(Bàn thờ Phật chính quy Pháp Môn Tâm Linh)

Lập bàn thờ Phật và thắp hương

(佛台注意事项及常见问题 )

1. Tại sao phải lập bàn thờ Phật?

#Hỏi: Tại sao phải lập bàn thờ Phật? 

Nếu có điều kiện, việc lập bàn thờ Phật tại nhà để thờ Quán Thế Âm Bồ Tát cũng tương đương với việc mời Bồ Tát vào nhà. Nếu không có bàn thờ Phật, hiệu quả tu tâm tu hành và đốt Ngôi Nhà Nhỏ sẽ khác nhau rất nhiều. 

2. Những yêu cầu cơ bản về bài trí bàn thờ Phật

(1) Bàn thờ không được đặt gần nhà vệ sinh (cửa nhà vệ sinh phải luôn đóng kín).

(2) Bàn thờ không được đối diện trực tiếp với bếp.

(3) Bàn thờ không được đặt phía trên tivi, tủ lạnh hoặc ngay dưới máy điều hòa. Nếu để gần tivi hoặc trong môi trường không ngăn nắp, bạn có thể sử dụng tủ có cửa gỗ để bàn thờ. Khi không thắp hương có thể đóng cửa lại. Đồng thời khi thắp nhang không được bật tivi. Bạn cũng không được dùng cái chụp bằng kính đậy Bồ Tát lại.

(4) Không nên đặt bàn thờ trong phòng ngủ của vợ chồng (ngoại trừ phòng ngủ của vợ chồng lớn tuổi). Bạn có thể đặt bàn thờ ở phòng ngủ của người độc thân nhưng chân giường không nên đối diện với bàn thờ.

(5) Không được cúng ở chỗ ban công nhô ra ngoài mà không liền với móng nhà, nếu như ban công trong nhà thì có thể Không nên đặt tất cả tượng và tượng của chư Phật và Bồ Tát cũng như các Pháp khí khác, kể cả lư hương, đèn dầu, v.v. trên một vật treo dựng tạm bợ. Nói cách khác, phải có bàn, tủ, khung,… được nối với mặt đất để giữ đồ vật.

(6) Phòng vợ chồng không được ở phía sau bàn thờ Phật, hơn nữa phía sau bàn thờ Phật nên tránh đối diện với giường ngủ trong phòng ngủ, nếu như đối diện giường ngủ mà bái lạy thời gian dài, thì người ngủ trên giường đó sẽ gặp xui xẻo.

(7) Bất kỳ tượng Phật, Bồ Tát nào, kể cả lư hương, đèn dầu, v.v. đều không được treo lơ lửng trên không mà phải được đỡ bằng bàn, tủ, kệ giá đỡ, v.v..

(8) Tốt nhất nên thiết kế bàn thờ Phật ở gần cửa sổ nơi sáng sủa, nhưng không được dựa vào cửa kính, phía sau bàn thờ phải dựa vào tường, xung quanh bàn thờ Phật không được có gương.

(9Không đặt những đồ vật, sách vở không liên quan bên dưới bàn thờ. Thông thường, thường có thể để Kinh sách và các Phật cụ, nhưng không được để tượng Bồ Tát (bùa hộ thân, bàn thờ Phật nhỏ, tượng Bồ Tát thì không sao).

(10) Bàn thờ Phật không được đặt quá thấp hoặc quá cao, đó là hướng mà một người hơi nhìn lên khi đứng. (Nếu như quá thấp, có thể sử dụng chiếc hộp tương đối tinh tế và trang trọng để nâng tượng Phật cao hơn).

(11) Phải có đèn dầu (thắp dầu thường xuyên sẽ khiến mắt tốt), cốc nước (có bao nhiêu vị Bồ Tát thì cần bấy nhiêu ly nước, mỗi ngày phải thay nước 1 lần, không được dùng miệng chạm trực tiếp vào cốc nước cúng).

(12) Phải có lư nhang, mỗi buổi sáng tối thắp nhang 1 lần, tốt nhất là nên thắp nhang theo thời gian cố định, thông thường vào 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ buổi sáng và buổi tối đều tốt.

(13) Tốt nhất không nên đặt quá nhiều tượng, ảnh Phật, Bồ Tát trên bàn thờ.

