Tên tác giả: Pháp Môn Tâm Linh/心灵法门

Newsfeed

Khai thị về Chuẩn Đề Bồ Tát

Khai thị về Chuẩn Đề Bồ Tát (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) Wenda20200202 46:45 Thính giả nam: Sư phụ ơi, gần đây trong Phật Tử Thiên Địa Du Ký viết rất pháp hỷ:“Ngày 23 tháng Chạp, Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Kinh Bồ Tát, Thái Tuế Bồ Tát – Tạ Thái Đại Tướng Quân, Trực Thủ Thái Tuế Bồ Tát – Lư Mật Đại Tướng Quân, Quan Đế Bồ Tát cùng với rất nhiều Thần Hộ Pháp đứng trước cổng Nam Thiên Môn. Mười vị Thái Tuế Bồ Tát còn lại cũng dẫn theo các Thần Hộ Pháp dưới trướng đến Nam Thiên Môn, đứng phía sau bên trái Quan Đế Bồ Tát. Đức Phật, Đấu Chiến Thắng Phật, Đại Thế Chí Bồ Tát, Di Lặc Phật, Chuẩn Đề Bồ Tát, Mã Tổ Bồ Tát, Tứ Hải Long Vương Bồ Tát cũng dẫn theo các Hộ Pháp Thiên Tôn dưới trướng đến, đứng phía sau bên phải Quán Thế Âm Bồ Tát.”Sư phụ, ở đây có nhắc đến Chuẩn Đề Bồ Tát, vậy Chuẩn Đề Bồ Tát có giúp đỡ mọi người trong Pháp Môn Tâm Linh không ạ? Sư phụ Lư Quân Hoành: Tất nhiên rồi! Chuẩn Đề Bồ Tát có duyên với chúng ta, con xem, chúng ta có niệm Chuẩn Đề Thần Chú không? (Có ạ.) Vậy thì đó chính là “duyên phận” đấy. Khi con niệm kinh này, Chuẩn Đề Bồ Tát sẽ đến.(Thưa Sư phụ, Chuẩn Đề Bồ Tát cũng chính là Phật Mẫu Chuẩn Đề ạ?)Đúng vậy, Chuẩn Đề Bồ Tát chính là Phật Mẫu Chuẩn Đề. (Con đã hiểu rồi ạ.) Hiện nay nhiều người không biết về Chuẩn Đề Bồ Tát, thực ra trong Phật giáo Tây Tạng, Hiển giáo, Mật giáo, Ngài đều là một vị Đại Bồ Tát. (Đúng vậy ạ.) Ngày xưa, Ngài được gọi là Phật Mẫu Chuẩn Đề, hay Chuẩn Đề Bồ Tát, đều như nhau cả. Ngài cũng là Quán Âm Chuẩn Đề, là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, giống như Lục Độ Mẫu vậy, là giọt nước mắt của Quán Thế Âm Bồ Tát.(Đúng rồi ạ! Sư phụ nói quá đúng! Con không dám tự nói, nên con thỉnh giáo Sư phụ, quả thực là như vậy.)Ha ha…Chuẩn Đề Bồ Tát có cảm ứng rất mạnh mẽ, nên rất nhiều người sau khi niệm kinh này có thể được thành tựu. Bồ Tát có thể đáp ứng nguyện vọng của chúng sinh, dù là thế gian hay xuất thế gian đều được.Mười Tiểu Chú thực ra có thể giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ, cải thiện quan hệ xã hội, chữa bệnh, tiêu trừ nghiệp chướng, đồng thời còn giúp tăng trí tuệ và thông minh… Nói chung là giúp chúng ta có được sự thỏa mãn về mặt tinh thần. Con hiểu chưa?(Con hiểu rồi ạ, con cảm ơn Sư phụ khai thị.)———————————-Wenda20200202 46:45关于准提菩萨男听众:师父,最近《佛子天地游记》写得很法喜:“腊月二十三,观世音菩萨、南京菩萨、太岁菩萨谢太大将军、值守太岁菩萨卢秘大将军、关帝菩萨及座下许多护法天神立于南天门前方。其余十位太岁菩萨也带领座下所属护法天神抵达南天门,立于关帝菩萨左后方。佛陀、斗战胜佛、大势至菩萨、弥勒佛、准提菩萨、妈祖菩萨、四海龙王菩萨也各自带领其座下的护法天尊抵达,立于观世音菩萨右后方。”师父,这里讲了准提菩萨,准提菩萨和心灵法门……准提菩萨也来帮助大家吗?台长答:那当然了,准提菩萨跟我们有缘分的,你看我们念不念准提神咒?(念)好了,这就叫“缘分”,你念这个经,准提菩萨就会来的(是,准提菩萨也是准提佛母)对啊,准提菩萨就是准提佛母(明白了)现在很多人不知道准提菩萨,其实准提菩萨过去在藏传佛教里边,显教、密教里边都是大菩萨的(是的)过去叫准提佛母,准提菩萨,都是的。她也是准提观音,也是观世音菩萨的化身,就像绿度母一样的,观世音菩萨的眼泪(对对对,您说得太对了,我不敢说,我就请示师父说,确实是这样)哈哈……准提菩萨感应非常强烈,所以很多人念了这个经之后能够满足,菩萨会满足我们众生在世间的愿望,或者出世间的愿望,都可以的。十小咒实际上就是能够让我们延长寿命、增进人际关系、治疗自己的疾病、灭除罪孽,还有能够增加聪明智慧……其实就是得到很多精神上的一种满足,明白了吗?(明白了,谢谢师父开示)

