161. Vấn đề tụng Lễ Phật Đại Sám Hối Văn trong các ngày lễ đặc biệt và ngày kỷ niệm Phật đản -《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 161》2014-02-02
Hỏi 161: Lư Đài Trưởng từng khai thị rằng trong dịp Tết và các ngày lễ lớn có thể tụng nhiều 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 để tiêu trừ nhiều nghiệp chướng. Vậy nhiều nhất có thể tụng bao nhiêu biến? Có cần kết hợp với Ngôi Nhà Nhỏ không? Có điều gì cần kiêng kỵ không?
Đáp 161:
- Vào những ngày lễ lớn như đêm Giao thừa, mùng Một Tết, Tết Dương lịch, Tết Nguyên Tiêu, các ngày lễ kỷ niệm Phật và Bồ Tát (ngày đản sinh, xuất gia, thành đạo)… đều có thể tụng nhiều 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 để sám hối tiêu nghiệp, vì những ngày này có rất nhiều Phật Bồ Tát và Hộ Pháp giáng trần. Tụng nhiều 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 sẽ giúp tiêu trừ rất nhiều nghiệp chướng.
- Từ đêm Giao thừa đến mùng Một Tết, tổng cộng có thể tụng tối đa 87 biến 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 (lưu ý: tổng số trong hai ngày cộng lại không vượt quá 87 biến, không được tụng 87 biến mỗi ngày vì quá nhiều sẽ làm kích hoạt nghiệp chướng); các lễ lớn như Tết Dương lịch, Tết Nguyên Tiêu, mỗi ngày không vượt quá 27 biến; các ngày kỷ niệm Phật Bồ Tát, không vượt quá 49 biến; Tết Trung thu không quá 49 biến; lễ Trung nguyên không quá 21 biến; ngày mùng Một và Rằm thông thường mỗi ngày không quá 21 biến.
- Các ngày Phật đản có thể tụng nhiều 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 như sau:
- Mùng Một tháng Giêng: Ngày đản sanh Di Lặc Bồ Tát — 87 biến (có thể bắt đầu tụng từ đêm Giao thừa, hoàn thành trong hai ngày)
- 8 tháng 2 (Âm Lịch): Ngày xuất gia của Đức Thích Ca Mâu Ni — 49 biến
- 15 tháng 2 (Âm Lịch): Ngày nhập Niết Bàn của Đức Thích Ca Mâu Ni — 49 biến
- 19 tháng 2 (Âm Lịch): Ngày đản sanh Quán Thế Âm Bồ Tát — 49 biến
- 8 tháng 4 (Âm Lịch): Ngày đản sanh Thích Ca Mâu Ni Phật — 49 biến
- 19 tháng 6 (Âm Lịch): Ngày thành đạo của Quán Thế Âm Bồ Tát — 49 biến
- 13 tháng 7 (Âm Lịch): Ngày đản sanh Đại Thế Chí Bồ Tát — 49 biến
- 30 tháng 7 (Âm Lịch): Ngày đản sanh Địa Tạng Vương Bồ Tát — 79 biến
- 22 tháng 8 (Âm Lịch): Ngày đản sanh Nhiên Đăng Cổ Phật — 49 biến
- 19 tháng 9 (Âm Lịch): Ngày xuất gia của Quán Thế Âm Bồ Tát — 49 biến
- 17 tháng 11 (Âm Lịch): Ngày đản sanh A Di Đà Phật — 49 biến
- 8 tháng 12 (Âm Lịch: Ngày thành đạo của Đức Thích Ca Mâu Ni — 49 biến
- Các ngày đặc biệt khác có thể tụng nhiều 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》:
- Từ tháng 12 Dương lịch đến trước Tết Nguyên đán: vào ngày mùng Một và Rằm (Âm Lịch) — 21 biến
- Ngày 29, 30, 31 tháng 12 Dương lịch và ngày 2, 3 tháng 1 Dương lịch — 21 biến
- Ngày 1 tháng 1 Dương lịch (Tết Dương lịch) — 27 biến
- Ngày 29 tháng 12 Âm lịch — 21 biến
- Ngày 30 tháng 12 và mùng Một Tết — tổng cộng 87 biến (năm không có 30 tháng Chạp thì có thể tụng vào 29 và mùng Một; ngày 28 tháng 12 tụng 21 biến)
- Mùng Hai, mùng Ba Tết — 21 biến
- Ngày 15 tháng 01 Âm lịch (Tết Nguyên Tiêu) — 27 biến