(14Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể cúng trái cây tươi (để nguyện ước sớm thành hiện thực) và hoa tươi (Cúng hoa tươi khiến người càng đẹp hơn). Không nên để trái cây và hoa trên bàn thờ quá một tuần mới thay mới, hơn nữa phải đảm bảo sự tươi mới, nếu như không còn tươi thì phải đổi loại mới. Dù không thay cái mới thì cũng không thể dâng cái đã hỏng lên bàn thờ Phật.

(15) Vị trí tốt nhất để đặt bàn thờ Phật là hướng về phía Nam và phía Bắc (bán cầu Nam), hoặc Bắc – Nam (bán cầu Bắc), nếu điều kiện không cho phép, đặt ở các hướng khác cũng được.

3. Trái Cây

(1) Tốt nhất nên cúng các loại trái cây có mùi thơm như táo, cam, xoài, dứa, dưa hấu, v.v.

(2Chuối và đào không thích hợp để cúng cho chư Phật và Bồ Tát.

(3) Số lượng trái cây cúng Phật Bồ Tát phải là số lẻ, mỗi 1 tầng trái cây xếp lên cũng là số lẻ và tổng số lượng trái cây cũng là số lẻ.

(4) Trong 1 đĩa trái cây chỉ được cúng 1 loại trái cây, không được để nhiều loại trái cây hỗn hợp trong 1 dĩa thờ cúng.

(5Số lượng đĩa trái cây không yêu cầu.

(6) Khi thay trái cây phải thay nguyên đĩa, không được thay mấy trái rồi lấy cái cũ cho vào cái mới.

4. Hoa Tươi

(1) Dùng loại trúc phú quý cúng Bồ Tát là điều tốt.

(2Hoa cúc, bách hợp, hoa lan, thủy tiên, v.v. có thể cúng Phật Bồ Tát. Loại hoa hồng có gai không được cúng trên bàn thờ Phật.

(3) Hoa dâng cúng chư Phật và Bồ Tát có thể được đánh giá qua tên của chúng. Hoa đào, hoa loa kèn, v.v. không thể cúng. Ngoài ra, không đặt chậu cây có đất trên bàn thờ.

(4Thông thường, khi dâng cúng trúc phú quý, có thể chứng 2 bên mỗi bên 1 bình hoa, mỗi bình hoa cắm 1 cành, 2 cành 3 cành đều được. Tốt nhất không nên quá nhiều. Số lượng hoa tươi cũng không có quy định.

5. Cúng Dầu

(1) Đối với bàn thờ Phật của Pháp Môn Tâm Linh (thờ cúng Thích Ca Mâu Ni Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Kinh Bồ Tát, Thái Tuế Bồ Tát, Quan Đế Bồ Tát, Châu Xương Bồ Tát, Quan Bình Bồ Tát), tốt nhất là cúng 5 ngọn đèn dầu (1 ngọn đèn dầu cho Thích Ca Mâu Ni Phật, 1 ngọn đèn dầu cho Quán Thế Âm Bồ Tát, 1 ngọn đèn dầu cho Nam Kinh Bồ Tát, 1 ngọn đèn dầu cho Thái Tuế Bồ Tát, 1 ngọn đèn dầu cho Quan Đế Bồ Tát, Châu Xương Bồ Tát và Quan Bình Bồ Tát). Nếu như điều kiện đầy đủ, tốt nhất là dâng cúng 7 ngọn đèn dầu (dâng cúng cho Châu Xương Bồ Tát và Quan Bình Bồ Tát mỗi vị 1 ngọn đèn dầu). Nếu như điều kiện có hạn, chỉ có thể cũng 1 ngọn đèn dầu cho 1 bàn thờ Phật hoặc 2 ngọn đèn dầu cho 1 bàn thờ Phật.

(2Không được cúng nến

(3) Có thể tắt đèn dầu sau khi bái lạy xong, hoặc trước khi nhang cháy hết. Không được chỉ thắp đèn dầu mà không thắp nhang, rất dễ thi hút vong linh đến.

(4) Có thể dùng đèn điện hoa sen, nhưng trước đó bắt buộc phải cúng đèn dầu thật trước. Đồng thời không được thường xuyên thắp sáng liên tục 24 giờ. Thông thường trước khi cúng bái thắp hương, trước tiên bạn có thể bật đèn điện hoa sen rồi thắp đèn dầu. Trước khi hương cháy hết, bạn cần tắt đèn dầu, sau đó tắt đèn điện sen.

