153 · Về vấn đề độ người -《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 153》2012-08-30
Hỏi 153: Thưa Lư Đài Trưởng, con phát tâm độ người nhưng luôn không thành công, hơn nữa mỗi lần đều bị nhức đầu, phát bệnh. Không biết là do con làm sai phương pháp, hay là bản thân không nên làm việc này?
Đáp 153:
- Độ người không thành công có nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, năng lượng của bản thân chưa đủ, cần phải tăng cường công phu tu hành, tiêu nghiệp trả nợ, như vậy mới có thể cứu độ bản thân và độ người tốt hơn.
Thứ hai, nghiệp chướng của đối phương quá sâu nặng, mà nghiệp chướng nặng sẽ ngăn cản người ta khai mở tâm linh, minh tâm kiến tánh.
Thứ ba, nhân duyên của đối phương chưa đến. Mọi người đều có Phật tính, nhưng có người thì duyên chưa chín muồi.
Thứ tư, giữa bạn và người đó không đủ duyên, nên những lời bạn nói, đối phương không thể tiếp nhận.
- Việc độ người phải chú trọng đến phương pháp. Nếu nói chuyện hơn nửa tiếng mà người ta vẫn không tin chút nào, thì có thể vong linh trên thân người đó sẽ bám vào bạn. Hơn nữa nếu đối phương vì vậy mà tạo khẩu nghiệp, bạn cũng có thể phải gánh một phần nghiệp chướng.
- Nếu là người mới tu, công lực còn yếu, bạn có thể đưa cho họ sách của Đài Trưởng hoặc các bản ghi âm chương trình phát thanh, đồng thời giới thiệu sơ lược về thần thông và công đức cứu người của Đài Trưởng, hoặc để họ tự lên blog của Sư Phụ đọc các chia sẻ kỳ diệu của đồng tu.
- Khi độ người, không nên có tư tâm, phải có tâm từ bi chân thật xuất phát từ nội tâm muốn cứu người, như vậy mới không bị rò rỉ công đức.
- Dùng “tâm” để độ người là tốt nhất, hãy kể lại tình trạng thực tế của chính mình, những thay đổi sau khi tụng kinh – dù chỉ là một chút linh nghiệm, chỉ cần bạn đối đãi với người khác bằng sự chân thành, thì khi bạn nói ra, Bồ Tát sẽ gia trì cho bạn, khiến sự linh nghiệm ngày càng nhiều.
- Khi độ người mà bản thân chưa đủ năng lực, trong khi nghiệp chướng của đối phương lại nặng, thì đúng là có khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi vong linh của đối phương, gây ra cảm giác khó chịu cho chính mình. Nhưng giúp đỡ người khác thì bản thân nhất định phải chịu bỏ công sức, và sự bỏ công này mới là công đức lớn. Phải có tích lũy thường ngày mới có được quả báo. Làm gì có chuyện không bỏ ra mà lại được nhận về? Nhưng không thể vì “sợ hóc mà ngưng ăn”.
- Ngoài ra cần hiểu rằng, sự việc này xảy ra không hoàn toàn do nghiệp chướng của người khác gây ra, mà cũng có liên quan đến nghiệp chướng của chính bản thân mình. Trong trường hợp chưa rõ ràng, trước tiên nên tụng nhiều 《Tâm Kinh》 cho chính mình (vì “Tâm Kinh” mang lại lợi ích thiết thực trong đời sống hiện tại, lúc này không nên tụng quá nhiều 《Chú Đại Bi》 vì dễ gây đối đầu với vong linh), đồng thời tụng 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》, niệm thêm Ngôi Nhà Nhỏ cho người cần kinh của bản thân mình. Ngoài ra, hãy cầu nguyện với Bồ Tát như sau: “Cầu xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ cho con, [họ tên], tặng bao nhiêu tờ Ngôi Nhà Nhỏ cho người cần kinh của con. Các nghiệp chướng và món nợ khác xin để chính người đó tự gánh chịu và trả nợ. Cầu xin Bồ Tát gia hộ cho con được bình an khỏe mạnh.”
- Trước khi đi độ người, hãy cầu nguyện xin Bồ Tát gia hộ và bảo vệ bản thân: “Cầu xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ con, hôm nay con sẽ đi độ một người nào đó, xin Bồ Tát ban cho con sức mạnh và năng lượng, để vong linh trên người ấy không làm hại con, mà con có thể khuyên nhủ người ấy tụng kinh.”