- Ngày 05 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ) — 49 biến
- Tết Thanh minh — 49 biến
- Ngày 15 tháng 07 Âm lịch (Tết Trung nguyên) — 21 biến
- Ngày 15 tháng 08 Âm lịch (Tết Trung thu) — 49 biến
- Ngày 09 tháng 09 (Tết Trùng dương) — 63 biến
- Đông chí — 49 biến
- Mùng Một và Rằm (Âm lịch) thông thường — 21 biến
- Trong thời gian diễn ra Pháp hội của Lư Đài Trưởng, mỗi ngày tối đa có thể tụng 49 biến 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》; nếu là bản tự tu, mỗi ngày chỉ được đốt tối đa 21 biến. Không nên tụng quá nhiều, dễ kích hoạt nghiệp chướng. Tại Quan Âm Đường của Pháp hội, nếu đã thắp hương thì có thể tụng 24h; còn ở khu vực ngoài Quan Âm Đường (như hành lang…) thì chỉ được tụng từ 5 giờ sáng đến 10 giờ tối, sau 10 giờ đêm không tụng.
- Số biến nêu trên bao gồm cả biến trong kinh bài tập hàng ngày. Sau khi tụng hoặc đốt số lượng tương ứng trong ngày, không nên tụng thêm Lễ Phật Đại Sám Hối trong kinh bài tập hàng ngày hoặc bản kinh văn tự tu, nếu không sẽ dễ kích hoạt nghiệp chướng.
- Vào các ngày Phật đản, Tết Dương lịch, mùng Một Tết, Tết Nguyên Tiêu, lễ Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đoan Ngọ. Nếu nhà có bàn thờ Phật có thể thắp đầu hương và tụng kinh suốt đêm. Những ngày còn lại thì tụng kinh và thắp hương theo giờ bình thường. Nhà không có bàn thờ Phật thì không nên tụng suốt đêm dù là ngày đặc biệt, chỉ nên tụng trong giờ bình thường. Vào những ngày có thể thắp đầu hương, nếu nhà có bàn thờ Phật thì《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》có thể tụng suốt 24 giờ. Tuy nhiên, vào các ngày khác, bao gồm cả ngày mùng Một và ngày Rằm thông thường, tốt nhất không nên tụng《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau. Nếu trong nhà không có lập bàn thờ Phật, thì dù là những ngày có thể thắp đầu hương cũng không nên tụng kinh suốt đêm, không thể tụng《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》24 giờ, mà chỉ nên tụng và thắp tâm hương trong khung thời gian thông thường.
- Nội dung sám hối trong 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 tốt nhất nên là những việc cụ thể trong đời này, ví dụ như từng nói xấu người khác, từng xem sách/phim không lành mạnh… Khi đã thành tâm sám hối những lỗi cụ thể như vậy thì có thể trực tiếp tiêu trừ nghiệp chướng mà không cần lo kích hoạt, nên không cần kết hợp Ngôi Nhà Nhỏ. Nếu không có việc cụ thể, có thể khấn chung: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ cho con [họ tên] hóa giải oan kết, tiêu trừ nghiệp chướng”.
- Tuy nhiên, nếu sám hối chung chung những nghiệp chướng lớn, ví dụ như nghiệp về sức khỏe, hôn nhân, thì dễ kích hoạt. Vì các vấn đề như bệnh tật, tình cảm thường là do nghiệp đời trước, nên khó mà tiêu trừ hoàn toàn chỉ nhờ vào vài chục biến 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》, vì thế cần kết hợp với Ngôi Nhà Nhỏ để an toàn.
- Để cẩn trọng, khi tụng nhiều《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》nên kết hợp với việc đốt thêm Ngôi Nhà Nhỏ phù hợp với tình hình của bản thân, như vậy sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng tốt hơn.