Newsfeed

Sau khi qua đời mới hối hận vì không học Phật thì đã quá muộn

Sau khi qua đời mới hối hận vì không học Phật thì đã quá muộn (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) Wenda20161202 39:43Nam thính giả: Có những người thân khi còn sống được khuyên học Phật nhưng họ không chịu tu. Đến khi qua đời, họ mới hiểu ra tất cả và hối hận vì đã không tu hành. Có phải lúc đó họ cũng sẽ nghĩ như vậy không ạ?Sư phụ: Đúng vậy, đến lúc đó họ mới biết rõ mọi chuyện, nhưng đã không còn kịp nữa. Khi một người mất đi, họ sẽ nhìn thấu tất cả những gì đã trải qua khi còn sống.(Họ sẽ nhận ra rằng: “Khi người thân khuyên mình học Phật, mình đã không nghe,” rồi hối hận?)Đúng vậy, nhưng hối hận thì có ích gì? Người hối hận rất nhiều, có người thậm chí chưa chết đã hối hận rồi.(Lần trước, Thầy từng khai thị cho các nam cư sĩ rằng có những người vợ luôn mong muốn chồng cùng mình tu hành, cùng nhau hoằng pháp và độ người. Thầy có thể khai thị cho các nữ cư sĩ, làm thế nào để giúp chồng nhanh chóng tin Phật và niệm kinh không ạ?)Hãy làm gương trước, thay đổi tính cách của chính mình. Khi chồng con thấy vợ mình thay đổi hoàn toàn, anh ấy mới có động lực tu hành. Đây chính là phương pháp vi diệu nhất.Nhiều phụ nữ bản thân không chịu thay đổi, suốt ngày chỉ biết cằn nhằn, ép buộc chồng phải thay đổi. Như vậy có ích gì?(Dạ, con hiểu rồi.)*********Wenda20161202 39:43 过世后再后悔没有学佛为时已晚男听众:有些在世的亲人,度他们学佛的时候他们不学佛,走了之后他们就全部明白了,也后悔当初没学佛,是不是他们也会这样想呢?�台长答:对,全部知道了,来不及了。等到自己死掉之后,自己活在人间的一切都知道了(他知道“亲人度我学佛的时候我不学佛”,就后悔了)有什么用啊?后悔的多着呢,还有人没死就后悔了(上次您也给广大男同修开示了,有的妻子在家里度丈夫,就盼着那个男的跟她一起好好夫妻双修,一起弘法度人。您给广大女同修开示一下,在度自己的丈夫时,应用哪些妙法让丈夫更快地信佛念经?)以身作则,先改变自己的脾气,让老公看到“我的老婆怎么变了一个人了”,他才会修,这个就是最大的妙法。很多女人自己不改,拼命地讲老公,要老公改,有什么用?(明白了)

Newsfeed

Vì sao vừa thấy Sư Phụ liền không kìm được nước mắt

Vì sao thấy Sư Phụ liền không kìm được nước mắt (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) 🌟🌟🌟Vì sao vừa thấy Sư phụ liền không kìm được nước mắtWenda20171105A 46:30 📞Thính giả nữ: Sư phụ, mấy ngày nay con nghe thấy Sư phụ khai thị về vấn đề hay khóc. Thực ra, có lúc con cũng không hẳn là hay khóc, nhưng cứ mỗi khi nhìn thấy Sư phụ, hoặc khi Sư phụ ở gần, con thật sự không thể kìm được nước mắt…☎️Sư phụ: Tốt thôi, thích khóc không phải là chuyện xấu đâu. Trên cơ thể con người có rất nhiều “bảo vật”, con có biết không? Nấc cục, chảy nước mắt, hắt hơi, hay xì hơi—ngày xưa gọi là “hạ tiêu”, đổ mồ hôi—đều là những điều tốt, đều là báu vật cả.Việc dễ rơi nước mắt là một biểu hiện tự nhiên. Một người có lòng từ bi mới dễ khóc; còn người quá cứng rắn thì tự bản thân sẽ sinh bệnh. Quan Thế Âm Bồ Tát có pháp lực vĩ đại như vậy, nhưng vì sao Ngài vẫn từ bi và thường rơi nước mắt? Con thử nhìn xem, trong nhà tù, có mấy kẻ giết người biết khóc không?📞Thính giả: Đúng vậy, họ không khóc.☎️Sư phụ: Đúng rồi, nếu họ biết khóc, họ đã không dám giết người.📞Thính giả: Vậy khóc cũng phải nhìn nhận một cách biện chứng, đúng không ạ?☎️Sư phụ: Đúng vậy, khóc không phải là chuyện xấu. Khóc vì điều gì? Nhìn thấy Bồ Tát mà khóc, đó là điều tốt. Mỗi lần Sư phụ nhìn thấy Quan Thế Âm Bồ Tát, Sư phụ cũng rơi nước mắt.📞Thính giả: Ví dụ như khi Sư phụ đang khai thị, con không thể ngừng khóc, khóc liên tục, liệu có vấn đề gì không ạ?☎️Sư phụ: Có vấn đề gì đâu? Đó là do tâm từ bi dâng trào. Trong thức thứ 8 của con (tàng thức) đã gieo hạt giống từ bi, vì vậy con mới không ngừng rơi nước mắt. Nếu con cứ khóc như vậy, sau này thiện căn của con sẽ ngày càng phát triển.Những người mà không coi điều gì là quan trọng, Sư phụ nói thật với con, họ là những người không có thiện căn. Con để ý xem, những người hay gặp xui xẻo thường là những người như vậy. Sư phụ không đùa với con đâu. Con phải nhớ rằng, lòng từ bi sẽ khiến trời đất cảm ứng.Nhiều người đứng trước Bồ Tát, chỉ cần bật khóc một cái, liền được linh ứng ngay. Còn có những người cầu nguyện mãi mà không linh nghiệm, vì trong lòng họ luôn nghĩ mình rất giỏi giang, rất mạnh mẽ—như thế thì không linh đâu. Con hiểu chưa?📞Thính giả: Dạ, con hiểu rồi ạ.——————————–Wenda20171105A 46:30为何一见到师父就忍不住地哭女听众:师父,这几天听到师父开示关于爱哭的这个情况。关键有时候其实并不是很爱哭,可是一见到师父之后,或者是师父在周围的时候,实在忍不住就……台长答:好啊,爱哭的人并不是件坏事。人身上有好几个宝贝,你知道吗?打嗝,掉眼泪,打喷嚏,还有漏气——过去叫“下消”,出汗,都是好的,都是宝贝啊。爱哭的话就是一种自然流露,一个人有慈悲心了才会哭;一个很坚强的人,自己会生病的。观世音菩萨有多么大的法力,但是观世音菩萨为什么这么慈悲,还经常掉眼泪啊?你去看监狱里那些杀人犯,有几个会哭的?(对,他们是不会哭)对了,他会哭他就不敢杀人了(嗯,那哭也是要辩证去看)对啊,哭又不是件坏事。哭什么?看见菩萨哭了,师父每次看见观世音菩萨,我都掉眼泪的(比如师父在那儿开示,就不停地想哭,不停地哭,不会有啥问题吧?)有啥问题?慈悲心大发。在你的八识田中有慈悲的种子种上了,所以才会不停地哭。不停地哭的话,以后会不停地有善根出来的(嗯)什么东西都不当回事的人,我告诉你,这种人没有善根的。你去看好了,倒霉也是这种人(嗯)我不是跟你开玩笑的,你记住了,慈悲的心会得到天地感应的。很多人在菩萨面前这么一哭,马上就灵。求了半天觉得自己很牛,不灵啊,明白了吗?(对,明白)

