2025

Pháp Môn Tâm Linh

Kiếp trước của sư phụ Lư Quân Hoành Đài Trưởng

Sư Phụ Lư Quân Hoành – Đài Trưởng – chính là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát Thừa nguyện tái lai , Huyền Trang Pháp sư cùng Tăng Già đại sư và kiếp này là Lư Quân Hoành Đài trưởng.Ngài buông xuống kinh điển, buông xuống tất cả, chỉ vì để cứu độ quảng đại chúng sinh. Một pháp sư thấy được Đài trưởng thực sự là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát … Đài trưởng không chỉ là Tăng Già đại sư , mà còn là Đường Tam Tạng của một nghìn năm về trước, đã đến Tây Phương để thỉnh kinh. Đài trưởng ở kiếp này là kiếp viên mãn nhất.Buông xuống mười hai bộ kinh điển trong quá khứ, với Bạch Thoại Phật Pháp Thâm nhập thiển xuất (nội dung sâu sắc lời lẽ dễ hiểu) để độ nhân(cứu độ người).Và cũng bao gồm cả việc sử dụng thần thông để xem tuteng độ nhân. Dốc hết tâm sức hoàn toàn là chỉ vì để cứu độ quảng đại chúng sinh, chỉ vì để giúp Quán Thế Âm Bồ Tát hoằng dương Pháp Môn Tâm Linh!  Thính giả nam: Vài ngày trước, con tình cờ vừa độ được một vị pháp sư, và con cho ông ấy xem đĩa CD của Lư Đài trưởng , vị pháp sư này cũng có một chút thần thông, ông ấy đã rất tán thán khi xem đĩa CD, khi ông ấy thiền định, ông ấy nói : “Lư Đài trưởng quả thật là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc là đại đệ tử của Quán Thế Âm Bồ Tát xuống thế gian cứu người. Sau đó ông ấy nói Đài trưởng không chỉ là Tăng Già đại sư , và ông còn nói Đài trưởng cũng là Đường Huyền Trang của hơn một ngàn năm trước, ông nói chính là vị Đường Huyền Trang đã đến Tây Phương thỉnh kinh đấy.Ông nói rằng kiếp này của Đài trưởng là kiếp viên mãn nhất, mang trước đây tam Tạng mươi hai bộ kinh điển trong quá khứ tất cả đều buông xuống ,với phương tiện thiện xảo, với Bạch Thoại Phật Pháp thâm nhập thiển xuất độ nhân và cũng bao gồm việc hiển hóa thần thông với nỗi khổ tâm là hoàn toàn chỉ muốn cứu độ quảng đại chúng sinh . Bởi vì thời kỳ mạt pháp mọi người đều có nghiệp chướng nặng nề , nên Ngài đã buông xuống kinh điển và mọi thứ, để cứu độ quảng đại chúng sinh giúp Quán Thế Âm Bồ Tát tuyên truyền Pháp Môn Tâm Linh, hoằng dương Pháp Môn Tâm Linh . ” Đài Trưởng: Vì vậy, đôi khi mọi người chỉ cần nhìn vào những vị Hộ Pháp thường ở bên cạnh Đài trưởng thì mọi người sẽ biết như thế nào rồi ,ai là người thường xuyên đến, mọi người sẽ hiểu ngay thôi. Cảm ơn! Thay mặt thầy gửi lời hỏi thăm vị Pháp sư đó ! (Wenda140105B)

Uncategorized

Ngôi Nhà Nhỏ là gì?

Ngôi Nhà Nhỏ là gì?  (什么是小房子?) 1.  Ngôi Nhà Nhỏ là gì?    “Ngôi Nhà Nhỏ” là một bộ tổ hợp những kinh văn kinh điển (cổ điển) của Phật giáo. “Ngôi Nhà Nhỏ” đã được truyền lại từ thời cổ đại và bản mẫu tương tự được tìm thấy trong “Bạch Y Đại Sỹ Thần Chú”. Tổ hợp kinh điển Phật giáo – “Ngôi Nhà Nhỏ”, chỉ là tên gọi của một tổ hợp kinh điển của Phật giáo dùng để siêu độ (cầu siêu) oan gia trái chủ. Được dùng bút đỏ chấm vào mỗi một biến (một lần) kinh đã được trì niệm trong một vòng tròn. Những chấm màu đỏ này được chấm đầy trên tấm giấy vàng, cảm giác nhìn như hình dáng một ngôi nhà nhỏ, vì vậy Lư Đài trưởng (Thầy Lư) đã đặt tên cho nghi lễ này là “Ngôi Nhà Nhỏ”. Bốn sự kết hợp của: “Chú Đại Bi”, “Tâm Kinh” (Bát Nhã Tâm Kinh), “Chú Vãng Sinh” và “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn”, tất cả đều xuất phát từ kinh Phật mà không hề có sự bịa đặt giả tạo nào hết. Và trên “Ngôi Nhà Nhỏ” không có nội dung kinh chú, chỉ ghi lại những kinh chú đã được trì niệm và được lưu lại bằng cách chấm đỏ sau khi trì niệm kinh, vì vậy không có chuyện hiểu lầm rằng đốt “Ngôi Nhà Nhỏ” là đốt kinh sách, trong các chương trình giảng pháp của mình, Lư Đài trưởng cũng đã trịnh trọng nhắc nhở rằng tất cả các kinh văn đều không được đốt. Phương pháp đánh dấu kinh bằng chấm đỏ trên giấy vàng rồi đốt tặng đã có từ lâu đời và được nhiều pháp môn sử dụng. Phương pháp này không phải bịa đặt tự tạo. Người học Phật pháp đều biết trong sách “Bạch Y Đại Sỹ Thần Chú” cũng có giống hệt “Ngôi Nhà Nhỏ”. “Bạch Y Đại Sỹ Thần Chú” tồn tại trong một thời gian dài và thường được nhìn thấy trong các ngôi chùa lớn, nơi lưu hành kinh Phật. Nghi thức trì tụng của “Bạch Y Đại Sỹ Thần Chú” là: “Mỗi lần trì tụng 50 lần một bài chú, dùng bút đỏ sạch chấm đỏ một vòng tròn, mỗi trang có 240 vòng tròn, tổng cộng 12.000 lần. Sau khi trì tụng xong một trang, một điều nguyện được hoàn thành, sau khi khấn và cúng thì đem đốt, tro được gói trong giấy sạch rồi bỏ xuống dòng nước chảy. Bên cạnh đó còn có thể bố thí in ấn kinh sách và niệm kinh trì chú, phóng sanh làm việc thiện, hữu cầu tất ứng, linh nghiệm khác thường, có thể trì càng nhiều đốt tặng thì càng vi diệu”. Các bước và phương pháp tụng niệm cũng như phương pháp thiêu hủy tương tự như phương pháp “Ngôi Nhà Nhỏ” của “Pháp Môn Tâm Linh”. Rõ ràng, sự kết hợp của kinh điển Phật giáo “Ngôi Nhà Nhỏ” hoàn toàn phù hợp với kinh điển Phật Giáo xa xưa. –  Khai thị của Thầy Lư Hỏi: Xin Sư phụ khai thị linh cảm ban đầu về phương Pháp niệm kinh và thiết kế “Ngôi Nhà Nhỏ”? Đáp: Đây không phải do Sư phụ thiết kế, mà do Quán Thế Âm Bồ Tát truyền thụ. Đầu tiên là “Chú Đại Bi” (tăng cường năng lượng) và “Tâm Kinh” (khai mở trí tuệ), trì niệm “Chú Vãng Sanh” để giải trừ những nghiệp chướng nhỏ, và cuối cùng là niệm “Thất Phật” (cách Thầy gọi tắt chú “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn”) để tiêu trừ tội lỗi, bốn loại kinh văn này kết hợp thì làm sao mà không linh nghiệm được, trên trời dưới đất đều dùng được. (Trích từ Khai thị đệ tử tập 2 bài 5: Đệ tử hỏi Sư phụ khai thị). –  Con người có hai loại bệnh, một là bệnh thể xác, hai là bệnh tâm linh. Tâm linh thông thường được gọi là “linh giới” (thế giới vô hình) và ma quỷ cũng thuộc thế giới tâm linh. Những người dương gian trên người họ thường bị đeo bám có thể là người thân đã khuất, những đứa con bị phá thai hay sảy thai, bạn bè thân thiết hoặc những người mà họ đã từng xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột để rồi tạo thành mối quan hệ bất đồng hoặc những vong linh trong nhà. –  Vong linh theo bám ở trên thân xác người lâu ngày, thể xác người sẽ sinh ra bệnh, tính khí nóng nảy dễ phát cáu, xui xẻo, công việc làm ăn và học hành đều không tốt. Ở Úc một vị tu hành Phật giáo người Trung Quốc Đài trưởng Lu Jun Hong (Đài trưởng Lư Quân Hoành), Ngài được chư Phật và Bồ tát ban cho đại thần thông. Dưới sự hướng dẫn của Quán Thế Âm Bồ Tát, Thầy Lư đã dạy mọi người tin theo đạo Phật, trì niệm kinh văn để siêu độ vong linh chữa bệnh về tâm linh. “Ngôi Nhà Nhỏ” cũng được dùng để siêu độ những người thân đã khuất lên trời. –  “Ngôi Nhà Nhỏ” là do Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho nhân gian chúng ta, là một đại Pháp bảo trong thời Mạt Pháp này để siêu độ vong linh và tiêu trừ nghiệt chướng. –  “Ngôi Nhà Nhỏ” là chi phiếu có giá trị lớn trong thế giới tâm linh. Trả nợ kiếp trước ở thế giới tâm linh là điều không thể thiếu được, dùng siêu độ người đã khuất sẽ trở thành năng lượng. Bởi vậy, “Ngôi Nhà Nhỏ” là dùng để siêu độ người đã khuất, thỉnh mời vong linh rời khỏi là pháp bảo tối cao để cứu chính mình và cứu người khác, linh nghiệm vô cùng.  2. Kết cấu của “Ngôi