- Nếu nhà không có bàn thờ Phật, cần thắp tâm hương và cầu xin trước khi tụng. Cũng có thể đến nhà đồng tu có bàn thờ hoặc đến chùa, lạy trước tượng Quan Âm rồi tụng ở nơi khác. Nếu phải chia nhỏ số biến ra tụng nhiều lần, mỗi lần đều phải thắp tâm hương trước. Nếu là đồng tu có bàn thờ Phật mà hôm đó không ở nhà, cũng phải thắp tâm hương trước khi tụng.
- 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》tốt nhất nên tụng trong ngày, sám hối trực tiếp với Bồ Tát thì hiệu quả tốt nhất. Nếu không tụng hết trong ngày, có thể đốt bản tự tu đã chuẩn bị sẵn (tải mẫu ở bên trái blog), ví dụ: mùng Một và Rằm có thể chuẩn bị trước 9 hoặc 12 biến, dùng bản 81 biến cho Giao thừa và mùng Một, bản 27 biến cho các ngày Phật đản lớn. Số biến của bản tự tu không được vượt quá số biến tụng trong ngày.
- Kinh Văn Tự tu 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 chỉ được đốt khi đã thắp hương tại bàn thờ Phật. Nếu không có bàn thờ thì không được đốt bản tự tu.
- Từ giữa tháng 12 Dương lịch đến Rằm tháng Giêng Âm lịch, nên tụng nhiều hơn 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 để tiêu nghiệp. Theo khai thị mới nhất, ngày thường, kinh bài tập và bản kinh văn tự tụ cộng lại không quá 21 biến, Do đó, trong thời gian trước và sau Tết Nguyên đán, có thể tụng nhiều lần hơn tùy theo hoàn cảnh, có hoặc không có bàn thờ Phật.
- Vào các ngày đặc biệt cũng có thể tụng giúp người thân, nhưng không được vượt quá số biến cho phép, và chỉ khi người thân cũng tu học, đồng ý cho mình tụng giúp. Nếu người thân không tin Phật, không tụng kinh hay niệm Ngôi Nhà Nhỏ thì hiệu quả rất thấp. Tốt nhất là tự mình tụng và thành tâm sám hối. Ngoài ra, không nên giúp nhiều người tụng số lượng quá nhiều trong cùng một ngày đặc biệt.
- Phụ nữ có thai hoặc đang ở cữ, mỗi ngày trong dịp đặc biệt không tụng quá 7 biến (bao gồm cả Kinh bài tập).
- Trẻ em từ 5 tuổi trở lên có thể tụng nhiều hơn trong các ngày đặc biệt. Có thể khấn: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ cho [tên bé] hóa giải oan kết, tiêu trừ nghiệp chướng”. Vì trẻ thời nay bị ảnh hưởng từ cha mẹ nên thường tâm không thuần tịnh, cần tụng nhiều 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》. Ngày thường, trẻ 7–8 tuổi có thể tụng 7 biến/ngày, không thì đợi đến 13 tuổi. Trẻ dưới 12 tuổi trong ngày đặc biệt nên tụng không quá 7 biến (bao gồm cả kinh bài tập). Trẻ trên 12 tuổi mới được tụng bản tự tu; từ 18 tuổi mới được tụng 87 biến trong Giao thừa và mùng Một. Trẻ từ 12–18 tuổi trong hai ngày đó chỉ tụng tối đa 49 biến.
- Các dịp lễ lớn, tụng nhiều và đốt Ngôi Nhà Nhỏ cũng rất tốt. Vì vậy, để cẩn trọng, khi tụng nhiều 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 có thể kết hợp đốt thêm nhiều Ngôi Nhà Nhỏ. Số lượng đốt Ngôi Nhà Nhỏ tham khảo như sau:
- Vào các ngày Phật đản được nêu ở trên (trừ ngày đản sinh Địa Tạng Vương Bồ Tát): Tổng số Ngôi Nhà Nhỏ dành cho bản thân (bao gồm: người cần kinh của mình, thai nhi đã mất, người quá cố, người cần kinh trong ngôi nhà của bạn) không vượt quá 49 tờ; trong trường hợp đặc biệt có thể tối đa 69 tờ; số lượng đốt cho người khác được tính riêng.