Newsfeed

Độ nhiều người có thể tiêu trừ rất nhiều nghiệp chướng

Độ nhiều người có thể tiêu trừ rất nhiều nghiệp chướng (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) Ngày 23 tháng 5 năm 2014 《Huyền nghệ vấn đáp》🌻 Nữ thính giả: Có một người nói ông ấy muốn tự tích mấy ngàn tấm Ngôi Nhà Nhỏ, tiêu sạch nghiệp chướng. con nghĩ ông ấy tích nhiều Ngôi Nhà Nhỏ như vậy, có lẽ không có nhiều thời gian để độ người, chỉ dựa vào việc tự tích Ngôi Nhà Nhỏ như vậy cũng có thể tiêu sạch nghiệp chướng, tự tính của ông ấy tự nhiên hiển hiện ra, đây cũng là một phương pháp phải không ạ?☀️ Đài trưởng đáp: Đúng, đây chính là một pháp môn. Cho dù ông ấy không độ người, chỉ cần niệm Ngôi Nhà Nhỏ nhiều, ông ấy sẽ trở thành chuyên gia Ngôi Nhà Nhỏ, nghiệp chướng tiêu sạch, bản tính hiển hiện, ông ấy vẫn có thể gặp Bồ Tát, vẫn có thể lên trên, hơn nữa thoát khỏi lục đạo, nhưng có lẽ chỉ là Thanh văn đạo, Duyên giác đạo mà thôi🌻 (Đúng vậy ạ . Vì Sư Phụ luôn khuyến khích chúng con đi con đường khác, đi độ người).☀️ Con biết Sư Phụ tại sao lại bảo các con đi con đường này không? Bởi vì con người hiện nay không thể nào tiêu hết nghiệp chướng được, cho nên Sư Phụ cố ý để các con gắng sức độ người, bởi vì công đức này lớn, có thể tiêu trừ rất nhiều nghiệp chướng của con, hiểu chưa?🌻 (Dạ Hiểu , hiểu ạ ).☀️ Nếu con nói hoàn toàn dựa vào niệm Ngôi Nhà Nhỏ để niệm mình lên trời, con biết cần bao nhiêu tấm Ngôi Nhà Nhỏ không? Nghiệp chướng của người ta không chừng đến mấy chục triệu tấm, không chừng cả đời này con cũng niệm không hết🌻 (Đúng đúng. con cảm thấy Ngôi Nhà Nhỏ tiêu nghiệp giống như tập trung vào… thực ra cũng đang tu tâm, nhưng vẫn tập trung từ ngoài vào trong, một loại cục bộ, giống như dùng cục tẩy, chỗ này bẩn thì tẩy chỗ này, chỗ kia bẩn thì tẩy chỗ kia; nhưng độ người thì nâng cao cảnh giới, lại từ trong ra ngoài, là sự thay đổi nội tâm).☀️ Độ người tương đương với việc không tẩy nữa, vứt bỏ cuốn sách cũ, mua một cuốn sách mới, sạch sẽ rồi.—————————☀️ 多度人可以消除很多业障(2014 年 5 月 23 日《玄艺问答》)🌻 女听众:有一个人说他要自存几千张小房子,把业消干净。我就想他存这么多小房子,可能没有太多的时间去度人,就是靠这种自存的小房子也能够把业消干净,他的自性自然显现出来,这也是个方法是吗?☀️ 台长答:对,这就是个法门。就算他不度人,狂念小房子,他就成小房子专家了,业全部消光了,本性显现出来他照样见菩萨,照样上去,而且脱离六道,但可能就是声闻道、缘觉道了(是。因为师父您一直鼓励我们走另外一条路,去度人)你知道师父为什么叫你们走这条路?因为现在的人不可能消得完业的,所以师父有意地让你们拼命地度人,因为这个功德大,可以消掉你很多的业啊,明白了吗?(对啊对啊)你要是说完全念小房子把自己念上天,你知道要多少张小房子啊,人的业障说不定几千万张, 说不定你这辈子根本念不完的(是是。我感觉小房子消业就好像着重于„„其实它也是在修内心,但是它还是着重于由外向内,一种局部的,好像是拿橡皮擦,这个地方脏了就擦这个地方,那个地方脏了擦那个地方;但度人它是提高境界,更是由内向外,是内心的一个改变)度人相当于不擦了,把旧本子扔掉,买一本新的本子了,干净了。