Pháp Môn Tâm Linh

Giới thiệu Pháp Môn Tâm Linh

(Quán Thế Âm Bồ Tát – 观世音菩萨) Giới thiệu về Pháp Môn Tâm Linh (观世音菩萨 – 心灵法门) Quán Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Quan Âm Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Quang Thế Âm Bồ Tát… Ngài Đại Từ Đại Bi, phổ cứu nhân gian khó khăn, có vô lượng trí tuệ cùng thần thông. Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật từ lâu trong vô lượng kiếp, Ngài hiệu là “Chánh Pháp Minh Như Lai”, bởi vì nhân độ chúng sinh niệm thiết, cứu khổ tâm ân, đảo giá Từ Hàng, hiện thân Bồ Tát, cùng Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, được xưng là tứ đại Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát cách cõi Tịnh Độ Quang Minh Tịnh Độ không xa ở phương Tây, cùng với Phật A Di Đà và Bồ Tát Đại Thế Chí, các Ngài còn được gọi là “Tây Phương Tam Thánh”. Đồng thời, Ngài cũng hóa thân trong hàng vạn tỷ, bao trùm vô số Phật Quốc ở mười phương, hiện thân vật chất của Ngài, và giải thoát tất cả chúng sinh. Quán Thế Âm Bồ tát và tất cả chúng sinh trong thế giới Ta Bà có mối nhân duyên sâu sắc. Ngài nghe tiếng cứu khổ, có cảm tức ứng, không nguyện không theo, cổ kim cảm ứng sự tích, nhiều không kể xiết, không cách nào tẫn thư, cho nên có danh xưng “Gia gia Di Đà Phật, hộ hộ Quán Thế Âm” này. Trăm ngàn năm qua, Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân vô số. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật nói thân nào nên cứu độ, Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ hiện thân đó nói pháp. Trong lịch sử Trung Quốc, được mệnh danh là hiện thân của Quán Thế Âm Bồ Tát có Lưu Tát Ha thời Đông Tấn, Đại hòa thượng Bảo Chí Công thời Tề Lương Nam Triều, Tăng Già đại sư đời Đường… Không ai trong số họ tránh khỏi sức mạnh siêu nhiên, và phép màu đã xuất hiện. Ngày nay, trong thế kỷ 21, cũng có một vị Đại Đức được mệnh danh là Bồ Tát Quán Thế Âm hóa thân, ông chính là Đài trưởng Lư Quân Hoành của Đài Phát thanh Đông Phương Sydney, Úc. Lư Quân Hoành Đài trưởng có pháp nhãn thần thông, có thể căn cứ vào năm sinh, cầm tinh và giới tính mà mọi người cung cấp, không hề có không gian và thời gian ngăn cách, nhìn vị trí, hình dạng, màu sắc đồ đằng, biết kiếp trước kiếp này của người này, nhân quả báo ứng. Thông qua phương thức này, làm cho người ta hiểu được nhân quả báo ứng như bóng với hình, chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành đạo lý, tiến tới dẫn dắt người ta tin Phật niệm kinh, tu tâm tu hành. Vừa thay đổi vận mệnh của chính mình, cải thiện xã hội này, thanh lọc không gian sinh tồn của nhân loại, và đặt nền móng vững chắc để thoát khỏi lục đạo luân hồi. “Pháp Môn Tâm Linh” là pháp môn linh nghiệm mà Quán Thế Âm Bồ Tát thông qua Lư Quân Hoành Đài trưởng truyền thụ cho chúng sinh, thích hợp với căn cơ của chúng sinh hiện nay, nó thuộc về Phật pháp Đại Thừa. Đài trưởng Lư Quân Hoành thông qua Đài Phát thanh, mạng Internet ra sức tuyên truyền “Pháp Môn Tâm Linh”, mười năm như một ngày, cứu người miễn phí, Sư phụ Lư đang diễn giải sâu sắc tinh thần cứu người giúp đời của Bồ Tát Quán Thế Âm với lòng Đại Từ Đại Bi. “Pháp Môn Tâm Linh” khởi xướng năm đại pháp bảo, bao gồm: Niệm kinh, phát nguyện, phóng sinh, đọc Bạch Thoại Phật pháp và đại sám hối (trước đây là 3 đại pháp bảo) để cho người ta tự độ mình, độ người, từ đó thoát ly bệnh tật đau khổ, hóa giải chướng ngại mâu thuẫn, nâng cao trí tuệ tâm tính. Bởi vì kỳ diệu linh nghiệm, tốc độ hiệu quả, cho nên trong hai ba năm ngắn ngủi, đã ăn sâu vào lòng người, trên toàn thế giới đã có được mấy trăm vạn tín đồ.  Cuốn sách [Hướng Dẫn Niệm Kinh Điển Tổ Hợp “Ngôi Nhà Nhỏ”] này có nhiều hình ảnh minh họa và lời văn dễ đọc, thuận tiện cho các đồng tu học hiểu một cách nhanh chóng và trực quan về cách niệm kinh và đốt “Ngôi Nhà Nhỏ”. Xin mời đồng thời tham khảo “Sổ Tay Nhập Môn Pháp Môn Tâm Linh” và “Phật Học Vấn Đáp”, “Bạch Thoại Phật Pháp” để học tập toàn diện “Pháp Môn Tâm Linh”. Cần biết “Ngôi Nhà Nhỏ” là một phương thức – phương pháp dùng để siêu độ vong linh, tiêu trừ nghiệp chướng trong “Pháp Môn Tâm Linh”, mà học Phật tu tâm không chỉ giới hạn trong niệm kinh văn và “Ngôi Nhà Nhỏ”, còn phải phát nguyện, phóng sinh, học “Bạch Thoại Phật Pháp” nâng cao cảnh giới, ứng dụng Phật pháp vào đời sống thực tế, tu tâm tu đạo trong cuộc đời, để thành Phật. Nguyện càng nhiều chúng sinh hữu duyên có thể lên thuyền cứu độ của Quán Thế Âm Bồ Tát: tịnh hóa tâm linh, ly khổ đắc nhạc, siêu thoát phiền não, tiêu trừ nghiệt chướng, siêu độ hữu duyên, trả hết oan nợ, rộng lượng chúng sinh, đồng đăng cực lạc, chứng đắc Tứ Thánh Quả.  Ban Thư Ký: Tháng 8 Năm 2014 Trích “LỜI NÓI ĐẦU” Sách Hướng Dẫn Niệm Kinh Điển Tổ Hợp Ngôi Nhà Nhỏ 