(5Chỉ được dùng đồ chụp lại ngọn đèn dầu cho tắt chứ không được dùng miệng thổi

(6) Để đèn hoa sen trong thời gian dài mà không thắp hương rất dễ thu hút vong linh đến.

(7Dùng dầu thực vật để cúng chư Phật, Bồ Tát có thể làm cho đầu óc minh mẫn và tầm nhìn nhạy bén hơn, đồng thời tăng thêm trí tuệ.

(8Thông thường, các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu ngô, dầu sen đều có thể dùng để cúng chư Phật, Bồ Tát. Tuy nhiên, không được dùng dầu mè, dầu lạc để thắp dầu trong đèn dầu, dầu có mùi không tinh khiết, nếu thơm quá sẽ lấn át mùi đàn hương nên không thể dùng để cúng cho Bồ Tát. Dầu đậu nành quá nồng, không dễ bắt lửa nên không thích hợp lắm.

(9Dâng cả chai dầu (bỏ bao bì nhãn hiệu), cúng trước chư Phật và Bồ Tát được coi là cúng dường dầu .

(10) Nhưng cách tốt nhất là thắp một ngọn đèn dầu, lấy dầu chêm vào trong bình chứa dầu của đèn dầu, phải thường xuyên chêm thêm dầu vào, chẳng hạn mỗi ngày thêm một ít dầu, làm vậy giống như việc thay trái cây tươi và nước.

(11) Những cách cúng dầu phía trên đều phải lưu ý, không được dùng dầu đã cúng dường chư Phật, Bồ Tát để nấu các món ăn mặn. Chúng ta có thể ăn trái cây và nước cúng dường chư Phật và Bồ Tát. Nhưng chúng ta không uống dầu trực tiếp mà phải nấu chín, có thể dùng dầu cúng dường Bồ Tát để nấu món chay.

(12) Khi cúng dầu ở nơi công cộng, chẳng hạn như ở Quán Âm Đường ở Đài Đông Phương, bạn có thể mang theo chai dầu của riêng mình để đổ dầu vào đèn dầu trên bàn thờ. Sau đó, lượng dầu còn lại có thể mang về nhà và sử dụng cho các mục đích nấu ăn khác.

6. Nước Đại Bi

(1) Nước cúng cho Quán Thế Âm Bồ Tát là Nước Đại Bi đã được Bồ Tát gia trì qua rồi, người bình thường chúng ta không thể dựa vào niệm Kinh mà gia trì Nước Đại Bi được.

(2) Có thể cúng nước nóng, nước lạnh, nước khoáng, nước tinh khiết và các loại nước uống không màu, không vị khác, nhưng không được trực tiếp dùng nước máy hoặc nước chưa qua xử lý.

(3Cốc nước cúng để đựng nước Đại Bi phải là cốc mới hoàn toàn, có thể dùng cốc thủy tinh hoặc sứ, có nắp hoặc không có nắp đều được, tốt nhất là dùng loại có nắp để tránh bụi bẩn và côn trùng rơi vào; tốt nhất nên dùng cốc màu trắng trơn. Không được dùng cốc có in những Kinh văn như “Chú Đại Bi” hay “Tâm Kinh” hoặc bất kỳ loại Kinh văn nào, cũng không được dùng loại có hình Bồ Tát hay thánh danh của chư Phật, Bồ Tát, và không được dùng loại có hình thù động vật.

(4) Thông thường, bao nhiêu vị Bồ Tát thì dùng bấy nhiêu cốc nước, cũng có thể dùng nhiều cốc nước cho một vị Bồ Tát, nhưng số lượng cốc nước không được ít hơn số tượng Bồ Tát. Cốc nước không được có kích thước quá lớn và không thể sử dụng chai nước khoáng. Sẽ là bất kính nếu dùng chai nước khoáng thay vì dùng cốc.

(5) Không được uống Nước Đại Bi trực tiếp từ bàn thờ mà phải rót từ cốc cúng Bồ Tát ra 1 ly khác trước khi uống, không được dùng miệng chạm trực tiếp vào cốc nước cúng Bồ Tát. Thông thường, trước tiên bạn nên cung kính cầm cốc bằng cả hai tay, hướng về phía Bồ Tát, giơ cao trên lông mày và khấn thầm: “Xin Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con là XXX, phù hộ cho con được khỏe mạnh.” Đồng thời, trong lòng quán tưởng bình tịnh thuỷ của Bồ Tát từ từ đổ xuống dòng nước dọc theo đỉnh đầu, chảy khắp cơ thể bạn. Sau đó đem nước đổ vào một trong 1 vật chứa khác và uống Nước Đại Bi một cách cung kính. Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể niệm 1 biến “Chú Đại Bi” trước khi uống, đồng thời úp lòng bàn tay xuống phía trên của cốc, như vậy hiệu quả càng tốt.