Newsfeed

Niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn trong các ngày đặc biệt

Niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn trong các ngày đặc biệt (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) # Phật học vấn đáp câu hỏi 161: Liên quan đến niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn trong các ngày đặc biệt Lưu ý: Người chưa niệm Ngôi Nhà Nhỏ chỉ được phép niệm 1 biến (lần) Lễ Phật Đại Sám Hối Văn/ngày. # Hỏi: Đài trưởng đã từng khai thị 30 Tết và các ngày lễ trọng đại có thể niệm nhiều Lễ Phật Đại Sám Hối Văn, có thể tiêu trừ đi nhiều nghiệt chướng. Xin hỏi nhiều nhất là niệm được bao nhiêu biến? Có phải nên kết hợp với Ngôi nhà nhỏ? Có điều gì cấm kỵ không ạ? # Đáp: Ngày 30 và mồng một Tết, Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, ngày của chư Phật Bồ Tát (ngày đản sanh, ngày xuất gia, ngày thành đạo)… Các ngày lễ lớn đều có thể niệm nhiều Lễ Phật Đại Sám Hối Văn để sám hối tiêu trừ nghiệt chướng. Bởi vì những ngày này chư Phật Bồ Tát và thần Hộ Pháp xuống nhân gian rất nhiều, niệm nhiều Lễ Phật Đại Sám Hối Văn có thể tiêu trừ đi rất nhiều nghiệt chướng. — Từ ngày 30 đến mùng 1 Tết, 2 ngày này tổng cộng có thể niệm tụng 87 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn (Chú ý, ngày 30 và mùng 1 Tết 2 ngày này không niệm quá 87 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn, không nên niệm mỗi ngày 87 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn, niệm nhiều quá sẽ kích hoạt nghiệp chướng); Ngày đại lễ, ví dụ như Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu… mỗi ngày không niệm quá 27 biến. Những ngày đản sanh của Phật Bồ Tát có thể niệm không quá 49 biến, ngày Tết Trung Thu không niệm quá 49 biến; Tết Trung Nguyên (rằm tháng 7) có thể niệm 21 biến; Các ngày mùng một và 15 bình thường, một ngày không niệm quá 21 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn. — Những ngày Phật đản sanh dưới đây có thể niệm tụng nhiều Lễ Phật Đại Sám Hối Văn:– Mồng một tháng giêng là ngày Phật Di Lặc đản sanh niệm 87 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn (Có thể bắt đầu niệm từ ngày 30 Tết; ngày 30 và mồng 1 Tết niệm xong 87 biến).– Mồng 8 tháng 2 ÂL là ngày Phật Thích Ca Mâu Ni xuất gia: niệm 49 biến.– 15 tháng 2 ÂL là ngày Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn: niệm 49 biến.– 19 tháng 2 ÂL là ngày Quán Thế Âm Bồ Tát đản sanh: niệm 49 biến.– Mồng 8 tháng 4 ÂL là ngày Phật Thích Ca Mâu Ni đản sanh: niệm 49 biến.– 19 tháng 6 ÂL là ngày Quán Thế Âm Bồ Tát thành đạo: niệm 49 biến.– 13 tháng 7 ÂL là ngày Đại Thế Chí Bồ Tát đản sanh: niệm 49 biến.– 30 tháng 7 ÂL là ngày Địa Tạng Vương Bồ Tát đản sanh: niệm 79 biến.– 22 tháng 8 ÂL là ngày đản sanh của Nhiên Đăng Cổ Phật niệm 49 biến.– 19 tháng 9 ÂL là ngày Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia: niệm 49 biến.– 17 tháng 11 ÂL là ngày đản sanh của Phật A Di Đà: niệm 49 biến.– 8 tháng 12 ÂL là ngày Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo: niệm 49 biến.Dưới đây là những ngày đặc biệt khác có thể niệm tụng nhiều Lễ Phật đại sám hối văn:– Từ tháng 12 dương lịch đến trước Tết, vào ngày mồng 1 và 15 (âm lịch): niệm 21 biến.– Dương lịch 29, 30, 31 tháng 12; ngày 2,3 tháng 1: 21 biến.– Tết Dương lịch ngày 1 tháng 1: niệm 27 biến.– Âm lịch 29 tháng 12: niệm 21 biến.– Âm lịch ngày 30 tháng 12 và đầu năm mới mồng một Tết thì 2 ngày này niệm tổng cộng 87 biến (trong những năm đặc biệt không có 30 Tết, có thể trì niệm 87 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn vào ngày 29 tháng 12 ÂL và mồng 1 Tết; vào ngày 28 tháng 12 ÂL trì niệm 21 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn).– Mồng 2 và mồng 3 Tết ÂL (tháng giêng): niệm 21 biến.– 15 tháng giêng Tết Nguyên Tiêu: niệm 27 biến.– 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ : niệm 49 biến.– Tết Thanh Minh: niệm 49 biến.– 15 tháng 7 Tết Trung Nguyên (Rằm tháng 7): niệm 21 biến.– 15 tháng 8 ÂL Tết Trung Thu: niệm 49 biến.– 9 tháng 9 ÂL Tết Trùng Dương (Trùng Cửu): niệm 63 biến.– Đông chí: niệm 49 biến.Các ngày bình thường, mồng 1 và 15 ÂL hàng tháng niệm 21 biếnLưu ý: – Số lượng biến ở trên bao gồm cả số lượng của Lễ Phật Đại Sám Hối Văn trong kinh bài tập hằng ngày. Trong ngày sau khi niệm tụng xong hoặc đốt xong số biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn tương ứng (kinh văn tự tu), KHÔNG NÊN NIỆM THÊM LỄ PHẬT ĐẠI SÁM HỐI VĂN TRONG KINH BÀI TẬP NỮA, cũng không nên niệm tụng Lễ Phật Đại Sám Hối Văn tích lũy của kinh văn tự tu nữa, nếu không rất dễ kích hoạt nghiệp chướng. – Những ngày Phật đản, Nguyên Đán, Mồng Một Tết, Tết Nguyên Tiêu, Trung Nguyên (rằm tháng 7), Trung Thu, Đoan Ngọ ở phía trên, nếu như trong nhà có bàn thờ Phật, quý vị có thể thắp đầu hương và tụng kinh suốt đêm trong khi thắp hương, ngoài những ngày này, thì căn cứ vào thời gian bình thường để thắp hương và niệm Kinh là được. Trong những ngày được thắp đầu hương mà trong nhà có bàn thờ Phật, Lễ Phật Đại Sám Hối Văn có thể niệm tụng trong 24 giờ, nhưng