Pháp Môn Tâm Linh

Tiểu sử về sư phụ Lư Quân Hoành

(Sư Phụ Lư Quân Hoành – Pháp Môn Tâm Linh) Tiểu Sử Sư Phụ Lư Quân Hoành (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) Sư phụ Lư Quân Hoành, Nhà Truyền Giáo Tinh Thần, là Đại sứ Hòa bình Thế giới và người thầy tâm linh của hàng triệu người Hoa trên toàn cầu. Ngài là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Truyền thông Đông Phương Úc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổ chức Từ thiện Hoằng dương Phật pháp Truyền thông Đông Phương Úc, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Người Hoa tại Úc, đồng thời đảm nhiệm nhiều chức vụ Chủ tịch của các tổ chức người Hoa khác. Ngài được phong làm Giáo sư Danh dự của Đại học Siena (Ý), Giáo sư Danh dự tại Đại học Phật giáo Quốc tế, Giảng viên Phật học và Triết học tại Đại học Tây Scotland (Anh), mang danh hiệu Đạt tước (Datuk) của Malaysia, và Đại sứ Hòa bình của Úc. Ngài sở hữu Văn bằng Cao cấp Chuyên gia Tâm lý học tại Úc và đã nhiều lần được vinh danh tại các hội nghị hòa bình quốc tế được tổ chức tại Liên Hợp Quốc, Quốc hội Mỹ, Bảo tàng Khoan dung Mỹ, Berlin (Đức), Quốc hội Anh, với các danh hiệu như “Đại sứ Hòa bình Thế giới” và “Đại sứ Từ thiện Xuất sắc Thế giới”. Trong hơn 20 năm qua, Sư phụ Lư Quân Hoành đã cống hiến không ngừng cho việc hoằng dương Phật pháp, sự nghiệp từ thiện và hòa bình. Đến nay, Ngài đã có gần 10 triệu tín đồ tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngài cũng đã quyên góp hơn 1 triệu đô la Úc cho các tổ chức từ thiện và cứu trợ thiên tai trên toàn cầu. Tháng 9 năm 2015, Ngài được Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mời tham dự và phát biểu tại “Hội nghị Thượng đỉnh về Văn hóa Hòa bình Liên Hợp Quốc 2015″ tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Trong các năm 2017, 2018, và 2019, Ngài tiếp tục tham dự với tư cách khách mời đặc biệt tại “Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc” do UNESCO tổ chức và có các bài phát biểu chủ đề. Với vai trò là “Đại sứ Hòa bình Thế giới” và “Đại sứ Từ thiện Xuất sắc Thế giới”, Sư Phụ Lư Quân Hoành đã không ngừng cống hiến và phục vụ nhân loại vì sự phát triển của Phật pháp, hòa hợp tôn giáo và giao lưu văn hóa, cũng như thúc đẩy hòa bình và các hoạt động từ thiện trên toàn thế giới. ⏮️⏸️⏭️ Video Sơ lược cuộc đời Sư Phụ Lư Quân Hoành – Đài Trưởng https://www.youtube.com/watch?v=8VnWHq_UMb4 “Trích LỜI NÓI ĐẦU trong [Cẩm Nang Nhập Môn Pháp Môn Tâm Linh] Quán Thế Âm Bồ Tát, hay còn được gọi là Quán Âm Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Quang Thế Âm Bồ Tát, v.v.. Ngài đại từ đại bi, giải cứu chúng sinh khỏi khổ nạn ở khắp mọi nơi, có trí tuệ vô lượng và thần thông. Quán Thế Âm Bồ Tát từ vô lượng kiếp trước đã thành tựu Phật Quả, hiệu là “Chánh Pháp Minh Như Lai”. Tuy nhiên, vì “độ chúng sinh niệm thiết”, “cứu khổ tâm ân”, “chèo ngược thuyền từ bi” (Nghĩa là con thuyền đã cập bến nhưng vẫn còn nhiều chúng sinh ở phía sau đợi đến bờ bên kia, Ngài lại chèo thuyền ngược trở về để cứu độ chúng sinh đang đau khổ), hiện thân Bồ Tát. Cùng với Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, được gọi là Tứ Đại Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát không rời khỏi Tây Phương Tịch Quang Tịnh Thổ, mà bên cạnh Phật A Di Đà và Đại Thế Chí Bồ Tát, còn gọi là “Tây Phương Tam Thánh”. Đồng thời, Ngài cũng thiên biến vạn hoá khắp thập phương vô lượng Phật quốc, phổ hiện sắc thân, giải thoát cho chúng sinh. Quán Thế Âm Bồ Tát và tất cả chúng sinh trong cõi Ta Bà có mối quan hệ sâu sắc. Ngài tầm thanh cứu khổ, hữu cảm tất ứng, từ cổ đến nay đã có rất nhiều sự tích về sự linh ứng của Ngài mà không kể xiết, sách vở cũng không ghi chép hết được, cho nên mới có câu nói rằng: “Gia gia A Di Đà, hộ hộ Quán Thế Âm”. Từ ngàn năm nay, Quán Thế Âm Bồ Tát đã hóa thân vô số lần. Trong Kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”, Đức Phật thuyết, thân nào nên cứu độ, Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ hiện thân đó mà giảng Pháp. Trong lịch sử Trung Quốc, vào thời Đông Tấn, hóa thân của Bồ Tát là Lưu Tát Kha, Đại Hòa Thượng Bảo Chí Công thời Nam Tề Triều Lương, Tăng Già Đại sư thời Đường, v.v.. Không ai trong số họ tránh khỏi sức mạnh siêu nhiên, và phép màu đã xuất hiện. Các Ngài đều sở hữu thần thông và điều kỳ diệu đã xuất hiện. Ngày nay ở thế kỷ 21, cũng có một vị Đại Đức được mệnh danh là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, Ngài chính là Đài Trưởng Lư Quân Hoành của đài phát thanh Đông Phương Sydney – Úc. Đài Trưởng Lư Quân Hoành sở hữu pháp nhãn thần thông, có thể dựa vào thông tin ngày tháng, năm sinh, cầm tinh và giới tính, của mọi người cung cấp, không có rào cản về không gian và thời gian, khi xem vị trí của đồ đằng (vật tổ), hình dạng, màu sắc, có thể biết được kiếp trước, kiếp này, nhân quả báo ứng của người đó, v.v.. Thông qua cách đó, khiến người nghe có thể hiểu được rằng nhân quả

