, 《Vãng Sanh Chú》, 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 bắt buộc phải thắp hương trên bàn thờ Phật rồi mới đốt. Nếu nhà không có bàn thờ thì không được đốt ở nhà, có thể đến chùa, trước tượng Quán Thế Âm Bồ Tát thắp hương rồi đốt. Các kinh văn tự tu khác nếu không có bàn thờ thì có thể thắp tâm hương rồi đốt.
- Việc đốt kinh văn tự tu có thể làm như cách đốt Ngôi Nhà Nhỏ. Tốt nhất là đốt vào ban ngày. Nếu thật sự phải đốt vào buổi tối thì không được quá 12 giờ đêm.《Tâm Kinh》 và 《Vãng Sanh Chú》 không được đốt vào ban đêm.
- Mỗi bảy năm, có thể lấy kinh văn tự tu ra khỏi túi đỏ, dâng lên bàn thờ khi thắp hương, cầu Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia trì năng lượng cho kinh văn. Cứ làm như vậy 7 năm 1 lần.
122、关于自修经文的问题——《心灵法门佛学问答 一百二十二》
2011-10-01
问122:台长您好!请问每天的功课和念小房子上的经文可以点在自修经文吗?请台长开示自修经文的存经方法和用法。
答122:
- 功课、小房子、自修经文都是要分开的。
- 每天的功课就如日常开销一般,是当下用掉了的;小房子就相当于还人家的欠款;自修存经就如养老金一样,是写在功德簿里的功德存着的。
- 用黄色纸打印出自修专用存经样板。小房子是有特定规格的,自修经文的大小没关系。
- 在“敬赠”后面用黑笔填写自己或者他人的名字;在“善男/信女”处,将相反的性别用横线删掉,并在后面填写念经人的姓名。如果曾经改名,最好是在菩萨面前做过改名升文后,用改过的名字。可以参照《佛学问答二、改名升文的问题》
- 在念之前,祈求菩萨,说明是自修经文“请大慈大悲观世音菩萨保佑,现在我XXX念自存经文《YYY》,请菩萨做见证”,或泛泛地求,如“请大慈大悲观世音菩萨保佑XXX(敬赠处填写的名字)平平安安或身体健康”等。
- 念诵自修经文中的《心经》、《往生咒》和《礼佛大忏悔文》一般不要超过晚上12点。
- 念完一遍,用红笔点点,念完一张之后就要把念诵完的当天的日期填写上,用红纸或红布包起来存于安全的地方。经文存得越多越好。点红点最晚不超过12点。
- 目的是临走之前,自己或家人帮忙烧掉这些经文,将自己超度到超越三界外。其中《大悲咒》、《心经》、《礼佛大忏悔文》、《往生咒》、《功德宝山神咒》、《准提神咒》、《阿弥陀经》均可烧送给亡人。
- 如果遇上紧急情况,可以将自修经文拿出来自己或者给别人应急。比如生大病、手术前,可以烧自修经文的《大悲咒》;重要考试前,可以烧《大悲咒》、《心经》、《准提神咒》。一般来说,提前三四天烧送即可,不要在当天烧。如果有比较充足的准备,可以在一个月前就开始烧,每周一张或者最多两张。
- 也可以把自修经文转换成小房子,比如把一张自修《大悲咒》上的数量N遍,可以誊在(N/27)张小房子上,同时把该自修经文的纸叠为小纸片然后包起来扔掉。
- 现在的自修经文有:《大悲咒》、《心经》、《礼佛大忏悔文》、《往生咒》、《准提神咒》、《功德宝山神咒》、《阿弥陀经》、《消灾吉祥神咒》。
- 《大悲咒》、《心经》,都是增加基本能量的,打开前进的道路。
- 《礼佛大忏悔文》用来清除大孽障,不让孽障拖你的后腿。按照师父最新开示,现在末法时期,每人每天必须至少念诵7遍礼佛大忏悔文作为功课(初学者可先从少量念起,孕妇和孩子请参照《佛学问答161:有关特殊节日及佛诞日念诵礼佛大忏悔文的问题》)。现在平常日子的礼佛大忏悔文功课和自修经文礼佛大忏悔文遍数加起来可以不超过21遍,但是对于初学者或特殊情况建议量力而行,并且要多配小房子。念自修经文的《礼佛大忏悔文》可以祈求“请大慈大悲观世音菩萨保佑我XXX,现在我念自存经文《礼佛大忏悔文》”。
- 举个例子,把《大悲咒》《心经》比作氢气,孽障就是气球下的铁块。试想一个氢气球上吊了很多铁块,就算不断地充气充气,但铁块太多太重的话,也是上不去的。只有把铁块解掉,气球才能顺着氢气不断往上。所以《礼佛大忏悔文》很重要,人去世的时候就是孽障太深。如果一下子很多《礼佛大忏悔文》烧下去,忏悔并消除掉很多孽障,就容易上去了。注:《礼佛大忏悔文》的自修经文一般用于临终之时,平时不宜大量烧送,否则有可能激活灵性造成比较大的麻烦。另外,在初一、十五、佛诞日等可以多念《礼佛大忏悔文》的特殊日子,如果当天实在无法念完相应遍数的话,可以使用预先念好的自修经文的《礼佛大忏悔文》当天烧送的方法。具体请参照博文:《佛学问答161:有关特殊节日及佛诞日念诵礼佛大忏悔文的问题》
- 《往生咒》,针对生前吃或者杀的小动物,进一步扫清这些小的孽障。
- 《准提神咒》,帮助你加快速度,境界提升。
- 《功德宝山神咒》把一生的功德汇聚,有功德才能上去。
- 《阿弥陀经》,如果想去西方极乐世界,有了这部经,就像请阿弥陀佛来接引一样,往生极乐净土、终成无上圆满。
- 《消灾吉祥神咒》的自修经文一般可以在平时有灾难来之前化掉,比如梦见很多蛇,或者做到预示灾劫的梦等情况下,就可以烧一张来化解。如果等到灾难来了再烧,效果不大。就像着火了再拿水灭火,还不如平时把家里弄得湿一点,就不会着火了。所以要在麻烦还没来、感觉有麻烦来的时候,就化掉。《消灾吉祥神咒》自修经文不宜烧送给亡人,除非是亡人生前自己念诵的没有烧送完或者家人为亡人生前许愿未完成的,可以烧送完成,正常超度亡人不要烧送《消灾吉祥神咒》自修经文。
- 《解结咒》不宜念作自修经文,因为《解结咒》是有所指的,一下子太多烧下去,可能会惹麻烦。
- 关于烧送自修经文,《心经》、《往生咒》、《礼佛大忏悔文》,必须要在佛台前上香后才能烧,如果家里没有佛台,不能烧送,可以去庙里观世音菩萨像前面上香后烧送;其他的自修经文在没有佛台的情况下,可以上心香之后烧送。
- 烧自修经文可以像烧送小房子一样操作,最好是白天烧送,如果实在要晚上烧送的话,不能超过晚上12点。《心经》、《往生咒》不能晚上烧。
- 可以每到七年的时候,就将自修经文从红袋子中拿出来,在上香的时候供上佛台,请观世音菩萨慈悲加持经文的能量。每七年这样做一次即可。