Newsfeed

Cá phóng sinh bị chết thì không tính là phóng sinh

Cá phóng sinh bị chết thì không tính là phóng sinh (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) Wenda20151129B 49:52 Nam đồng tu: Thưa Sư phụ, ví dụ con phóng sinh 100 con cá mà có 10 con chết, thì con được tính là phóng sinh 100 con hay 90 con ạ? Sư phụ: Nếu cá mà con phóng sinh bị chết, thì con không được tính là phóng sinh. Tại sao nhiều người phóng sinh cá chết, cuối cùng lại gặp ác mộng, còn bị Hộ Pháp quở trách? Đó là vì con không thực sự phóng sinh chúng.(Dạ đúng ạ.)Ngay cả khi người bán cá đưa cho con cá chết, thì đó là nghiệp của họ, nhưng cũng là nghiệp của con, vì con là người đã mang chúng ra và làm chúng chết. Đơn giản vậy thôi.(Con hiểu rồi, cảm ơn Sư phụ đã từ bi khai thị.) Wenda20151129B 49:52 放生的鱼死了,不算放生男听众:师父,比如我放了100鱼有10条死了,是算我放生100条鱼还是90条鱼呢?台长语:如果你放生的鱼死了,那你就不算放生了。为什么很多人放生放了很多死鱼,最后做了很不好的梦,护法神还要讲他,为什么?你没有把人家放生放掉(是的)就算这个鱼贩子他给你是死鱼的话,那是他的业障,也是你的业障,因为是你把它请出来的时候弄死的,就这么简单(明白了,谢谢师父慈悲开示)

Pháp Môn Tâm Linh

Pháp Môn Tâm Linh lợi tại chúng sinh, báo đáp xã hội

Lợi tại chúng sinh, báo đáp xã hội (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) Đầu tháng 9 năm nay, trong lúc đang cùng Đài Trưởng hoằng Pháp ở Châu Âu, có 1 vị sư tỷ ở đài Đông phương Sydney tặng cho tôi 1 quyển sách mới xuất bản của Lư Đài Trưởng, tập 2 quyển “Bạch Thoại Phật Pháp”, tôi như nhận được bảo vật, yêu thích không nỡ đặt xuống. Quyển sách theo tôi đi từ Đan Mạch, Đức đến Ý, sau cùng là đến Australia. Trong lúc đi, tôi cẩn thận đọc sách, tỉ mỉ cảm nhận nội dung, rồi âm thầm lĩnh hội. Tôi không thể diễn tả được cảm giác vui mừng của tôi lúc đó, trong lòng vô cùng biết ơn, cảm động và cảm kích. Đây là quyển sách liên quan đến tâm – Bởi vì thế giới vạn vật đều từ tâm mà thành, cứu người phải cứu tâm trước. Đây là một cánh cửa lớn thần kỳ, bởi vì nó có thể mở được trí tuệ nhân loại, chỉ dẫn chúng sinh bước vào Phật đạo, lìa khổ được vui. Đây là một bậc Đại sư đáng kính – Bời vì người từ bi thương xót, trong tâm vô ngã, chỉ có chúng sinh hữu duyên trong thiên hạ. Tôi cảm nhận được sâu sắc, từ tập đầu đến tập 2 quyển sách “Bạch Thoại Phật Pháp” của Đài Trưởng, từ lúc Đài Trưởng diễn thuyết ở khắp nơi cho đến các bài khai thị cho các đệ tử ở Quán Âm Đường Sydney được viết trên blog, giống như những đóa hoa tươi tắn thi nhau đua nở, hương thơm Phật Pháp ấm lòng người. Tôi chân thành biết ơn Đài Trưởng Lư vì đã sử dụng ngôn ngữ giản dị, sống động và chân thực như vậy, rất gần với lối suy nghĩ của con người hiện đại, khéo léo giải thích sự vi diệu của Phật Pháp và trình bày sâu sắc, ngôn ngữ tinh tế, ý nghĩa sâu xa của Phật giáo. Khiến cho chúng tôi – những con người bình thường mê muội, những người chưa bao giờ tiếp xúc với Phật Pháp, lại thích nghe Phật Pháp đến như vậy. Cơn mưa Phật Pháp tưới mát chúng sinh, đây chẳng phải là phúc phần và may mắn của thế hệ chúng ta ngày nay sao?  Những bài khai thị của Đài Trưởng Lư đều là những kiến thức về tâm, nguyên lý của tâm và nghĩa đế của tâm. Kinh Phật nói rằng “Phật thuyết nhiều loại Pháp, để trị các loại tâm”. Tâm này chính là nói đến những vô minh và phiền não trong lòng chúng ta. Pháp môn của Đài Trưởng Lư chính là có thể trị được gốc rễ của các loại vọng tâm này, phá vỡ những chấp mê, hình thành chánh pháp chánh niệm, gột rửa những bụi bẩn trong tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta nhận biết được lương tâm của bản thân, tìm lại bản tính vốn có của bản thân, hồi phục lại đức tính thiện lương vốn có, mở ra trí tuệ của con người, từ đó giải thoát sự trói buộc của lục trần nhân gian, trở lại trạng thái thanh tịnh ban đầu và nhận ra sự siêu việt của sinh mệnh. Pháp môn của Đài Trưởng Lư chạm sâu vào lòng người. Chỉ khi tâm thanh tịnh mới có thể khiến tâm thân hài hòa; chỉ có giải thoát phiền não mới gặt hái được niềm hạnh phúc thật sự. Cho nên học Pháp môn của Đài Trưởng, không chỉ có hướng dẫn thiết thực cho bách tính mong cầu bình an cát tường, mà còn có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự hài hòa và ổn định xã hội. Hồi tưởng lại ký ức về mấy tháng trước khi đang cùng Đài Trưởng học Phật tu tâm, tâm trạng tôi thập phần kích động, dâng trào mãnh liệt, thật may mắn biết bao khi được kết duyên với Đài Trưởng, học Phật tu tâm là điều hạnh phúc biết bao. Nay tôi viết ra những trải nghiệm ít ỏi của bản thân, để mọi người cùng tham khảo. 1. Ý nghĩa của việc tu hành Pháp Môn Tâm Linh 1.1 Chúng sinh bình đẳng, có niềm tin ắt được cứu Pháp Môn Tâm Linh do Đài Trưởng Lư truyền dạy, vì lợi lạc chúng sinh mà hoằng Pháp, không chỉ với tôn chỉ quảng độ chúng sanh hữu duyên làm gốc rễ, mà còn có mục tiêu khiến chúng sinh hữu duyên nghe được Phật Pháp. Lấy chánh pháp để trị tận gốc lòng người. “Chúng sinh giai hữu Phật Tâm (Chúng sinh đều có Phật Tâm)”. Cho nên người người bình đẳng, đây là tri kiến của Chư Phật, là điều kiện cần thiết để thành Phật. Nó không liên quan gì đến gia đình, dòng dõi, sự giàu có, địa vị hay chủng tộc, v.v., thường thấy trong xã hội thế tục. Mà chướng ngại của chúng sinh thành Phật hoàn toàn đến từ bản thân mình, bởi vì vô số nghiệp chướng, những phong trần thế tục đã làm vấy bẩn tâm hồn của chúng ta, che đậy lại ánh sáng xán lạn của tâm hồn, khiến chúng ta không nhìn thấy được bản tánh của chính mình, chúng ta không nhận ra bản thân cũng có Phật tính. Cho nên chỉ có làm sạch những bụi bẩn của tâm hồn, lau sạch những bụi trần đó mới có thể thấy rõ bản tính của bản thân. Pháp môn của Đài Trưởng Lư chính là khiến chúng ta tìm lại được Phật tính của bản thân, phản phác quy chân (trở về lại nguyên trạng). Nếu muốn nhận rõ diện mạo vốn có của bản thân, hồi phục lại nội tâm thanh tịnh, chỉ có cách phá vỡ những vọng tưởng cố chấp, tiêu trừ

