71. Những điều cần lưu ý và giới thiệu khi tụng kinh (phần 1)——《Phật Học Vấn Đáp – Pháp Môn Tâm Linh – 71》.2010-06-12
Câu hỏi 71: Kính chào Lư Đài Trưởng, con trước đây có tụng 《Chú Đại Bi 》, 《Tâm Kinh》, 《Giải Kết Chú》. Nếu bây giờ bắt đầu tụng (Ngôi nhà nhỏ), thì những kinh văn này còn cần tụng nữa không ạ? Xin hỏi Đài Trưởng, khi tụng kinh chúng con cần lưu ý những điều gì?
Trả lời 71:
- Kinh Bài Tập là những kinh văn cần phải tụng mỗi ngày, ví dụ như: 3 biến 《Chú Đại Bi》, 3 biến 《Tâm Kinh》, 1 biến 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》, 21 biến 《Vãng Sinh Chú》. Kinh Bài Tập giống như việc mỗi ngày cần ăn cơm, là phần thiết yếu hằng ngày, giống như các khoản chi tiêu sinh hoạt thường ngày. Còn (Ngôi nhà nhỏ) thì giống như việc trả nợ nhà hay trả nợ cá nhân. Số lần tụng kinh của Kinh Bài Tập không được tính gộp vào số kinh trong Ngôi Nhà Nhỏ, cần tách riêng ra khấn nguyện và tính số biến kinh một cách riêng biệt.
- Mỗi khi tụng một biến kinh văn đều phải niệm tên đầy đủ của kinh văn đó. Đặc biệt là 《Chú Đại Bi 》 và 《Tâm Kinh》 thì phải đọc đầy đủ tiêu đề kinh. Ví dụ, mỗi khi tụng một biến 《Đại Bi Chú》 thì phải niệm: 《Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni》; 《Tâm Kinh》 thì phải niệm: 《Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh》.
- Trước khi tụng Kinh Bài Tập có thể nói lời cầu nguyện phù hợp. Thông thường lời cầu nguyện nên giới hạn trong ba điều, nếu vượt quá ba điều thì sẽ có chút tham lam, từ đó sự linh nghiệm sẽ không cao.
- 《Tâm Kinh》 và 《Vãng Sinh Chú》 có thể tụng vào ban ngày khi trời âm u, hoặc trước 10 giờ tối. Nhưng nếu trời âm u quá nặng, tối tăm, hoặc mưa to sấm sét thì tốt nhất không nên tụng. Ngoài ra, nếu cơ thể bản thân yếu hoặc tụng xong cảm thấy khó chịu thì cố gắng chỉ tụng vào ban ngày khi trời quang đãng. Thông thường, từ 2 giờ đến 5 giờ sáng là khoảng thời gian không nên tụng bất kỳ kinh văn nào.
- Khi tụng Kinh Bài Tập cho người thân, bạn bè hoặc đồng tu thì nhất định phải báo họ tên người đó, như vậy mới có hiệu quả.
Sau đây là một số tác dụng của các kinh văn và lời cầu nguyện tương ứng có thể áp dụng khi tụng Kinh Bài Tập Hàng Ngày, (chỉ mang tính tham khảo.)
1.《Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni》, gọi tắt là 《Chú Đại Bi》, là bài chú bắt buộc đối với bất kỳ ai học Phật, là bài tập cơ bản khi tụng kinh. Một trong những công năng của bài chú này là giúp viên mãn mọi nguyện vọng của chúng sinh, có thể chữa trị nhiều loại bệnh tật, và thường được chư Thiên Long Thiện Thần gia hộ. Tụng nhiều biến mỗi ngày, đến lúc lâm chung có thể tùy ý vãng sinh về bất kỳ cõi Phật nào. Bài tập mỗi ngày: thường là 3 hoặc 7 biến, nên tụng đều đặn mỗi ngày cho đến cuối đời. Có thể tụng cả ban ngày lẫn ban đêm. Gặp thời điểm quan trọng, trước và sau khi phẫu thuật, có thể tụng 《Chú Đại Bi》 với số lượng 21, 49 biến hoặc càng nhiều càng tốt. Trước khi tụng 《Chú Đại Bi》 có thể khấn nguyện: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi gia hộ cho con XXX (tên bạn), thân thể khỏe mạnh, tăng cường công lực.” Nếu có bệnh, có thể thêm: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi chữa lành bệnh ở (vị trí cụ thể) của con XXX, giúp con sớm hồi phục.”