(6) Nước Đại Bi sau khi cúng Bồ Tát mà cảm thấy quá lạnh thì không nên đun trực tiếp hoặc cho vào lò vi sóng mà có thể đun nóng cách thủy sau đó uống (chỉ có thể đun nóng nhẹ, không được đun sôi ).

(7) Nước cúng Phật Thích Ca Mâu Ni và Quán Thế Âm Bồ Tát có thể uống trực tiếp mà không cần niệm Chú Đại Bi, nước cúng chư Phật và Bồ Tát khác thông thường có thể đổ đi, nếu muốn uống thì trước khi uống phải niệm 1 biến Chú Đại Bi rồi uống. Ngoài ra, nước cúng cho nhiều vị Bồ Tát cũng không được trộn lẫn rồi uống cùng nhau, mà hãy đổ vào các cốc khác nhau rồi uống.

(8) Nước cúng chư Phật, Bồ Tát không nên dùng để tưới cây.

7. Lư Hương, Thắp Nhang, Số Lượng Và Thời Gian Đốt Đại Hương

(1) Đối với bàn thờ tại gia, mỗi ngày nên thắp hương ít nhất hai lần, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Thời gian dâng hương cần được giữ cố định. thông thường là vào buổi sáng và tối lúc 6 giờ, 8 giờ hoặc 10 giờ đều sẽ tốt hơn. Khi tụng Kinh, niệm Ngôi Nhà Nhỏ, quý vị có thể thắp hoặc không thắp hương, nếu có điều kiện thì có thể thắp hương liên tục.

(2Nếu thờ nhiều vị Bồ Tát, nếu có điều kiện thì tốt nhất mỗi vị Bồ Tát nên có một lư hương, có thể mỗi ngày thắp 1 cây nhang vào mỗi lư hương, vào những ngày lễ lớn hoặc Lễ Phật Đản, vào ngày mùng 1, 15 Âm lịch sẽ thắp 3 nén nhang cho mỗi lư hương. Nếu như không có điều kiện, có thể dùng 1 lư hương cho toàn bộ bàn thờ Phật, nhưng mỗi sáng tối đều phải thắp 3 nén nhang.

(3Vào những ngày lễ lớn như ngày mồng 1, 15, lễ Phật Đản có thể đốt Đại Hương (đốt nhang to), chính là thắp đèn dầu Phật trước bàn thờ Phật, thắp nhang rồi dùng lửa từ đèn Phật đốt đàn hương (gỗ đàn hương có thể mua ở các cửa hàng Phật cụ) rồi dùng tay phẩy tắt ngọn lửa (không được thổi bằng miệng), lúc này khói bay ra chính là đại hương, tức là hương thơm của Bồ Tát. Có thể đốt liên tục như vậy rồi tắt đi, tổng cộng làm ba lần, đây chính là đốt đại hương. Sau khi đốt xong đại hương thì lễ bái, cầu nguyện và tụng kinh. Gỗ đàn hương đã qua sử dụng có thể cắm dọc vào lư hương, phần chưa sử dụng có thể sử dụng tiếp lần sau.

8. Làm Sao Để Bài Trí Bàn Thờ Phật Khi Chuyển Nhà

(1) Khi dọn nhà đi, nếu có bàn thờ Phật thì cần niệm tụng “Chú Đại Bi” 7 biến, “Tâm Kinh” 7 biến, “Lễ Phật Đại sám hối văn” 7 biến, khấn cầu với Bồ Tát xin Bồ Tát từ bi tha thứ, cho con đem tượng Bồ Tát mời về nhà mới, lập bàn thờ Phật để thờ cúng. Thắp nén nhang cuối cùng trong căn nhà ban đầu, sau khi nhang đã cháy hết, thỉnh tượng Bồ Tát xuống và bọc trong vải đỏ. Quan trọng nhất là khi chuyển đến nơi ở mới, phải thờ phụng tượng Bồ Tát lại từ đầu, thắp 3 nén hương trong mỗi lư hương rồi niệm Chú Đại Bi 7 biến, Tâm Kinh 7 biến và thường xuyên bái lạy. “Xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bò Tát đến nhà mới của con là XXX và tiếp tục phù hộ cho chúng con là XXX, XXX con nhất định sẽ học Phật và tu tâm thật tốt”, bài trí bàn thờ Phật xong mới dọn nhà tiếp thì tốt hơn.