Pháp Môn Tâm Linh

Pháp Môn Tâm Linh trong trái tim tôi

Pháp Môn Tâm Linh Trong Trái Tim Tôi (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) Ở thời đại ngày nay, có một vị Đại sư đáng kính như vậy, từ bi thương xót, vì hữu duyên chúng sanh mà phổ độ, cống hiến với tất cả tâm lực của mình. Dốc sức hoằng dương Phật Pháp ở hải ngoại, truyền bá rộng rãi văn hoá Trung Hoa với tinh thần bất diệt. Trong hành trình cuộc đời, tôi may mắn được gặp ân sư, được nghe thấy Phật Pháp, trong lòng tôi vô cùng kích động với 1 niềm vui khó diễn tả bằng lời. Có lẽ đây chính là tử vi của tôi trong nhiều kiếp tích góp được, nên đã cho tôi duyên phận ngày hôm nay. “Tựa tăng tương thức yến quy lai”. ”Có duyên với Đài Trưởng, tu tâm học Phật là đại phúc của tôi ở kiếp này. (Sư Phụ – Lư Quân Hoành Đài Trưởng) 1. Nhân vi bổn, tâm thị căn, Pháp Môn chính là cánh cửa tâm hồn. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội thế tục, mỗi ngày đều phải đối mặt với rất nhiều sự việc, hãy xem có biết bao sự phiền não ngoài kia, nhìn vào nội tâm xem những việc khiến ta lo lắng cũng không ít, dường như không có nơi nào là không phiền hà, không có việc nào là không phiền não. Nhưng thế sự không phải chỉ do sở thích của một người chi phối, mọi vật đều hướng tới điểm cân bằng, chung quy có một nguồn gốc, cuối cùng có thể tìm được cách giải quyết, điều này cần phải có trí tuệ. Quốc gia cần phải ổn định, xã hội đòi hỏi hiền hoà, gia đình theo đuổi sự hoàn mỹ, cá nhân mưu cầu hạnh phúc. Đây là xu hướng chung, mà những phiền não và yên tĩnh bề ngoài là sự đối lập. Trên thực tế đó lại là sự đồng nhất, là 1 thể 2 mặt, căn nguyên vẫn ở tâm con người, vẫn thuộc về bản thân. “Nho gia trị quốc, Phật gia trị tâm”, Đài Trưởng Lư thông qua Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Môn Tâm Linh, lấy việc hoằng Pháp làm lợi, với tôn chỉ quảng độ người có duyên làm gốc. Đơn giản mà nói chính là khiến chúng sanh hữu duyên nghe được Phật Pháp, tin tưởng Phật Pháp, tu hành và giác ngộ Phật Pháp. Dựa trên chánh pháp để đánh thức và bồi dưỡng tâm hồn con người, chữa lành nhân tâm. Thế giới có rất nhiều dạng, con người cũng có nhiều loại, nhưng người người đều có Phật tính và sự bình đẳng. Bởi vì những phong trần thế tục đã làm ô nhiễm tâm hồn của chúng ta, che đậy lại những ánh sáng của tâm hồn, khiến chúng ta không nhìn thấy được bản tánh của bản thân, không nhận ra được bản thân cũng có Phật tính. Chỉ có sự giúp đỡ và khai thị của một Đại trí tuệ và Thiện tri thức mới có thể loại bỏ những bụi bẩn trong tâm trí, làm sạch bụi trần của tâm hồn. Pháp Môn Tâm Linh chính là dẫn dắt chúng ta tìm lại được lương tâm của bản thân, phục hồi lại đức tính của bản thân, trở lại nguyên trạng, trở lại điểm bắt đầu của sinh mệnh. Mộc mạc là bản sắc nguyên bản nhất trên đời, bản chất của con người vốn thuần khiết, giống như tiếng hát của làn gió, là bản tính tự nhiên, không cần bất kỳ lý do nào, thật ra vốn dĩ sinh mệnh là như vậy. Chính vì những cố chấp đã khiến cho những phiền não biến thành sự thật, khiến cho sự giả dối trở thành sự thật, không có biến thành có, càng ngày càng lún sâu, đau khổ bất kham (đau đớn không chịu được), lại không thể tự mình giải thoát, thực ra đều là do tâm mình sản sinh và biến hoá ra những ảo tưởng. Có cố chấp sẽ có dục vọng, có dục vọng sẽ có theo đuổi, có theo đuổi sẽ có gặt hái. Vì vậy trong vô tình mà lại sở hữu rất nhiều nhưng trong đó có một số thứ là cần thiết và một số thứ lại là dư thừa, chỉ có những ham muốn chính đáng mới có thể đạt được những hạnh phúc trên đường đời. Bằng không, khi ta nhận được càng nhiều, hạnh phúc càng đi xa, thậm chí đi đến con đường phạm tội, người mất nhà tan.  Cho nên Pháp Môn Tâm linh chính là khiến chúng ta hiểu được đạo lý làm người, “Vạn thứ không mang đi được, chỉ có nghiệp chướng còn bên thân”. Phải biết học cách buông bỏ và sống cho hiện tại, dành cả cuộc đời cho những đòi hỏi vô tận và đặt mình vào vô vàn những phiền não là điều không đáng. Bởi vì Mê và Ngộ được quyết định bởi “Tâm” của bản thân, quyết định ở một ý niệm. Chỉ có cách phá bỏ cái “Tôi” ảo tưởng này mới có thể giải thoát phiền não, trải nghiệm được sự thanh lọc của tâm linh và bước vào cánh cửa của hạnh phúc thực sự. 2. Học Pháp Môn như âm thủy (uống nước) mới biết Pháp Môn thù thắng (nhiệm màu) nhường nào Xã hội bây giờ đang ngày càng lợi ích hóa, không có sự thật nào khiến cho con người tin tưởng hết lòng hết dạ, hầu như mọi người khó mà tin tưởng lẫn nhau. Ở trong thời kỳ mạt pháp, Đài Trưởng với đại nguyện lực giúp đỡ Quán Thế Âm Bồ Tát, đại từ bi truyền bá Phật pháp tựa Xuân Phong Hóa Vũ (Ý như Đài Trưởng là 1 bậc minh sư dẫn dắt và

