171. Về vấn đề bàn thờ nhỏ chuyên dùng để niệm kinh —《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 171》2020-02-07

171. Về vấn đề bàn thờ nhỏ chuyên dùng để niệm kinh —《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 171》2020-02-07

Hỏi 171: Có một đồng tu có một cái bàn nhỏ chuyên dùng để niệm kinh, Sư phụ khai thị rằng có thể đặt một bức hình nhỏ của Bồ Tát lên bàn, lúc niệm kinh thì thắp một nén hương, như vậy sẽ tốt hơn. Xin hỏi, cụ thể nên thực hiện như thế nào?

Đáp 171:

  • Nếu có một cái bàn chuyên để niệm kinh, thì nên giữ cho bàn luôn sạch sẽ. Nếu muốn việc tụng 《Ngôi Nhà Nhỏ》 có hiệu quả hơn, có thể đặt một lư hương nhỏ lên bàn, thắp một nén hương, trong khi tụng kinh và chấm 《Ngôi Nhà Nhỏ》, năng lượng sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong cộng đồng Phật giáo Sư phụ đã từng đến phòng riêng của rất nhiều vị cao tăng đại đức, họ đều có một bàn thờ nhỏ — chính là nơi niệm kinh trong phòng — trên đó để một quyển kinh, một lư hương nhỏ, cúng một tượng nhỏ của Bồ Tát. Nếu chúng ta thờ phụng, thì nên thờ Bồ Tát Quán Thế Âm.
  • Trên bàn nhỏ nên đặt một bức hình Bồ Tát, có thể là kích thước 6 tấc (khoảng 15cm) hoặc cỡ thẻ hộ thân, lớn nhất không được vượt quá khổ giấy A4. Nên để hình đứng trên bàn, không dán trực tiếp lên tường. Có thể đặt trong khung ảnh và dùng giá đỡ phía sau khung để dựng lên (bàn và hình Bồ Tát không kê sát tường cũng không sao, nhưng tượng trên bàn thờ chính thì nhất định phải kê sát tường).
  • Phía dưới hình Bồ Tát tốt nhất nên trải một tấm vải đỏ hoặc vàng. Khi không thắp hương, có thể dùng một tấm vải đỏ mới để phủ lên hình Bồ Tát và lư hương.
  • Khi thắp hương, trước tiên nên thắp hương ở bàn thờ chính (tốt nhất là mỗi vị Bồ Tát đều có một nén hương riêng, nếu điều kiện thật sự hạn chế thì chỉ cần thắp một nén vào lư hương của Bồ Tát Quán Thế Âm), sau đó mới thắp hương ở bàn thờ nhỏ. Sau khi thắp hương xong, đèn dầu trên bàn thờ chính có thể tắt đi.
  • Nếu nén hương trên bàn nhỏ đã cháy hết mà vẫn muốn tiếp tục niệm kinh, nhưng đèn dầu ở bàn thờ chính đã tắt rồi, thì có thể dùng bật lửa để trực tiếp châm hương dâng lên bàn thờ nhỏ (không cần phải tiếp tục thắp hương ở bàn thờ chính).
  • Nếu trong nhà không có bàn thờ Phật chính quy, thì tốt nhất nên có một bàn thờ nhỏ để niệm kinh, vẫn tốt hơn là không có gì. Có một tấm hình và một cái lư hương, chính là một bàn thờ nhỏ – trong tâm ít ra cũng có một đạo tràng của Bồ Tát.
  • Bàn thờ nhỏ này có thể đặt trong phòng thờ, cũng có thể đặt ở một căn phòng sạch sẽ khác.
  • Trên bàn thờ nhỏ thông thường không cần phải cúng ly nước và đèn dầu, vì đây không phải là bàn thờ chính thức. Thông thường chỉ cần một tấm hình Bồ Tát và một cái lư hương là đủ. Nếu muốn, cũng có thể tùy duyên cúng thêm ly nước, hoa tươi, trái cây.
  • Bàn thờ nhỏ không dùng để quỳ lạy hay dập đầu, chỉ cần sau khi thắp hương thì chắp tay cung kính lễ bái là được. Bình thường có thể ngồi niệm kinh trước bàn thờ nhỏ.
  • Nếu muốn đốt 《Ngôi Nhà Nhỏ》, tốt nhất nên đến bàn thờ chính để lễ lạy cầu nguyện rồi mới theo hướng dẫn mà đốt. Nếu trong nhà không có bàn thờ chính, thì cũng không nên đốt 《Ngôi Nhà Nhỏ》 tại bàn thờ nhỏ. Có thể thắp hương trên bàn thờ nhỏ trước, sau đó theo phương pháp “thắp tâm hương” để đốt 《Ngôi Nhà Nhỏ》 theo hướng dẫn.
  • Bàn thờ Phật nhỏ trên bàn này không thể dùng làm bàn thờ chính thức để quỳ lạy được. Nếu trong nhà chưa có bàn thờ chính nhưng muốn quỳ lạy cầu nguyện hay đốt 《Ngôi Nhà Nhỏ》 trước bàn thờ, thì nên lập riêng một bàn thờ tạm thời (bàn thờ tạm thời cần phải đầy đủ lư hương, ly nước, đèn dầu v.v…; bàn thờ tạm thời khác với bàn thờ Phật nhỏ trên bàn học này).
  • Hình Bồ Tát và lư hương trên bàn thờ nhỏ có thể được gói bằng vải đỏ mang theo khi ra ngoài. Ở nơi như khách sạn khi đi xa cũng có thể đặt trên bàn để niệm kinh. Vì bình thường ở nhà đã thờ phụng có linh khí rồi, nên hiệu quả còn tốt hơn việc lễ bái ở bàn thờ của người khác.
  • Có đồng tu về quê đón Tết hoặc đi công tác xa, nếu muốn quỳ lạy dập đầu, tốt nhất là chụp hình bàn thờ ở nhà mang theo, lập một bàn thờ tạm thời (cần cúng lư hương, ly nước, đèn dầu, hoa quả v.v…). Nếu không lập bàn thờ tạm thời, thì cũng có thể thiết lập một bàn thờ nhỏ như đã nói ở trên bàn, khi niệm kinh thì thắp hương là được, nhưng không thể dùng để quỳ lạy. Nếu muốn phát nguyện cầu nguyện thì chỉ có thể cầu nguyện trong tâm bằng cách “thắp tâm hương”, hiệu quả sẽ không bằng so với bàn thờ chính thức.