Pháp Môn Tâm Linh

[Lư Quân Hoành Đài Trưởng] Tiền kiếp: Tăng Già Đại Sư (Tứ Châu Đại Thánh) – Hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát

[Lư Quân Hoành Đài Trưởng] Tiền Kiếp: Tăng Già Đại Sư (Tứ Châu Đại Thánh) – Hóa Thân của Quán Thế Âm Bồ Tát – Ngày 15/2/2012 Lời Nhắn từ Ban Biên Tập Văn Phòng Đài Đông Phương Gần đây, sau khi Văn phòng Đài Đông Phương công bố bài viết về tiền kiếp và hiện đời của Sư Phụ, nhiều Phật tử đã càng thêm cảm kích trước lòng đại từ đại bi của Quán Thế Âm Bồ Tát, người luôn lắng nghe và cứu khổ cứu nạn. Đồng thời, mọi người cũng vô cùng biết ơn vì Sư Phụ đã phát nguyện tái lai để độ hóa chúng sinh, điều này càng tiếp thêm động lực để chúng ta kiên định và tinh tấn hơn trong việc tu tập theo Pháp Môn Tâm Linh! Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được rất nhiều tài liệu và nghiên cứu từ quý Phật tử về Tăng Già Đại sư và đài trưởng. Ban thư ký chúng tôi vô cùng xúc động và tán thán! Đáp lại mong muốn của đông đảo Phật tử, nay xin chia sẻ bài viết do đồng tu ―Tăng Lư Thính Vũ‖ biên soạn về Tăng Già Đại Sư và Đài Trưởng để mọi người cùng tham khảo. Hôm qua, tôi nhận được lá thư từ Văn phòng Đài Đông Phương với nội dung như sau. Tôi tin rằng không chỉ các Phật tử trên blog chính thức, mà cả các đồng tu, đệ tử và bạn hữu trong nhóm cũng đã nhận được thông tin này. Tôi (pháp danh Tăng Lư Thính Vũ) sau khi đọc xong đã vô cùng xúc động. Bức thư đã giải đáp một giấc mơ mà tôi từng có trong những ngày tháng không mấy suôn sẻ trước khi học Phật: Trong giấc mơ, tôi đang ở một con phố náo nhiệt của thời Bắc Tống, không biết bị ai va vào hay xảy ra chuyện gì, nhưng khi quay người lại, tôi phát hiện trong tay mình có một tập ngôi nhà nhỏ còn trống khá dày, cảm giác giống như kích cỡ của kinh van tự tu. Ý thức mách bảo tôi rằng đó là một thứ rất hữu ích. Trong mơ, có người nói gì đó với tôi, nhưng tôi không thể nhớ rõ. Mãi đến sau này, khi tôi học Pháp Môn Tâm Linh, tôi mới nhận ra đó chính là ngôi nhà nhỏ hoặc kinh văn tự tu, và hiểu được công dụng của chúng. Chính vì vậy, tôi luôn cảm thấy mình có nhân duyên đặc biệt với pháp môn này. Sau này, khi tôi thảo luận về giấc mơ với một đồng tu, thật trùng hợp, mẹ của đồng tu này có một người bà (sống vào khoảng cuối triều Thanh hoặc thời Dân Quốc) thường xuyên tụng kinh. Sau khi tụng, bà dùng một tờ giấy vàng và chấm một ít phẩm màu đỏ lên, rất giống với cách chấm ngôi nhà nhỏ hoặc kinh văn tự tu theo pháp môn của Sư Phụ. Dù không biết vì sao lại có sự trùng hợp kỳ diệu như vậy, nhưng sau khi đọc về hành trạng của Tăng Già Đại sư , tôi nhận ra rằng từ thời Đường – Tống trở về sau, Tăng Già Đại sư đã có ảnh hưởng rất sâu rộng trong dân gian. Điều này cũng chứng tỏ Quán Thế Âm Bồ Tát có mối nhân duyên vô cùng sâu dày với chúng sinh chúng ta. Chúng sinh chúng ta vẫn mãi chạy trong đêm dài vô tận của vòng luân hồi lục đạo, nhưng ánh mắt từ bi của chư Phật, Bồ Tát chưa bao giờ rời khỏi, luôn dõi theo sự trưởng thành và quá trình tu hành của chúng ta. Ngày nay, khi đã gặp được chính pháp, gặp được Sư Phụ Lư Quân Hoành tôn kính, chúng ta phải phát Bồ Đề tâm, nỗ lực tu tâm, tu hành, đoạn ác hướng thiện, hoằng pháp độ sinh, không phụ lòng từ bi của Bồ Tát, không phụ công hạnh khổ tu của Sư Phụ, và không uổng phí một đời tu hành để cải mệnh chuyển vận! Dưới đây là bản ghi chép nguyên văn từ Văn phòng Đài Đông Phương, cùng với nội dung tôi đã tổng hợp về Đại sư Tăng Già. Xin cảm ơn các Phật hữu, đặc biệt là sự hướng dẫn của sư huynh Thiên Lam Lam. Chúc mọi người tràn đầy pháp hỷ, phúc huệ song tu! <<Chắp tay đảnh lễ.>>  Lời Nhắn từ Ban Biên Tập Văn Phòng Đài Đông Phương Từ trước đến nay, rất nhiều thính giả, cư dân mạng và cả những bậc cao nhân đều biết rằng Sư Phụ Lư Đài Trưởng là Bồ Tát phát nguyện tái lai. Tuy nhiên, không ít người vẫn mong muốn tìm hiểu sâu hơn về lai lịch của Sư Phụ. Một số người đã nhờ những bậc có thần thông tra cứu cảnh giới của Ngài trên thiên giới, và vô số người tu hành đã nhìn thấy thiên cơ qua những giấc mơ kỳ diệu hoặc tận mắt chứng kiến những điều huyền diệu. Những sự việc không thể nghĩ bàn như vậy đã không còn xa lạ. Gần đây, Văn phòng Đài Đông Phương thường xuyên nhận được phản hồi từ các Phật tử, trong đó rất nhiều đồng tu đã tận mắt thấy Quán Thế Âm Bồ Tát và Sư Phụ Lư Đài Trưởng hợp nhất thành một. Điều này đã minh chứng rõ ràng về lai lịch của Ngài. Đặc biệt, mới đây, Đài Văn phòng Đông Phương nhận được một lá thư từ một cư sĩ mới nhập môn, và nội dung bức thư này khiến chúng tôi vô cùng kinh ngạc. Người này đã nhận được sự khai thị về tiền kiếp của Sư Phụ Lư Đài Trưởng thông qua một giấc mơ kỳ diệu. Trước đây, chúng