Pháp Môn Tâm Linh

Kiếp trước của sư phụ Lư Quân Hoành Đài Trưởng

Sư Phụ Lư Quân Hoành – Đài Trưởng – chính là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát Thừa nguyện tái lai , Huyền Trang Pháp sư cùng Tăng Già đại sư và kiếp này là Lư Quân Hoành Đài trưởng.Ngài buông xuống kinh điển, buông xuống tất cả, chỉ vì để cứu độ quảng đại chúng sinh. Một pháp sư thấy được Đài trưởng thực sự là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát … Đài trưởng không chỉ là Tăng Già đại sư , mà còn là Đường Tam Tạng của một nghìn năm về trước, đã đến Tây Phương để thỉnh kinh. Đài trưởng ở kiếp này là kiếp viên mãn nhất.Buông xuống mười hai bộ kinh điển trong quá khứ, với Bạch Thoại Phật Pháp Thâm nhập thiển xuất (nội dung sâu sắc lời lẽ dễ hiểu) để độ nhân(cứu độ người).Và cũng bao gồm cả việc sử dụng thần thông để xem tuteng độ nhân. Dốc hết tâm sức hoàn toàn là chỉ vì để cứu độ quảng đại chúng sinh, chỉ vì để giúp Quán Thế Âm Bồ Tát hoằng dương Pháp Môn Tâm Linh!  Thính giả nam: Vài ngày trước, con tình cờ vừa độ được một vị pháp sư, và con cho ông ấy xem đĩa CD của Lư Đài trưởng , vị pháp sư này cũng có một chút thần thông, ông ấy đã rất tán thán khi xem đĩa CD, khi ông ấy thiền định, ông ấy nói : “Lư Đài trưởng quả thật là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc là đại đệ tử của Quán Thế Âm Bồ Tát xuống thế gian cứu người. Sau đó ông ấy nói Đài trưởng không chỉ là Tăng Già đại sư , và ông còn nói Đài trưởng cũng là Đường Huyền Trang của hơn một ngàn năm trước, ông nói chính là vị Đường Huyền Trang đã đến Tây Phương thỉnh kinh đấy.Ông nói rằng kiếp này của Đài trưởng là kiếp viên mãn nhất, mang trước đây tam Tạng mươi hai bộ kinh điển trong quá khứ tất cả đều buông xuống ,với phương tiện thiện xảo, với Bạch Thoại Phật Pháp thâm nhập thiển xuất độ nhân và cũng bao gồm việc hiển hóa thần thông với nỗi khổ tâm là hoàn toàn chỉ muốn cứu độ quảng đại chúng sinh . Bởi vì thời kỳ mạt pháp mọi người đều có nghiệp chướng nặng nề , nên Ngài đã buông xuống kinh điển và mọi thứ, để cứu độ quảng đại chúng sinh giúp Quán Thế Âm Bồ Tát tuyên truyền Pháp Môn Tâm Linh, hoằng dương Pháp Môn Tâm Linh . ” Đài Trưởng: Vì vậy, đôi khi mọi người chỉ cần nhìn vào những vị Hộ Pháp thường ở bên cạnh Đài trưởng thì mọi người sẽ biết như thế nào rồi ,ai là người thường xuyên đến, mọi người sẽ hiểu ngay thôi. Cảm ơn! Thay mặt thầy gửi lời hỏi thăm vị Pháp sư đó ! (Wenda140105B)

Uncategorized

Ngôi Nhà Nhỏ là gì?