2.《Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh》, gọi tắt là 《Tâm Kinh》, là tâm chú kết nối với Quán Thế Âm Bồ Tát, dùng lòng từ bi của Bồ Tát để khai mở trí huệ. Trên thiên giới, 《Tâm Kinh》 là năng lượng; dưới địa phủ, là tài sản; ở nhân gian, là trí tuệ. Một trong những công năng của bài kinh này là: khi trẻ con không nghe lời, người lớn không tin Phật, người già cố chấp, cảm xúc bất ổn, thiếu trí huệ, trầm cảm, hoặc dùng để siêu độ vong linh nơi địa phủ. Bài tập mỗi ngày: thường 3 biến hoặc trên 7 biến, nên tụng đều đặn mỗi ngày đến cuối đời, không nên tụng sau 10 giờ tối. Vào buổi tối có mưa âm u hoặc thời tiết xấu như sấm sét, tốt nhất cũng không nên tụng. Trước khi tụng 《Tâm Kinh》 có thể khấn nguyện: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi gia hộ cho con XXX (tên bạn) khai mở trí huệ, đầu óc tỉnh táo sáng suốt, tiêu trừ phiền não (khi tụng cần tập trung tinh thần).”
3.《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 là bài kinh thỉnh cầu Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi giúp chúng ta sám hối và tiêu trừ nghiệp chướng từ đời này và các đời trước, là bài kinh lớn dùng để sám hối trước chư Phật. Một trong những công năng là sám hối những nghiệp chướng tạo ra trong quá khứ, như từng làm tổn thương người khác về tình cảm, oán kết lâu năm, tạo nghiệt chướng, từng bất kính với Bồ Tát, làm hư hỏng tranh tượng Bồ Tát, v.v. Công khóa mỗi ngày: thường từ 1 đến 7 biến, nên tụng đều đặn mỗi ngày cho đến cuối đời. Từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau không nên tụng. Trước khi tụng 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 có thể khấn nguyện: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi gia hộ cho con XXX (tên bạn), giúp con sám hối và tiêu trừ nghiệp chướng trên thân (hoặc ở bộ phận cụ thể nào đó), cầu cho con thân thể khỏe mạnh, trí huệ khai mở.”
Lưu ý: Trong quá trình tụng 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》, nếu cảm thấy bộ phận nào đó trên cơ thể không thoải mái hoặc đau nhức, thì đó là nghiệp chướng đang được kích hoạt và chuyển hóa thành vong linh — đây là điều tốt. Phát hiện sớm còn hơn để về già mới sinh trọng bệnh. Trường hợp này nên tụng 4–7 tờ (Ngôi nhà nhỏ); nếu đau nhiều thì tụng thêm cho đến khi cảm thấy dễ chịu.
Ba bài kinh trên là phần Kinh bài tập cơ bản. Các kinh tiếp theo được lựa chọn dựa trên hoàn cảnh cụ thể và vấn đề cần giải quyết. Thường là 21, 27 hoặc 49 biến.
4.《Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni》, gọi tắt là 《Vãng Sinh Chú》: là bài chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ, được an lạc trong đời hiện tại, vãng sinh Cực Lạc, siêu độ những sinh linh đã bị sát hại như động vật, gia cầm, hải sản, côn trùng…Thích hợp tụng cho những người trước khi tin Phật từng ăn thịt động vật bị giết tươi, hoặc từng vô tình làm tổn hại sinh mạng nhỏ bé (kể cả trong mộng sát sinh). Khi cần thiết, mỗi ngày tụng 21, 27 hoặc 49 biến; sau 10 giờ tối hoặc vào những ngày mưa gió sấm sét thì tốt nhất không nên tụng. Trước khi tụng 《Vãng Sinh Chú》 có thể khấn nguyện: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi gia hộ cho con XXX (tên bạn), giúp con siêu độ những tiểu vong linh vì con mà chết, giúp con tiêu trừ nghiệt chướng.”
5. 《Giải Kết Chú》 là bài chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi giúp chúng ta hóa giải oán kết giữa người với người. Một trong những công năng là hóa giải hiểu lầm giữa tình cảm, vợ chồng bất hòa, cha mẹ – con cái xung đột, đồng nghiệp mâu thuẫn, chủ – nhân viên , nghiệp chướng từ kiếp trước… Khi cần thiết, mỗi ngày tụng 21, 27 hoặc 49 biến; sáng tối đều có thể tụng niệm. Trước khi tụng 《Giải Kết Chú》 có thể khấn nguyện: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi gia hộ cho con XXX (tên bạn) và YYY (tên người thân, bạn bè, đồng nghiệp…), hóa giải ác duyên.”
71、念诵经文的注意事项与简介(上)——《心灵法门佛学问答 七十一》
2010-06-12
问71:尊敬的卢台长您好,自己以前有念《大悲咒》、《心经》、《解结咒》,如果开始念小房子,这些经文还要念吗?请问卢台长我们念经有什么要注意的吗?