Danh Mục Tra Cứu, Uncategorized

Ăn chay

Persatuan Kebajikan Ji Xiang Pulau Pinang (25.08.2024) Danh sách các bài khai thị về ăn chay (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) 1. Vấn đáp Phật học Pháp Môn Tâm Linh 27 #Câu hỏi 27: Thưa đài trưởng, chúng con ăn chay cần chú ý điều gì? Sữa có ăn được không? Dầu cá có ăn được không?  #Trả lời 27: Thực phẩm chay mà mặn, còn được gọi là ngũ vị tân- hành, tỏi, tỏi tây, hẹ và hưng cựu. Bạn là người ăn chay không thể ăn nó, những thứ phổ biến trong cuộc sống của bạn bao gồm hẹ, hành, bông tỏi, mầm tỏi, tỏi và tỏi tây. Ngũ vị tân là thứ gây kích thích, sẽ tác động đến tế bào não khiến chúng ta sinh ra ham muốn. Đồng thời, nếu chúng ta ăn ngũ vị tân, miệng của chúng ta sẽ hôi thối. Tốt nhất là không nên ăn ngũ vị trước khi tụng kinh. Nếu bạn tụng kinh sau khi ăn ngũ vị, thì công đức của việc tụng kinh gần như bằng không, và bạn tụng kinh sẽ bị giảm đi rất nhiều, và bạn sẽ không thể đạt được đạo nghiệp của việc tụng kinh. Đây là một trong những vấn đề dẫn đến việc trì tụng không hiệu quả. Vào ngày ăn chay, bạn thậm chí không thể sử dụng hành tỏi trong nồi. Những người phát nguyện ăn thuần chay không được phép ăn dầu cá. Thực phẩm mặn mà chay, bao gồm sữa, phô mai và trứng, có thể ăn được khi bạn ăn chay. Để biết thông tin liên quan, vui lòng tham khảo “Vấn Đáp Phật Giáo Một Trăm Mười Lăm Câu Hỏi Về Rau Thịt”.  “Vấn đáp Phật học Pháp Môn Tâm Linh 27”  2010-02-09 2. zongshu20170527 10:24 Có phát nguyện ăn chay và không phát nguyện ăn chay là hai khái niệm. Nếu quý vị có phát nguyện, quý vị có công đức; Nếu quý vị không phát nguyện, quý vị ăn chay chỉ là sở thích và thói quen. Nó không có nguyện lực trong đó, thì không có được công đức. 3. Công thức nấu ăn chay Bồ Tát trong mơ khai thị công thức nấu ăn chay ngày 3 bữa phù hợp với tất cả mọi người. #Khán giả nam: Thưa Sư Phụ, đệ tử con hơi gầy, con cũng muốn tăng cân để có nhiều da thịt hơn, nên trong khi dâng hương cầu nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát giác ngộ. Ban đêm, đệ tử liền mơ thấy trên bảng đen có những phương thuốc, tất cả đều là chữ viết vàng. Ngoài ra còn có một vị lão sư đang giảng bài dạy chúng con cách ăn chay có dinh dưỡng. Giọng nói này rất giống giọng nói của Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài ấy nói thế này: “Dùng gạo đen, đậu đỏ, đậu thận, ý dĩ cho bữa sáng hàng ngày, thêm 5 đến 8 hạt lạc và 5 đến 8 hạt sen để nấu cháo. Hạt sen được thêm vào rất cần thiết cho cháo này”. Nên dùng cho bữa sáng hàng ngày, ăn nhiều đậu vào bữa trưa. Ngoài ra, đậu Hà Lan tươi và đậu edamame (đậu tương non) rất ngon. Miền Bắc có một loại kiều mạch, ta có thể dùng làm mì, bánh bao hấp và các loại mì ống, bánh ngọt khác. Bữa tối nên dùng kiều mạch đen thì tốt hơn. Và cơ thể thấp khí ( độ ẩm trong cơ thể theo trung y). Nếu cảm thấy thân thể thấp khí hơi ẩm, có thể dùng 15 hạt ý dĩ pha một cốc nước uống để loại bỏ độ ẩm. Ngoài ra, ngâm 3 đến 4 tâm sen hòa nước uống. Đừng cho quá nhiều. Mọi người thường cho rằng tâm sen đắng và thứ đắng sẽ giúp giảm cân và người gầy hơn. Thật ra tâm sen lại là thứ mát, xua hỏa, cải thiện bài tiết đường ruột. Mỗi ngày một cốc nước mật ong, nước mật ong có thể điều hòa ruột dạ dày, uống thuốc Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, tốt cho cơ thể.” Đệ tử sau khi tỉnh dậy liền lập tức ghi lại. Xin Sư phụ khai sáng, đây có phải là lời dạy của Bồ Tát Quán Thế Âm cho đệ tử không? #Đài Trưởng trả lời: Rất lợi hại. Đây không phải là Bồ Tát Quán Thế Âm, mà ít nhất là một Đại Bồ Tát. Ngài ấy đang giảng về điều dưỡng cơ thể con người. Rất tốt, phi thường tốt. Con nên chia sẻ cho mọi người để mọi người cùng ăn tham khảo, cái này hay lắm (Sư Phụ, con chỉ không hiểu. Thầy bảo bữa sáng dùng cơm gạo đen, đậu đỏ, đậu thận, ý dĩ, 5 đến 8 hạt đậu, 5 đến 8 hạt sen, hạt sen nấu cháo…) Cháo bát bảo, con không hiểu sao? Đó không phải là cháo bát bảo sao? (Sư Phụ, công thức này có phù hợp với tất cả đồng tu không?) Tất nhiên (con hiểu. Sư Phụ, Ngài có gì bổ sung thêm vào công thức này không?) Không có gì để thêm vào, ta cảm thấy công thức này đã đủ đầy đủ rồi, rất tốt. Nói cho con biết, mì kiều mạch và bột kiều mạch là những thực phẩm bổ sung chất xơ tốt nhất cho cơ thể. Bột kiều mạch và mì kiều mạch này cực kỳ tốt. Ngày xưa không có rau để ăn thì chỉ ăn kiều mạch mà vẫn sống khỏe mạnh, chỉ đơn giản như vậy thôi (Cảm ơn Sư Phụ đã khai ngộ. Bồ Tát bảo đệ tử uống Lục Vị Địa Hoàng Hoàn. Sư phụ, trước đây Thầy cũng đã hướng dẫn. Nam giới nên uống thuốc Lục Vị Địa Hoàng Hoàn. Phụ nữ thì nên uống Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn. Con muốn hỏi, trong hướng dẫn sử dụng thuốc