Trường hợp đặc biệt – ngày đản sinh Địa Tạng Vương Bồ Tát: Số lượng đốt tặng cho người quá cố và người cần kinh của bản thân không vượt quá 78 tờ; số Ngôi Nhà Nhỏ đốt cho người khác tính riêng.
Tết Trung Thu, Tết Đoan Ngọ: Tổng số tất cả các loại Ngôi Nhà Nhỏ không vượt quá 49 tờ.
Tết Nguyên Tiêu: Tổng số các loại Ngôi Nhà Nhỏ không vượt quá 49 tờ, trường hợp đặc biệt có thể không vượt quá 69 tờ.
Tết Thanh Minh, Rằm tháng Bảy, Đông Chí: Ngôi Nhà Nhỏ đốt tặng cho người quá cố và Ngôi Nhà Nhỏ của bản thân mình, mỗi loại không vượt quá 49 tờ (lưu ý: Ngôi Nhà Nhỏ của bản thân bao gồm: người cần kinh của mình, thai nhi xảy thai phá thai, người cần kinh trong ngôi nhà… tổng cộng không vượt quá 49 tờ).
Mùng 1 Tết: Tổng số các loại Ngôi Nhà Nhỏ không vượt quá 69 tờ.
Tết Trùng Cửu: Mỗi loại Ngôi Nhà Nhỏ khác nhau không vượt quá 21 tờ, ví dụ: 21 tờ cho thai nhi, 21 tờ cho người cần kinh của ai đó, 21 tờ cho người cần kinh trong ngôi nhà, 21 tờ cho người cần kinh của bản thân…
Các ngày khác có thể tụng nhiều 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 (Dương lịch: 29, 30, 31 tháng 12; 1, 2, 3 tháng 1. Âm lịch: 29, 30 tháng Chạp; mùng 2, mùng 3 tháng Giêng; cũng như các ngày mùng 1 và rằm thông thường):
Mỗi loại tiêu đề Ngôi Nhà Nhỏ đốt tặng không vượt quá 21 tờ.
161、有关特殊节日及佛诞日念诵礼佛大忏悔文的问题——《心灵法门佛学问答 一百六十一》
2014-02-02
问161:台长开示过年及重大节日可以多念《礼佛大忏悔文》,能够消掉很多孽障,请问最多能念多少遍?是否需要配合小房子?有何禁忌?
答161:
- 年三十、年初一、元旦、元宵节、佛菩萨诞辰日(诞辰日,出家日,成道日)等大节日,都可以多念《礼佛大忏悔文》来忏悔消孽,因为这天佛菩萨及护法神下来很多,多念《礼佛大忏悔文》可以消除很多孽障。
- 从年三十到年初一这两天一共可以念诵87遍《礼佛大忏悔文》(注:年三十和年初一两天加起来的总遍数最多不超过87遍,不要每天都念87遍,太多了会激活);大的节日,比如元旦、元宵节等,一天不超过27遍;一些佛菩萨诞辰日可以不超过49遍;中秋节不超过49遍;中元节可以念诵21遍以内;正常的初一十五,一天不超过21遍。