答71:
- 功课是指每天必须念诵的经文,如3遍《大悲咒》,3遍《心经》,1遍《礼佛大忏悔文》,21遍《往生咒》。功课就如每天需要吃饭一样重要,就像日常支出的开销,小房子就如还房贷或者欠款,做功课的经文遍数不能算在“小房子”的经文里,要分开祈求和另外计算经文的遍数。
- 每念一遍经文都要念经文的题目,而且《大悲咒》《心经》必须念经文题目的全称,如:每念一遍《大悲咒》,就要念《千手千眼无碍大悲心陀罗尼》,《心经》则要念《般若波罗蜜多心经》。
- 在念功课的经文前都可以说相应的祈求,一般祈求在三件事物之内,超过三件就有点贪心就不会太灵验。
- 《心经》和《往生咒》在晚上10点之前和阴雨天的白天可以念诵,但如果阴雨天太厉害太黑或者大雨倾盆雷电交加,就最好不要念;另外如果自己身体比较弱、念了不舒服的话,就尽量在晴天的白天念。一般凌晨2点至5点之间最好不要念诵任何经文。
- 为家人、朋友或同修念诵功课经文时一定要报出此人的名字,才有效果。
以下是经文的一些功效与平时做功课时可以适用的相应祈求,仅供参考。
1)《千手千眼无碍大悲心陀罗尼》简称《大悲咒》,《大悲咒》为任何学佛者所必修,这是念经基础课。其中的一种功能适合:能圆满众生一切愿望,并能治各种疾病,常有龙天善神护持。每日读诵多遍临终时可以随意往生任何佛国。每天功课:一般3遍或7遍,宜每天念诵直至百年。白天晚上都可念。如遇重大关头,开刀前后,每天狂念《大悲咒》,遍数21、49遍,或越多越好。念《大悲咒》之前可以祈求“请大慈大悲的观世音菩萨保佑我XXX(您的名字)身体健康,增强功力”。若身体有病症可以加上:“请大慈大悲的观世音菩萨医治我XXX某个部位的疾病,早日恢复健康。”
2)《般若波罗蜜多心经》简称《心经》,是接通观世音菩萨的心咒,用菩萨慈悲心开智慧。《心经》在天上是能量,在地府是钱财,在人间是智慧。其中的一种功能适合:小孩不听话,大人不信佛,老人太固执,情绪不稳,智慧不开,忧郁症,在地府能超度鬼神等。每天功课:一般3遍或7遍以上,宜每天念诵直至百年,晚上10点以后不要念诵,阴雨天的晚上或者雷雨闪电等恶劣天气最好不要念。念《心经》之前可以祈求“请大慈大悲的观世音菩萨保佑我XXX(您的名字)开智慧,头脑清醒冷静,去除烦恼(念诵经文时注意力集中)”。
3)《礼佛大忏悔文》是请大慈大悲的观世音菩萨帮助我们忏悔和消除身上前世和今生的业障,是向诸佛忏悔的大经。其中的一种功能适合:忏悔过去生中所造的业障。如感情上伤害过他人,几十年积下的冤仇、孽障,曾对菩萨不敬、损坏菩萨画像雕像等。
- 每天功课:一般1遍至7遍,宜每天念诵直至百年。晚上10点之后至凌晨5点之间不宜念诵。
- 念《礼佛大忏悔文》之前可以祈求“请大慈大悲的观世音菩萨保佑我XXX(您的名字),帮助我忏悔和消除身上(或某个部位)的业障,保佑我身体健康,开智慧”。
注意事项:在念《礼佛大忏悔文》的过程中,如果感觉身体某个部位不舒服、有病痛感,那是孽障被激活变成了灵性,是好事,现在发出来,比晚年生恶病要好。一般可以念4-7张小房子,病痛厉害者,请再多念几张,直到身体感觉舒服为止。 - 以上三部经文是基础功课,以下经文是根据每个人的具体情况、要解决的具体问题定夺来念诵的。一般经文数量在21、27或49遍。
4)《拔一切业障根本得生净土陀罗尼》简称《往生咒》:是求助观世音菩萨的保佑,享现世安乐,得往生极乐,超度曾经杀生的小动物、家禽、海鲜、昆虫等。适念:信佛念经前吃了活杀的动物,平时不得已伤害的小生命,包括在梦里杀的动物。
- 需要时,每天念21遍、27遍或49遍,晚上10点之后或者雷雨闪电等恶劣天气最好不要念。
- 念《往生咒》之前可以祈求“请大慈大悲观世音菩萨保佑我XXX(您的名字),帮助我超度因我而死去的小灵性,帮助我消除孽障”。
5)《解结咒》是请大慈大悲的观世音菩萨帮助我们化解人与人之间的冤结。其中的一种功能适合:恋人误会、夫妻不和、父子母子不睦、同事纠葛、老板职员对立、前世孽障。
- 需要时,每天念21遍、27遍或49遍,白天晚上都可念。
- 念《解结咒》之前可以祈求“请大慈大悲观世音菩萨保佑我XXX(您的名字)与YYY(可以是您亲人的名字或朋友的名字或同事的名字),化解恶缘”。