Danh Mục Tra Cứu

thăng văn khuyến đạo

Thăng văn khuyến đạo Thăng Văn Khuyến Đạo (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) Những điều cần biết về “Thăng Văn Khuyến Đạo” 1. Điều kiện tiên quyết và chuẩn bị của Thăng Văn — Thăng văn khuyến đạo là vì để cầu sự gia trì của Bồ Tát khuyến đạo (khuyên nhủ) người nhà học Phật niệm Kinh — Trước khi thăng văn khuyến đạo có thể thử trước, tùy duyên độ hóa người nhà học Phật niệm Kinh, có thể từ từ dẫn đạo người nhà nhập môn, có thể cho người nhà xem thử thư tịch (Sách) của Lư Đài Trưởng, nghe các bản ghi âm trên radio, có thể nói “cùng nhau học rất có ý nghĩa”, nếu như người nhà không có hứng thú cũng không thể cưỡng cầu, cần tùy duyên không thể phàn duyên. “Phàn Duyên: Đề cập đến việc lợi dụng người khác để leo lên hoặc dựa vào người khác vì lợi ích cá nhân để đạt được mục tiêu‌” — Có thể tặng cho người nhà “Tâm Kinh” mỗi ngày 7 biến trở lên, thỉnh cầu “Quan Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Đại Bi gia trì XXX (tên của người nhà), giúp anh ấy/cô ấy khai mở trí tuệ, tín Phật, niệm kinh”, có thể tiếp tục niệm Kinh. — Nếu như mỗi ngày 7 biến “Tâm Kinh” vì người nhà niệm từ 1 tháng trở lên (tốt nhất không cần khiến người nhà biết, để tránh khơi dậy oán giận của người nhà, ngược lại dễ khiến họ tạo khẩu nghiệp), người nhà vẫn là không tín, lại niệm thăng văn khuyến đạo ở trước mặt thỉnh cầu với Quan Thế Âm Bồ Tát. 2. In và đốt — Ở dưới cột bên trái của Blog tải bản mẫu thăng văn khuyến đạo, dùng giấy màu vàng , khổ A4 in (Ghi nhớ kỹ không thể đốt!) — Dùng bút đen ở ô “Giáng phúc” điền họ tên và ngày tháng năm sinh dương lịch của người nhà, đồng thời điền tên của bản thân vào ô “Người kính thỉnh” ở phần kí tên 3. Quy trình niệm kinh thăng văn – Mỗi ngày , vào ban ngày (thời gian tốt nhất là 6 giờ sáng, 8 giờ sáng, 4h chiều, 10 giờ tối, nhưng tốt nhất thường là buổi tối đừng làm, có thể trước bàn thờ Phật ở trong nhà bản thân, thắp đèn dầu, dâng hương. — Đọc trước 1 biến Thăng văn khuyến đạo, sau đó lấy thăng văn khuyến đạo đặt ở trên bàn thờ Phật, nếu như trong nhà bố cục của bàn thờ Phật nhỏ, có thể đặt bên dưới lư (bát) hương. — Cúi đầu bái Phật. — Lại niệm “Tâm Kinh”, thường từ 7 biến trở lên. — Niệm xong kinh hoặc sau khi đốt xong hương thì cần gói cẩn thận lại. Thăng văn khuyến đạo không thể đặt thời gian dài ở trên bàn thờ Phật, thời gian lâu rồi sẽ dẫn đến người thăng văn khuyến đạo phát bực mình, hồn phách bất toàn. — Thăng văn khuyến đạo có thể mỗi ngày lặp lại niệm 1 lần. 4. Cách thăng văn khi không ở nhà: — Nếu như bàn thờ Phật trong nhà có người mỗi ngày đúng giờ dâng hương, khi có thể khiến người nhà dâng hương lấy thăng văn khuyến đạo đặt ở trên bàn thờ Phật, đồng thời quý vị dâng tâm hương ở bên ngoài, sau đó tiến hành thăng văn khuyến đạo. 5. Hạng mục chú ý — Thăng văn khuyến đạo cần có bàn thờ Phật mới có thể làm. Nếu như điều kiện có hạn có thể lập bàn thờ Phật nhỏ thăng văn — Thăng văn khuyến đạo nhất định cần làm 1 tháng thì ngưng 1 chút, ngưng 1 tuần, bằng không, nếu luôn cầu thì công đức bản thân sẽ cho đối phương rồi. Trong 1 tuần ngưng, Tâm kinh có thể tiếp tục niệm tụng. — Đây là việc Phật vô cùng thận trọng, tốt nhất là đã thông qua 1 khoảng thời gian dài vì người nhà mỗi ngày niệm 7 biến “Tâm Kinh” (thường vượt quá 1 tháng). Tốt nhất đừng cho họ biết, để tránh khơi dậy oán giận của người nhà tạo khẩu nghiệp. — Sau khi khuyến đạo thành công, giấy thăng văn sau khi đặt 1-2 tháng thì có thể đặt ở trong phong bì sau đó vứt đi, nhưng không thể đốt. 👉 Tải về mẫu in Thăng Văn (Link Tải về ngay)

Danh Mục Tra Cứu

thăng văn đổi tên

Thăng Văn Đổi Tên (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) Tên tượng trưng cho linh hồn của con người, một khi tên được gọi, linh hồn sẽ đi theo tên gọi đó. Tên gọi đầu tiên của một người được ghi vào sổ hộ khẩu khi sinh ra cùng lúc cũng được Thiên Địa ghi chép lại; nếu như đã đổi tên và sử dụng trong nhiều năm về cơ bản đã có tính linh động, có thể dùng để niệm kinh và Ngôi nhà nhỏ, nhưng sẽ an toàn hơn nếu thực hiện một bản thăng văn). Thăng văn là để cập nhật họ tên cho các Chư Thiên Bồ Tát, Quỷ Thần Thiên Địa và các quan chức phụ trách họ tên trên trời dưới đất. * Ở cột bên trái blog của Lư đài trưởng có mẫu thăng văn, quý vị có thể tải xuống. Sau khi in mẫu thăng văn trên giấy màu vàng, chọn “thiện nam/ tín nữ” và gạch bỏ chỗ không chọn bằng bút đen (là nam thì gạch bỏ chữ tín nữ, giữ lại thiện nam). Link Blog của Sư Phụ Lư Quân Hoành: https://lujunhong2or.com/ 👉Link Tải File in Thắng Văn Đổi Tên: (Xem và tải về) * Sau đó điền họ tên gốc của bản thân, tên hiện tại và ký tên chỗ lạc khoản. Tên đầu tiên ở trên giấy thăng văn từ trên xuống dưới là tên gốc, tên thứ hai là tên đã thay đổi, tên thứ ba giống với tên thứ hai. Nếu người nhà đốt thăng văn giùm quý vị, thì chữ ký sẽ là tên mới của người đã đổi tên chứ không phải tên của người đã đốt thay cho mình. * Ngày tháng năm sinh là ngày tháng năm sinh dương lịch của người đổi tên. * Địa chỉ là địa chỉ của nơi đốt thăng văn (chẳng hạn như Bắc Kinh, Trung Quốc hoặc Sydney, Úc). Ngày ký tên là ngày đốt thăng văn. * Thời điểm đốt thăng văn tốt nhất là vào ngày trời nắng, lúc 8h, 10h sáng và 4h chiều. * Cũng có thể viết tay trên giấy màu vàng theo mẫu trên blog của Đài trưởng. * Nếu trong nhà có bàn thờ Phật, phải thắp nhang, đèn dầu; trước bàn thờ Phật niệm một biến nội dung thăng văn (có thể quỳ xuống), sau đó niệm Chú Đại Bi bảy biến và Tâm Kinh bảy biến rồi đốt thăng văn. (đốt từ trên xuống dưới) * Nếu ở nhà không có bàn thờ Phật, muốn đi chùa để thăng văn, trước tiên phải lạy 1 lạy trước mỗi vị Phật và Bồ Tát, sau đó trong Quán Âm Đường niệm 1 biến thăng văn : “Con là XXX hôm nay đến miếu XXX để thỉnh an với tất cả chư Phật và Bồ Tát khấn xin Đại Từ Bi Quán Thế Âm Bồ Tát kiểm chứng cho tên nguyên thủy của con là XXX, bây giờ đổi tên thành YYY, cầu xin các chư Phật và Bồ Tát trong miếu làm chứng cho con”. Sau đó niệm Chú Đại Bi bảy biến và Tâm Kinh bảy biến. Sau cùng có thể lấy thăng văn đốt cháy trong lò đốt (đốt từ trên xuống dưới). * Thông thường làm thăng văn 1 lần là được, nếu bạn cảm thấy việc thăng văn không thành công, bạn có thể làm lại. * Tốt nhất là bản thân tự làm thăng văn, nếu cảm thấy bất tiện vì bản thân còn quá trẻ, bạn có thể nhờ người nhà hoặc trưởng bối thay mặt làm thăng văn đổi tên. * Người đã mất không cần làm thăng văn đổi tên. Có thể trực tiếp sử dụng tên mà người quá cố đã dùng trước khi qua đời. * Nếu đã sử dụng nhiều tên, có thể lấy tên được sử dụng lâu nhất làm tên gốc (thông thường nếu tên của một người đã được gọi trong vài chục năm hoặc mười mấy năm thì nó có thể đã có tính linh động) cũng có thể lấy nhiều loại tên khác nhau đã dùng ghi hết ra ở phần tên gốc. * Nếu không chắc chắn tên gọi gốc của bản thân, ví dụ như đứa con được nhận nuôi, có thể dùng tên chính để thăng văn, có mẫu thăng văn dùng tên chính ở cột bên trái của blog. * Để biết thăng văn thành công hay không? Phải dựa vào cảm nhận của người đổi tên, 1 người đổi tên càng nhiều càng tốt, nếu sau khi thăng văn đổi tên , người đổi tên cảm thấy cởi mở- Tâm tư vui vẻ, tâm trạng lập tức thay đổi, cảm thấy vận may của mình đang thay đổi, thì tác dụng của việc đổi tên xuất hiện rồi. Nếu sau khi đổi tên mà bạn vẫn cảm thấy như trước, thậm chí cảm thấy khó chịu, có linh cảm không tốt thì rất có thể việc đổi tên không thành công hoặc tên bạn đổi không tốt. 2. Thứ hai, quý vị nên tụng Tâm Kinh nhiều hơn, người tụng Tâm Kinh nhiều hơn sẽ phát triển trí tuệ và có thể phản xạ với tên mình đã đổi, thông thường khi có người gọi tên quý vị hoặc gặp chuyện gì đó thì liền biết đang gọi tên của bản thân. 3. Thứ ba, việc đổi tên còn tùy thuộc vào trường khí, tên đó có bị người khác dùng không? Nếu đã có người sử dụng rồi và trường khí rất gần thì có thể không đổi được. 4 Thứ tư, tính linh động của thăng văn đổi tên cũng rất quan trọng, ví dụ như nếu một người đã đổi tên hơn mười năm nhưng chưa bao giờ làm thăng văn thì cái tên này gọi hơn mười năm nay sẽ có tính linh động nhất định. Nhưng ở Thiên giới Địa phủ