171、关于念经专用的小佛台问题——《心灵法门佛学问答 一百七十一》
2020-02-07

问171:有一个同修有一个小桌子是专门用来念经的,师父开示他可以在上面放一张小的菩萨像,念经的时候上一支香,这样比较好。请问,具体怎么操作呢?

答171:

  • 如果有一个桌子专门念经的,这个桌子保持干净,想念小房子灵验一点的话,可以用一个小香炉点上一支香,一边念经点小房子,能量增加好几倍。这个在佛教界都有讲究的。师父去过很多高僧大德的内屋,他们都有一个小佛台,就是在房间里念经的地方,放一本经书,有一个小香炉,供一尊小的菩萨像。我们供的话就供观世音菩萨。
  • 小桌子上最好放一张菩萨像,可以6寸大小或者护身卡大小,最大不能超过A4尺寸,立在桌子上,不要直接贴在墙上。可以加一个相框,用相框本身后面的支撑立住(桌子和小菩萨像不靠墙也没有关系,但是正规佛台的佛像必须靠墙)。
  • 菩萨像下面最好铺一块红布或者黄布。不烧香的时候可以用一块全新的红布将菩萨像和香炉遮起来。
  • 上香的时候,先上大佛台的香(最好每尊菩萨都各上一支香,如果实在条件有限可以只在观世音菩萨香炉上一支香),然后再上小桌子上的香,之后大佛台的油灯可以灭掉。
  • 若小桌子上一炷香燃完了,还想续香念经,但佛台油灯已经灭了,可以直接用打火机点香供在小佛台上(大佛台不必同时续香)。
  • 如果家里没有正式佛台,最好有这样一个念经小桌,总比没有佛台好。有张相片、有个香炉,就是一个小佛台,心中至少有个菩萨的道场。
  • 这个小佛台可以在佛堂,也可以在其他干净的房间。
  • 小佛台上一般不需要供奉水杯和油灯,因为这个不是正规佛台,一般只要一张菩萨相片、一个香炉就够了。水杯、鲜花、水果也可以随缘供奉。
  • 小佛台不能用于跪拜磕头,只要点香之后双手合十礼拜即可。平时在小佛台桌子这里念经,坐着即可。
  • 如果要烧小房子,最好是在正规的大佛台这里正规磕头祈求之后如法烧送。如果家中没有大佛台,也不宜在小佛台这里烧小房子,可以小佛台上香之后,再按照上心香的做法来如法烧送小房子。
  • 这个书桌上的佛台,不能作为正规佛台跪拜。如果家中尚未供奉正规佛台,但是想要在佛台前跪拜祈求或烧送小房子,请单独设立临时佛台(临时佛台需要正规供奉香炉、水杯、油灯等,临时佛台不同于此类书桌上的小佛台)。
  • 小佛台上的菩萨像和香炉将来出门可以红布包好随身携带。在外出酒店等地可以供奉在念经的桌子上,因为平时在家里已经把灵动性供奉出来了,所以比敬拜别人的佛台要好。
  • 有的同修过年回老家或者出差在外,如要跪拜磕头,最好将自己家中佛台拍照带出去,供奉一个临时佛台(需要供奉香炉、水杯、油灯、花果等)。如果不设立临时佛台的话,也可以只是在书桌上如前所述设立一个小佛台,念经的时候上香即可,但是不能用于跪拜,许愿祈求也只能在心中用上心香的方式来求,效果比正规佛台差太多。
Lên đầu trang