(2Tượng Bồ Tát được dọn qua nhà mới không cần phải khai quang lại, bởi vì trước đây Bồ Tát đã nhập tượng rồi, cho nên sau khi thỉnh Bồ Tát qua nhà mới xong, chỉ cần thắp hương là đã mới được Bồ Tát đến rồi. Cho nên không cần phải khai quang nữa.

(3Nếu nhà đang sửa chữa mà phải tạm trú ở nơi khác thì tốt nhất bạn nên lập bàn thờ tại nơi ở tạm. Khi ngôi nhà mới đã sẵn sàng, bạn có thể di chuyển bàn thờ đến đó.

9 . Làm Sao Để Thờ Cúng Bồ Tát Khi Đi Công Tác

(1) Nếu bạn phải đi xa trong một thời gian ngắn (ví dụ như đi công tác, v.v.), bạn có thể thay Nước Đại Bi, trái cây và hoa ngay trước khi rời đi (để đảm bảo hoa trái không bị hư hỏng trước ngày quay về) sau đó để bàn thờ Phật như bình thường là được, không cần phải che đậy lại.

(2Tốt nhất nên chụp ảnh bàn thờ Phật tại nhà khi chưa có thắp hương, sau đó bọc ảnh vào tấm vải đỏ và mang theo bên mình. Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể dùng bức ảnh này để dâng hương, nước, hoa quả tươi… giống như thờ Phật bình thường, nếu điều kiện không cho phép, bạn có thể lấy bức ảnh này ra mỗi ngày, thắp tâm hương rồi cất đi.

10. Làm Sao Để Cung Thỉnh Bồ Tát Nhập Bảo Tượng

(1) Nếu đang theo Lư Đài Trưởng tu tâm tu hành tốt nhất nên thỉnh một bức tượng hoặc chân dung của Quán Thế Âm Bồ Tát, đồng thời chúng ta phải tôn kính tất cả các tôn giáo, chư Bồ Tát và các vị thần linh khác. Thông thường nếu thỉnh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tốt nhất thờ phụng hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát của Đài đông Phương, nếu quý vị muốn thỉnh một bức tượng sứ Quán Thế Âm Bồ Tát khác, có thể chọn tượng có tư thế đứng, tay cầm chiếc bình tịnh thuỷ bằng gốm sứ có cành liễu, cố gắng không dùng tượng có hình thú may mắn như Rồng. Tốt nhất là tượng chưa được khai quang, hãy về nhà và tự thỉnh Bồ Tát nhập vào bảo tượng (tất nhiên nên nhờ đài trưởng hoặc các vị cao tăng khác khai quang sẽ tốt hơn).

(2Nếu bạn tự chọn một bức tượng Quán Âm Bồ Tát, bạn có thể đến cửa hàng dụng cụ Phật giáo và xem một số vị Bồ Tát mà bạn định thỉnh về, nếu bạn cảm thấy có vị Bồ Tát nào đang mỉm cười với bạn hoặc bạn đặc biệt thích, hãy mời vị Bồ Tát đó; cũng có thể in hình Quán Thế Âm Bồ Tát của Quán Âm Đường ở Đài đông Phương, đóng khung để thờ cúng.