Danh Mục Tra Cứu

trợ niệm

Mục lục tra cứu (Trợ Niệm) 1. Người không có tín ngưỡng khi qua đời liệu có bị phán xét giống như những tôn giáo chính thống không ạ? Trích Câu 36: Hỏi Đáp Phật Học Hỏi: Người không có tín ngưỡng khi qua đời liệu có bị phán xét giống như những tôn giáo chính thống không ạ? Nếu là có. Liệu có phải họ sẽ tiếp nhận cùng một hình thức xét xử không ạ? Nếu là không, thì họ sẽ được phân phối như thế nào thưa thầy? Nó có liên quan đến tập tính lúc sinh thời không ạ? Linh Giới thần bí chẳng lẽ cũng giống nhiều địa phương, nhiều quốc gia của chúng ta sao? Đáp: Về cơ bản tất cả mọi người bao gồm cả người không có tín ngưỡng đều sẽ chịu xét xử. Sự phân phối này căn cứ vào nghiệp lực của mỗi người ở cõi người. Căn cứ vào nghiệp lực có thể trực tiếp “Thượng Thiên” (lên trời) hoặc “Nhập Địa” (xuống địa phủ) mà không cần tuyên án. Một loại người là cực ác, sẽ trực tiếp xuống địa ngục; Một loại khác là người rất tốt, sẽ trực tiếp lên thiên đàng. Linh Giới cũng sẽ có nhiều quốc gia, nhiều cõi. Luật địa phủ và luật thiên thượng vốn dĩ đều tồn tại, cũng không vì tôn giáo khác nhau mà có sự khác biệt. Chỉ là khi ở cõi người vì không hiểu rõ địa luật cùng thiên luật, cho nên nghĩ rằng là tôn giáo khác nhau sẽ có người quản lý khác nhau. Đợi đến khi lên thiên đường hoặc xuống địa phủ, con người sẽ hiểu được, thiên luật, địa luật cũng tương đương với pháp luật của nhân gian, đây là một khái niệm. Bất kế có tín ngưỡng tôn giáo hay không, con người sau khi qua đời xuống địa phủ hoặc thăng thiên, đều sẽ tự nhiên bị ràng buộc bởi địa luật hoặc thiên luật. Người không có tín ngưỡng tôn giáo, đền địa phủ cũng sẽ tiếp nhận sự quản chế của địa phủ. Ví dụ như một người Trung Quốc qua đời ở Úc, họ vẫn phải chịu sự quản lý địa luật của địa phủ ở địa phương nước Úc. Nếu là người có tín ngưỡng, bất kể là còn tại thế hay sau khi qua đời, đều do tôn giáo mà họ tín ngưỡng quản lý, đồng thời chịu sự quản lý của thiên luật, địa luật. 2. Khi người tu Pháp Môn Tâm Linh lúc sắp chết, điều quan trọng nhất là phải nghĩ đến Quán Thế Âm Bồ Tát trong tâm Câu hỏi 74: xin hỏi Thầy Lư . Người Trước khi lâm chung. Chúng con là người tu theo pháp môn tâm linh, chúng con nên làm gì trước ,tụng kinh như thế nào, và tụng kinh gì? Người mất thì chúng con nên làm sao, làm thế nào để đối xử với người đã khuất tốt hơn? Giúp họ tụng kinh gì ? Người Mất để bao lâu thì được hỏa táng ? Cần chuẩn bị những gì trước và sau khi hỏa táng? sau khi hỏa táng nên làm gì ? Nội trong 49 ngày phải làm gì? Xin Đài trưởng từ bi khai thị. Trả lời 74: Khi người tu Pháp Môn Tâm Linh lúc sắp chết, điều quan trọng nhất là phải nghĩ đến Quán Thế Âm Bồ Tát trong tâm. Quán Thế Âm Bồ Tát là một trong tây phương tam thánh. Nếu như muốn đến thế giới A Di Đà Phật Tây phương cực lạc. Thì có thể thông qua Quán Thế Âm Bồ tát tiếp dẫn.  Không quản ở nhà hay ở bệnh viện, trong tâm luôn phải niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, nếu có thể tụng kinh thì hãy tụng kinh và nhờ người bên cạnh tụng,    Chú Đại Bi-  Tâm Kinh . LPDSHV. Ba bộ kinh này là cốt lõi của Pháp  Môn Tâm Linh. Khi đọc ba bộ kinh này, Bồ Tát Quán Thế Âm nhất định sẽ thấy, nghe và biết được. Đồng thời, ý niệm của anh ấy trong tâm cầu nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát, cầu nguyện: “Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ tát phù hộ cho con xxx. ..vượt qua lục đạo luân hồi và con muốn ở bên cạnh Quán Thế Âm Bồ tát . Đồng thời người nhà giúp cầu nguyện đến thế giới Tây phương cực lạc hoặc tứ thánh đạo. Con đường mà người ta có thể đạt được chủ yếu được quyết định bởi nghiệp và công đức của chính người đã khuất. Nếu bản thân căn bản tốt, ít nghiệp chướng, có chánh niệm trợ giúp, thì có thể đến thanh văn đạo. Duyên Giác, Bồ Tát Đạo, tứ thánh đạo hoặc là Tây Phương Cực Lạc đều có thể. Con đường mà người ta có thể đạt được chủ yếu được quyết định bởi nghiệp và công đức của chính người đã khuất. Nếu có nền tảng tốt, ít nghiệp chướng, có chánh niệm trợ giúp, thì có thể đạt đến Tứ Thánh Đạo như Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát Đạo, thậm chí là Tây Phương Cực Lạc. Phàm là người mất mắc bệnh hiểm nghèo, rời thế giới này, có thể đọa vào ba ác đạo, nếu không tụng kinh siêu độ thì  khó mà đầu thai, điều này sẽ giúp anh ta đầu thai càng sớm càng tốt.Tốt nhất là nên có người thân bên cạnh trong vài giờ cuối cùng trước khi chết. Đừng chạm vào cơ thể trong vòng tám giờ sau khi chết. Tránh khóc lóc . Tốt nhất là nên tụng kinh nhẹ nhàng, Chú Đại Bi, Tâm Kinh. LPDSHV ,và Kinh A Di Đà”, thánh danh của Phật A Di Đà hay thánh danh của Quán Thế Âm Bồ Tát, đồng thời niệm nhiều nhiều Ngôi Nhà Nhỏ