- 以下是可以多念诵《礼佛大忏悔文》的佛诞日:
- 正月初一日 弥勒菩萨圣诞—87遍《礼佛大忏悔文》(可以从年三十就开始念诵,两天念完87遍)
- 二月初八日 释迦牟尼佛出家日—49遍
- 二月十五日 释迦牟尼佛涅槃日—49遍
- 二月十九日 观世音菩萨圣诞—49遍
- 四月初八日 释迦牟尼佛圣诞—49遍
- 六月十九日 观世音菩萨成道日—49遍
- 七月十三日 大势至菩萨圣诞—49遍
- 七月三十日 地藏王菩萨圣诞—79遍
- 八月廿二日 燃灯古佛圣诞—49遍
- 九月十九日 观世音菩萨出家日—49遍
- 十一月十七日 阿弥陀佛圣诞—49遍
- 十二月初八日 释迦牟尼佛成道日—49遍
- 以下是可以多念诵《礼佛大忏悔文》的其他特殊日子:
- 阳历12月到春节之前的初一、十五—21遍
- 阳历12月29日、30日、31日,1月2日、3日—21遍
- 阳历1月1日 元旦—27遍
- 农历十二月二十九日—21遍
- 农历十二月三十日 除夕和年初一两天加起来—87遍(在没有年三十的特殊年份,可以在农历十二月二十九和年初一两天总共念诵87遍,在农历十二月二十八念诵21遍)
- 正月初二、初三—21遍
- 正月十五 元宵节—27遍
- 五月初五 端午节—49遍
- 清明节—49遍
- 七月十五中元节—21遍
- 八月十五 中秋节—49遍
- 九月初九 重阳节—63遍
- 冬至—49遍
- 平时的初一、十五—21遍
- 台长法会期间,每天最多可以念诵49遍《礼佛大忏悔文》;如果是烧送自修经文的礼佛大忏悔文,最多每天只能烧送21遍的自修经文。不能过多念诵,否则容易激活。法会期间,在法会的观音堂内有上香的情况下,可以24小时念诵《礼佛大忏悔文》;在法会会场观音堂以外的区域内(比如走廊等地方),早晨5:00至晚上10:00之间可以念诵《礼佛大忏悔文》,但是晚上10:00之后不要再念诵。
- 以上遍数是包含当天功课的遍数,当天在念诵或烧送完相应的遍数以后,不要再额外念功课中的礼佛大忏悔文,也不要额外念诵用于自存的礼佛大忏悔文自修经文,否则很容易激活业障。
- 以上佛诞日、元旦、年初一、元宵节、中元节、中秋节、端午节,家中设有佛台的话,均可以上头香并且在上香的情况下通宵念经,除此以外的日子按照正常的时间上香念经即可。在这些可以上头香的日子,家中设有佛台的话,《礼佛大忏悔文》可以24小时念诵,但是除此以外的日子,包括平时的初一十五,礼佛大忏悔文最好晚上10点至凌晨5点之间不要念诵。如果家中没有设立佛台,在可以上头香的日子,也不宜通宵念经,不能24小时念诵《礼佛大忏悔文》,只能按照正常的时间上心香念经。
- 这些《礼佛大忏悔文》最好是针对某件具体的今世的事情来忏悔,比如曾经背后阴人家、曾经看过不好的视频书籍等。针对现世某件具体事情的《礼佛大忏悔文》念好以后,诚心忏悔,可以直接消除孽障,而不用担心激活业障,所以这种情况不需要配合小房子。在没有具体事件可以忏悔的情况下,可以泛泛地说“求大慈大悲观世音菩萨保佑我某某某化解冤结,消除业障”。
- 特殊日子的礼佛大忏悔文一般可以针对今生的某个错事忏悔,这种情况不容易激活,但是对于一些很大的业障,单纯念诵礼佛大忏悔文还是很难彻底消除,最好还是配合小房子。
- 如果泛泛地祈求消除身上的业障,或者消除由往世业力所导致的某方面业障,就可能会激活。比如泛泛地说忏悔身上的孽障、婚姻感情上的业障,或者针对身上的某种疾病等,由于宿疾或者婚姻感情等方面的问题一般都是往世业障所致,这种大的业力所导致的问题,很难通过一次念诵几十遍《礼佛大忏悔文》而彻底消除,很容易激活业障,所以一定要配合小房子。
- 所以保险起见,多念诵《礼佛大忏悔文》的同时,可以结合自身情况多烧送小房子,能够更好的消业。