- Nếu trong quá trình độ người hoặc sau đó cảm thấy khó chịu về thể chất, có thể cầu nguyện: “Cầu xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ con, [họ tên], có thể giúp đỡ được [tên người kia], vì con hiện đang độ họ, đang tạo công đức, xin Bồ Tát từ bi để vong linh trên thân họ khiến họ tự giác ngộ, tự tìm họ đòi Ngôi Nhà Nhỏ, con hiện tại đang độ họ, để giúp họ sau này có thể tụng Ngôi Nhà Nhỏ cho vong linh trên người họ. Xin Đai Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ để vong linh ấy không làm tổn hại đến con…”
- Ngoài ra, phải biết rằng: trên thế gian này, ngay cả Phật cũng chỉ có thể độ người hữu duyên. Mỗi người đều có cảnh giới khác nhau, căn cơ tu hành từ đời trước khác nhau, nghiệp chướng trên thân cũng khác nhau. Cho nên nếu có những người bạn không thể cứu độ, thì hãy tùy duyên.
153、关于度人的问题——《心灵法门佛学问答 一百五十三》
2012-08-30
问153:台长,我发心度人,但总是不成功,而且每次都会自己头痛生病,不知道是不是我方法不对,还是我不该做这些事情?
答153:
- 度人不成功有好几种原因:
第一,自己的能量不够,这就需要自己先加强功课,消孽还债,才能更好的自度度他;
第二,对方的孽障太深,孽障深会阻碍人明心见性;
第三,对方的缘分不到,人人皆具佛性,但是有的人缘分还没到;
第四,你跟他的相对缘不够,所以你说的话对方就是不认同。
- 度人要讲究方式方法,如果超过半个小时别人还一点都不信的话,那人身上的灵性可能会上你身,另外如果对方因此造下口业,你也会承担部分责任。
- 如果初学者功力不够的情况下,可以将台长的书或者节目录音结缘给他们,并简要介绍台长的大神通妙法救人的功德,或者让他们自己上台长博客看看同修们各种灵验案例。
- 度人时不要有私心,要有发自内心的慈悲救人的心,这样才不会功德有漏。
- 用心度人最好,告诉人家自己的实际情况,念经之后的改变,哪怕只有一点点灵验,只要以诚心待人,你告诉人家了,菩萨就给你加持,灵验的事情越来越多。
- 度人的时候自己力量不够,而别人孽障较重的情况下,是可能会惹上别人的孽障灵性,导致自己不舒服。但是,帮助人家自己一定要付出,而这样的付出,才是大功德,就是平时的积累才有最后的收获。哪有不付出就能得到的?不可因噎废食。
- 而且要明白,这种事情出现,并不完全是别人的孽障所致,这些问题跟自己的孽障也有关系,而且,如果是在不确定的情况下,首先一定要多念《心经》给自己(心经就是现实利益,这时候最好不要念太多《大悲咒》跟灵性对着干),同时要念《礼佛大忏悔文》,并念小房子给自己的要经者,还要跟菩萨求一下:求大慈大悲观世音菩萨保佑我某某某给要经者几张小房子(一般可以念诵7张小房子给自己的要经者),其他的孽障和债务还由某人本人来承担和偿还,求菩萨保佑我平安健康。
- 要去度人之前求菩萨保佑保护自己,“请大慈大悲观世音菩萨保佑,我今天要去度某一个人,请观世音菩萨给我力量给我能量,让他身上的灵性不要找我,但是我可以去劝说他,让他念经。”
- 度人过程中或之后身体不舒服,可以求观世音菩萨“请大慈大悲观世音菩萨保佑我某某某能够帮助到某某某,因为我现在是度他,在做功德,请观世音菩萨慈悲,能够让他身上的灵性能够让他自己开悟,找他要小房子,我现在是度他,让他以后帮他身上的灵性念小房子,请观世音菩萨慈悲,让他的灵性不要弄我……”
- 另外,在这个世界上,佛也只能度有缘人,每个人的境界不一样,前世的修为不一样,身上的孽障也不一样,所以如果确实是自己做不到的事情,救不了的人,也要随缘。