(3) Thông thường, người không có tu vi cao thì không có khả năng khai quang tượng Bồ Tát, nhưng có thể thỉnh vị Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho chúng ta nhập vào bảo tượng. Bạn có thể chọn những ngày cát tường như mùng 1 và 15; những thời điểm tốt như 6 giờ, 8 giờ, 10 giờ sáng (nếu thực sự không cúng được vào buổi sáng, bạn cũng có thể chọn cúng vào buổi chiều 4 giờ), chuẩn bị bàn cúng, địa điểm cúng, sau khi thỉnh Bồ Tát lên bàn thờ, cúng nước, hoa quả, dầu rồi thắp hương, tốt nhất là ba cây nhang, hai tay chắp lại nắm chặt nhang và đưa qua đầu, hướng mặt về phía Bồ Tát và lạy ba lần, cắm hương vào lư hương trước mặt Bồ Tát và khấn nguyện: “Xin Nam Mô Đại Từ Bi Đại Bi cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm Quán thế Âm Bồ Tát hiển linh, tiến nhập vào trong bảo tượng mà con tên XXX thờ phụng”. Sau đó niệm Chú Đại Bi 7 biến và Tâm Kinh 7 biến, sau đó lạy ba lần, càng tụng nhiều “Tâm Kinh” và “Chú Đại Bi” thì hiệu quả càng tốt.

(4Trước khi niệm Kinh, bạn có thể nói vài lời với Bồ Tát, chẳng hạn như cầu xin Bồ Tát phù hộ cho gia đình bạn bình an, v.v., hoặc phát nguyện với Bồ Tát rằng từ nay về sau bạn sẽ lễ bái với Bồ Tát 1 lần vào buổi sáng và buổi tối mỗi ngày. Trong quá trình niệm Kinh phải nhớ thắp nhang liên tục.

(5) Sau khi đã cúng Bồ Tát xong, đừng tùy tiện sờ vào, thông thường không cần cọ rửa, nếu thật sự có nhiều bụi bặm, vào buổi sáng có thể dùng khăn ẩm mới lau nhẹ và phải niệm 1 biến Tâm Kinh. Nếu bắt buộc phải thay đổi vị trí, trước tiên phải thắp hương và nói với Bồ Tát thay đổi vị trí, niệm Chú Đại Bi 7 biến, Tâm Kinh 7 biến, Đại Phật Đại Sám Hối Văn 7 biến, sau đó chờ đến nhang cháy hết rồi mới dịch chuyển.

11. Thắp Tâm Hương

(1) Nếu tạm thời quý vị không có điều kiện lập bàn thờ trong nhà hoặc khi bạn phải đi công tác, hay du lịch, bạn có thể thắp Tâm Hương.

(2) Phương pháp: Trong tâm hãy quán tưởng đến những điều sau: hình ảnh của Đức Phật hay Bồ Tát mà quý vị đã cúng bái hoặc hình ảnh Bồ Tát mà quý vị yêu thích đang ở trước mặt bạn, thắp một ngọn đèn dầu, lấy hương và thắp lên, 2 tay chắp hương ở giữa trán, cắm nhang vào lư hương, quỳ xuống và đồng thời khấn nguyện trong lòng. Thắp tâm hương chỉ chắp 2 tay lại rồi quán tưởng đến Bồ Tát là được, không làm bất cứ hành động nào khác như quỳ lạy, v.v..

Xin lưu ý: Chỉ được dâng tâm hương khi mà tại nhà đã thờ Phật, Bồ Tát thời gian dài. Ngược lại, những hình ảnh chư Phật, Bồ Tát trên màn hình máy tính, hình ảnh chư Phật, Bồ Tát trong kinh sách hoặc những hình ảnh tương tự khác, vì không được thờ phụng và không được khai quang nên không có trường khí của Bồ Tát. Thắp hương cho những thứ này cũng tương đương với việc thắp nhang cho trời đất và các vị thần linh hoặc các vong linh qua đường đều có, đều có thể bị lấy đi, sẽ rất nguy hiểm và có thể gây ra những rắc rối không đáng có.

12. Điều Kiện Trong Nhà Có Giới Hạn Làm Sao Để Bài Trí Bàn Thờ Phật

(1) Nếu điều kiện sống của quý vị thực sự có hạn và không thể tránh khỏi những nơi có trường khí không tốt như phòng vợ chồng, nhà bếp, v.v., hoặc trong gia đình có người tạm thời không tin Phật thì bạn có thể mua một chiếc tủ mới có cửa gỗ và thờ tượng Bồ Tát bên trong tủ.

(2Trong tủ không được đặt những vật dụng khác, chỉ nên đặt những Phật cụ, Kinh sách, v.v. và không nên đặt bất cứ thứ gì phía trên tượng Bồ Tát.

(3) Có thể mở cửa tủ khi thắp nhang cho Bồ Tát. Đóng cửa tủ lại khi nhang đã cháy xong.

13. Các bước thiết lập bàn thờ Phật tổng quát

Lên đầu trang