- 家中没有设立佛台的话,必须要先上心香跟菩萨祈求之后才能以此方法念诵《礼佛大忏悔文》,也可以到设有佛台的同修家中或者附近寺庙的观世音菩萨像前磕头跪拜之后即可在其他地方念诵。家中没有佛台的情况下,如果当天的《礼佛大忏悔文》分多次完成,每次念之前都要先上心香才能念诵。家里设有佛台的同修,如若出门在外当天没有正式上过香的话,必须也要先上心香才能开始念诵。
- 《礼佛大忏悔文》最好当天念诵,现场跟菩萨忏悔,效果最好。如果当天实在无法念完的话,可以使用预先念好的自修经文当天烧送的方法。自修经文的模板在博客左侧有下载,比如,初一十五可以采用9遍或12遍的版本,提前念好,时间来不及的情况下当天拿出来烧送,其余的遍数可以当天补念完成;年三十、正月初一可以采用81遍及以下遍数的版本;大的佛诞日可以采用27遍及以下遍数的版本。所烧送的《礼佛大忏悔文》自修经文的遍数,不得超过当天应该念诵的《礼佛大忏悔文》的遍数。
- 自修经文的《礼佛大忏悔文》,必须有佛台上香之后才能烧送;如果没有供奉佛台,不能烧送自修经文的礼佛大忏悔文。
- 一般来说,从阳历的12月中旬到农历正月十五之间,也最好能够多念《礼佛大忏悔文》消业。按照最新开示,平时普通日子功课的礼佛大忏悔文和自存礼佛大忏悔文加起来可以不超过21遍,所以春节前后这段时间可以根据情况适量多念,有无佛台均可。
- 在特殊日子,也可以帮助家人念诵《礼佛大忏悔文》,同样不宜超过相应遍数。但是前提是家人必须学佛念经,双方要沟通好,在家人认可可以帮助他念诵《礼佛大忏悔文》的情况下,才可以帮助家人念诵。如果家人平时不信佛,也没有念经念小房子,一点基础都没有的话,效果不好。最好还是自己念经诚心忏悔。在特殊日子中,一人最好不要同时帮助多人念诵如此多数量的《礼佛大忏悔文》。
- 对于孕妇,或者尚在坐月子的产妇,无论何种情况下,特殊日子中每天念诵《礼佛大忏悔文》的总数(包括功课)不宜超过7遍。
- 小孩子5岁及以上可以在特殊日子多念诵礼佛大忏悔文,祈求的时候可以说“求大慈大悲观世音菩萨保佑某某某化解冤结,消除业障”。现在的孩子受父母影响一般都心术不干净,也要多念礼佛大忏悔文。平时普通日子,7、8岁的孩子就可以每天念7遍,实在不行可以13岁的孩子(可以根据孩子自身的情况调整)。一般12岁以下的孩子在特殊日子7遍以内比较保险(包括功课),可以根据情况量力而行适量增加。小孩子一般12岁以上才可以念诵自存《礼佛大忏悔文》。18岁以上才可以在大年三十和年初一一共念诵87遍《礼佛大忏悔文》。12岁以上、18岁以下的孩子在年三十年初一最多念诵49遍《礼佛大忏悔文》。
- 遇到重大节日多念诵、烧送小房子也是很好的,所以保险起见,多念诵《礼佛大忏悔文》的同时,可以多烧送小房子。烧送小房子数量请参照如下:
上文中提到的佛诞日(地藏王菩萨圣诞日除外):
自己的几种小房子(自己要经者、流产孩子、梦见的亡人、自己名字房子要经者)加起来不超过49张;特殊情况可以最多69张;给其他人的小房子可以单独计算。
【特例】地藏王菩萨圣诞日:给亡人以及自己要经者的小房子分别不超过78张;给其他人的小房子单独计算。
中秋节、端午节:
各种抬头加起来不超过49张。
元宵节:
各种抬头的小房子加起来不超过49张,特殊情况可以不超过69张。
清明、中元节、冬至:
给每个亡人的小房子和给自己的小房子,可以分别不超过49张。(注:自己的小房子包括:自己要经者、流产孩子、房子的要经者等,加起来总共不超过49张)
年初一:
各种抬头的小房子加起来不超过69张。
重阳节:
不同的抬头烧送21张以内,比如给流产的孩子21张、某亡人21张、房子的要经者21张、自己的要经者21张等。
其他可以多念礼佛大忏悔文的日子(阳历12月29日、12月30日、12月31日、1月1日、1月2日、1月3日,农历十二月二十九日、十二月三十日、正月初二、正月初三,平时的初一、十五):
各种抬头各不超过21张。