Danh Mục Tra Cứu

tết trung thu

Mục lục tra cứu (Tết trung thu) 1. Có thể phát động đồng tu góp tiền làm bánh trung thu miễn phí không ? #Thính giả nữ: Sắp đến Trung thu rồi, có các sư huynh phát tâm làm bánh trung thu, phát động khoảng 20, 30 vị Phật hữu cùng nhau gom tiền mua lò nướng hoặc đồ dùng. Họ cũng cùng nhau công chứng việc thanh toán trong nhóm. Nhưng hiện tại, họ làm đợt bánh trung thu đầu tiên, bị người dân địa phương liên quan khiếu nại, văn phòng đường phố cũng đã đến điều tra. Họ lo lắng không biết có việc gì liên quan đến việc liễm tài hay việc gì đó không đúng lý không đúng pháp hay không. Họ muốn hỏi việc này có được coi là liễm tài không ạ? #Đài trưởng: Dù con làm gì thì cũng phụ thuộc vào kết quả. Cuối cùng con làm đã không thành công, lại còn bị người khác điều tra, xử lý, con nói xem có đáng hay không? #Thính giả nữ: Đúng ạ. #Đài trưởng: Hôm nay mặc dù không phải là con liễm tài, nhưng làm ra bánh trung thu làm gì? Tặng cho người ta ăn hay bán? #Thính giả nữ: Họ nói là tặng cho mọi người miễn phí. #Đài trưởng: Đưa cho mọi người ăn cũng không cần phải như vậy, cũng không cần bắt mọi người đến… Tự mình làm ở nhà một chút là được rồi. Bảo mọi người cùng đến, bảo mọi người cùng nhau mua lò nướng, sau này lò nướng để ở đâu? Hay là đem nó về nhà con? Đừng phát động, nói đi nói lại không nên gây quỹ, loại này đều không tốt. #Thính giả nữ: Con hiểu rồi ạ. Wenda20200906 33:38 2. Ngày 15 tháng 8, thắp đầu hương, nhìn thấy Quán Thế Âm Bồ Tát. #Thính giả nữ: Ngày 15 tháng 8, khi con đang thắp đầu hương, con thấy Bồ Tát Quán Thế Âm của Đài Đông Phương đến . Cha con cũng mơ thấy Bồ Tát đến cứu con của con #Đài trưởng: Tất nhiên, Bồ Tát tất nhiên đến #Thính giả nữ: Con đang phóng sanh ở một ngôi chùa, lúc phóng sanh nhìn thấy ở cửa chùa có 1 đoàn Bồ Tát Bồ Tát , tràn đầy tràn đầy #Đài trưởng: Bây giờ rất nhiều người thấy được Bồ Tát, thấy được Bồ Tát đều là điều tốt. Ta sớm đã nói với các con rồi, Tết Trung thu ngày 15 tháng 8, con có biết có bao nhiêu vị Bồ Tát từ trên trời xuống không? Nhiều vô kể, vì vậy nếu đêm đó vẫn ăn cá ăn thịt nhiều ( ý chỉ việc ăn nhậu ) , nhiều người sẽ giảm thọ . Nếu tối hôm đó mọi người đều bái Phật, niệm kinh, thắp đầu hương, ta nói cho con biết, tích phúc tích đức đấy ! wenda20121026 40:21 3. Tết Trung thu là tiết khí được trời đất công nhận, Bồ Tát sẽ đến #Thính giả nam: Tết Trung thu 15 tháng 8 sắp đến rồi, tết Trung thu từ góc độ huyền học có phải rất nhiều Bồ Tát, thần Hộ Pháp trên trời đều đến nhân gian phải không ạ?   #Đài trưởng: Có chứ. Tiết Trung thu là một tiết khí được trên trời, dưới đất công nhận, tiết khí này Bồ Tát sẽ đến, hơn nữa nó vừa vặn trùng hợp vào mười lăm, mùng một, mười lăm bản thân Bồ Tát đều đến. Lại căn cứ vào câu chuyện tốt đẹp về tết Trung thu, chính là Bồ Tát đang thành toàn cho nhân gian đoàn đoàn viên viên. Wenda20200920 01:23:41 4. Bồ Tát khai thị: Vào ngày này (Tết Trung thu) nếu có thể thành kính sám hối, trọng tội trong quá khứ, tất cả đều sẽ được tiêu trừ #Hỏi: Mạt học có một giấc mơ muốn nhờ Sư phụ giúp nghiệm chứng một chút. Khoảng 6 giờ sáng, mạt học mơ thấy mình đang ở trên trời, Bồ Tát trên trời có rất nhiều, rất nhiều. Trong đó có một vị Bồ Tát (con không biết danh hiệu) hỏi con: Đồng nhi, con có biết cảnh giới của hai mươi bốn chư thiên không? Con lắc đầu, trả lời: Con không biết. Bồ Tát nói tiếp, đây là chỗ ở của thiên nhân, Hộ Pháp thường ở đây hộ vệ chánh pháp. Hai mươi bốn thiên này, phàm tôn giả, thiên vương nhiều như những ngôi sao. Người đứng đầu Pháp Môn Tâm Linh là Pháp sư, diệu pháp siêu thoát phàm trần, chánh pháp. Chỉ bằng cách nắm được ý chính của pháp môn này, tu tinh tấn, thiền định, tu trí tuệ, con mới có thể đạt được nó. Đồng nhi, có biết Sư phụ Lư Công phụng ý chỉ của Đức Phật, muốn độ hóa tất cả chúng sinh hữu duyên trên thế gian. Con nên biết Sư phụ của con lấy phiền não của chúng sinh làm phiền não của mình, bệnh của chúng sinh làm bệnh của mình. Phiền não của các con giống như mãng xà quấn eo, cuối cùng không thể trói buộc. Bây giờ Minh sư còn tại thế trên đời, chớ lấy tâm phàm nhân đo lường tâm lượng Sư phụ, thân Sư phụ các con chư Hộ Pháp vây quanh như sao, nên lời vu khống của thế gian không thể tiêu diệt được ý chí của Ngài. Nay xem mọi người không biết Đại Sĩ trên đời, diệu pháp tái hiện, hoặc hủy báng, hoặc dùng những thủ đoạn khác để công kích Pháp của ta, và phạm vô số tội ác nghiêm trọng. Chư Phật Bồ Tát thấy Sư phụ con thân tâm đều mệt mỏi, cứu chúng sinh ở nhân gian thật là thương tiếc… Bồ Tát nói được một nửa, con liền quỳ xuống. Thỉnh với Bồ Tát: Con nguyện nhất môn tinh tấn hộ trì Pháp Môn Tâm Linh, học

Lên đầu trang