Ngôi Nhà Nhỏ là gì?  (什么是小房子?) 1.  Ngôi Nhà Nhỏ là gì?    “Ngôi Nhà Nhỏ” là một bộ tổ hợp những kinh văn kinh điển (cổ điển) của Phật giáo. “Ngôi Nhà Nhỏ” đã được truyền lại từ thời cổ đại và bản mẫu tương tự được tìm thấy trong “Bạch Y Đại Sỹ Thần Chú”. Tổ hợp kinh điển Phật giáo – “Ngôi Nhà Nhỏ”, chỉ là tên gọi của một tổ hợp kinh điển của Phật giáo dùng để siêu độ (cầu siêu) oan gia trái chủ. Được dùng bút đỏ chấm vào mỗi một biến (một lần) kinh đã được trì niệm trong một vòng tròn. Những chấm màu đỏ này được chấm đầy trên tấm giấy vàng, cảm giác nhìn như hình dáng một ngôi nhà nhỏ, vì vậy Lư Đài trưởng (Thầy Lư) đã đặt tên cho nghi lễ này là “Ngôi Nhà Nhỏ”. Bốn sự kết hợp của: “Chú Đại Bi”, “Tâm Kinh” (Bát Nhã Tâm Kinh), “Chú Vãng Sinh” và “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn”, tất cả đều xuất phát từ kinh Phật mà không hề có sự bịa đặt giả tạo nào hết. Và trên “Ngôi Nhà Nhỏ” không có nội dung kinh chú, chỉ ghi lại những kinh chú đã được trì niệm và được lưu lại bằng cách chấm đỏ sau khi trì niệm kinh, vì vậy không có chuyện hiểu lầm rằng đốt “Ngôi Nhà Nhỏ” là đốt kinh sách, trong các chương trình giảng pháp của mình, Lư Đài trưởng cũng đã trịnh trọng nhắc nhở rằng tất cả các kinh văn đều không được đốt. Phương pháp đánh dấu kinh bằng chấm đỏ trên giấy vàng rồi đốt tặng đã có từ lâu đời và được nhiều pháp môn sử dụng. Phương pháp này không phải bịa đặt tự tạo. Người học Phật pháp đều biết trong sách “Bạch Y Đại Sỹ Thần Chú” cũng có giống hệt “Ngôi Nhà Nhỏ”. “Bạch Y Đại Sỹ Thần Chú” tồn tại trong một thời gian dài và thường được nhìn thấy trong các ngôi chùa lớn, nơi lưu hành kinh Phật. Nghi thức trì tụng của “Bạch Y Đại Sỹ Thần Chú” là: “Mỗi lần trì tụng 50 lần một bài chú, dùng bút đỏ sạch chấm đỏ một vòng tròn, mỗi trang có 240 vòng tròn, tổng cộng 12.000 lần. Sau khi trì tụng xong một trang, một điều nguyện được hoàn thành, sau khi khấn và cúng thì đem đốt, tro được gói trong giấy sạch rồi bỏ xuống dòng nước chảy. Bên cạnh đó còn có thể bố thí in ấn kinh sách và niệm kinh trì chú, phóng sanh làm việc thiện, hữu cầu tất ứng, linh nghiệm khác thường, có thể trì càng nhiều đốt tặng thì càng vi diệu”. Các bước và phương pháp tụng niệm cũng như phương pháp thiêu hủy tương tự như phương pháp “Ngôi Nhà Nhỏ” của “Pháp Môn Tâm Linh”. Rõ ràng, sự kết hợp của kinh điển Phật giáo “Ngôi Nhà Nhỏ” hoàn toàn phù hợp với kinh điển Phật Giáo xa xưa. –  Khai thị của Thầy Lư Hỏi: Xin Sư phụ khai thị linh cảm ban đầu về phương Pháp niệm kinh và thiết kế “Ngôi Nhà Nhỏ”? Đáp: Đây không phải do Sư phụ thiết kế, mà do Quán Thế Âm Bồ Tát truyền thụ. Đầu tiên là “Chú Đại Bi” (tăng cường năng lượng) và “Tâm Kinh” (khai mở trí tuệ), trì niệm “Chú Vãng Sanh” để giải trừ những nghiệp chướng nhỏ, và cuối cùng là niệm “Thất Phật” (cách Thầy gọi tắt chú “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn”) để tiêu trừ tội lỗi, bốn loại kinh văn này kết hợp thì làm sao mà không linh nghiệm được, trên trời dưới đất đều dùng được. (Trích từ Khai thị đệ tử tập 2 bài 5: Đệ tử hỏi Sư phụ khai thị). –  Con người có hai loại bệnh, một là bệnh thể xác, hai là bệnh tâm linh. Tâm linh thông thường được gọi là “linh giới” (thế giới vô hình) và ma quỷ cũng thuộc thế giới tâm linh. Những người dương gian trên người họ thường bị đeo bám có thể là người thân đã khuất, những đứa con bị phá thai hay sảy thai, bạn bè thân thiết hoặc những người mà họ đã từng xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột để rồi tạo thành mối quan hệ bất đồng hoặc những vong linh trong nhà. –  Vong linh theo bám ở trên thân xác người lâu ngày, thể xác người sẽ sinh ra bệnh, tính khí nóng nảy dễ phát cáu, xui xẻo, công việc làm ăn và học hành đều không tốt. Ở Úc một vị tu hành Phật giáo người Trung Quốc Đài trưởng Lu Jun Hong (Đài trưởng Lư Quân Hoành), Ngài được chư Phật và Bồ tát ban cho đại thần thông. Dưới sự hướng dẫn của Quán Thế Âm Bồ Tát, Thầy Lư đã dạy mọi người tin theo đạo Phật, trì niệm kinh văn để siêu độ vong linh chữa bệnh về tâm linh. “Ngôi Nhà Nhỏ” cũng được dùng để siêu độ những người thân đã khuất lên trời. –  “Ngôi Nhà Nhỏ” là do Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho nhân gian chúng ta, là một đại Pháp bảo trong thời Mạt Pháp này để siêu độ vong linh và tiêu trừ nghiệt chướng. –  “Ngôi Nhà Nhỏ” là chi phiếu có giá trị lớn trong thế giới tâm linh. Trả nợ kiếp trước ở thế giới tâm linh là điều không thể thiếu được, dùng siêu độ người đã khuất sẽ trở thành năng lượng. Bởi vậy, “Ngôi Nhà Nhỏ” là dùng để siêu độ người đã khuất, thỉnh mời vong linh rời khỏi là pháp bảo tối cao để cứu chính mình và cứu người khác, linh nghiệm vô cùng.  2. Kết cấu của “Ngôi

Lên đầu trang