175 câu vấn đáp học Phật

175 câu vấn đáp học Phật, Newsfeed

105. Về việc tụng kinh khi thi cử《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 105》2011-06-03

105. Về việc tụng kinh khi thi cử《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 105》2011-06-03 Hỏi 105:Chào Lư Đài Trưởng! Con trai con sắp thi, nên tụng kinh gì? Vào ngày thi thì nên làm gì? Đáp 105: Trước hết, bản thân cháu phải nghiêm túc ôn tập, chuẩn bị tốt để đối mặt với kỳ thi. Bài tập hàng ngày trước kỳ thi:1. Tối thiểu tụng 7 biến 《Chú Đại Bi》, 7 biến 《Tâm Kinh》, 21 hoặc 49 biến 《Chuẩn Đề Thần Chú》, Khấn nguyện: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ cho con XXX, vạn sự như ý, thi cử thuận lợi, học hành thành công.”2. Thông thường, ba tháng trước kỳ thi có thể giảm 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 xuống còn 1 biến, để tránh kích hoạt nghiệp chướng, ảnh hưởng đến kỳ thi.3. Trước kỳ thi 1 tháng, có thể tụng thêm 《Công Đức Bảo Sơn Thần Chú》 49 biến, cầu xin Bồ Tát gia hộ chuyển hóa việc thiện đã làm trước đây thành công đức, phù hộ cho kỳ thi thuận lợi. Ngoài ra, cần kết hợp phát nguyện, phóng sinh. Nếu cảm thấy có người cần kinh đòi kinh, thì phải nhanh chóng tụng Ngôi Nhà Nhỏ để siêu độ. Nếu con không có thời gian tụng đủ các kinh, người nhà có thể tụng giúp. Cháu ít nhất cũng phải tự tụng 《Chuẩn Đề Thần Chú》 21 biến mỗi ngày. Nếu chỉ có người nhà tụng mà cháu không tụng thì hiệu quả sẽ không cao. Trước kỳ thi, có thể đốt Kinh Văn Tự Tu của 《Chú Đại Bi》, 《Tâm Kinh》, và 《Chuẩn Đề Thần Chú》 in trên giấy vàng. Thường thì đốt trước 3–4 ngày là được, tốt nhất không nên đốt đúng ngày thi. Nếu chuẩn bị tốt thì có thể bắt đầu từ một tháng trước, mỗi tuần đốt một tờ, nhiều nhất là hai tờ. Ngày thi cũng rất quan trọng: Có thể mang theo vật hộ thân, mặc quần áo theo màu của bản mệnh. Đương nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tụng kinh – buổi sáng tụng 7 biến 《Chú Đại Bi》, sau khi vào phòng thi, người nhà ở ngoài có thể tụng 《Tâm Kinh》 và 《Chuẩn Đề Thần Chú》 không ngừng, cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát ban trí huệ, phù hộ cho cháu thi cử suôn sẻ. Trước khi điểm thi được công bố chính thức, việc tụng nhiều 《Chuẩn Đề Thần Chú》 vẫn có thể cải thiện kết quả. Thường có thể tụng 108 biến mỗi ngày. Kinh Văn Tự Tu cũng có thể đốt bình thường, mỗi tuần không quá hai tờ loại 272 biến. Cũng có thể tụng 《Công Đức Bảo Sơn Thần Chú》 từ 49 đến 108 biến. Nếu muốn con đạt kết quả tốt, điều quan trọng nhất là tụng kinh, phát nguyện và phóng sinh phải kết hợp ba phương diện cùng lúc; phải làm nhiều công đức, phát nguyện lớn, phóng sinh nhiều. 105、关于考试念什么经——《心灵法门佛学问答 一百零五》2011-06-03 问105:台长您好!我儿子马上要考试了该怎么念经?考试当天又该怎么做? 答105: 孩子自己首先必须认真复习、正确应对考试。 考试前每天的功课: 至少7遍《大悲咒》、7遍《心经》、21或49遍《准提神咒》,求“请观世音菩萨保佑我XXX,心想事成,考试顺利,学业成功”。 一般考试前三个月就可以把《礼佛大忏悔文》减少到1遍,免得业障激活了影响考试。 考前一个月可以加念《功德宝山神咒》49遍,祈求菩萨保佑将过去所做的善事转换为功德,保佑考试顺利。 加上许愿、放生。 一旦感觉有要经者的话,要尽快念小房子超度。 如果孩子没时间念这么多经,可以家人帮忙念,孩子自己先念《准提神咒》每天21遍。如果单单家人念而孩子自己不念,效果不会太好的。 考试前,可以将《大悲咒》、《心经》、《准提神咒》自修经文的黄纸化掉。一般来说,提前三四天化掉即可,最好不要在考试当天。如果有比较充足的准备,可以在一个月前就开始,每周一张或者最多两张。 考试当天也很重要,可以身上带个护身符、穿自己图腾颜色的衣服……当然主要的还是要念经——早上先念7遍《大悲咒》,进考场以后,家人在外面不停地念《心经》和《准提神咒》,祈求观世音菩萨给他智慧,保佑他顺利通过这次考试。 在成绩还没归阳前,多念《准提神咒》是可以改变的。一般可以每天念108遍《准提神咒》。 自修经文也可以正常烧送,一周一般不超过两张(272遍的自修经文)。 还可以念诵《功德宝山神咒》49-108遍。 如果求孩子成绩好,最关键的是要念经、许愿和放生三管齐下,要多做功德、许大愿、多放生。

175 câu vấn đáp học Phật, Newsfeed

103. Về vấn đề đeo mặt dây chuyền Quán Thế Âm Bồ Tát《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 103》2011-05-02

103. Về vấn đề đeo mặt dây chuyền Quán Thế Âm Bồ Tát《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 103》2011-05-02 Hỏi 103:Chào Lư Đài Trưởng! Con muốn thỉnh một mặt dây chuyền hình Quán Thế Âm Bồ Tát để đeo trên cổ như một vật hộ thân, như vậy có được không? Có điều gì cần lưu ý không? Nữ giới có thể đeo không? Có cần khai quang không? Đáp 103: Việc đeo mặt dây chuyền hình Quán Thế Âm Bồ Tát trên cổ hoàn toàn không phân biệt nam nữ, đặc biệt là hiện nay chúng ta đang tu theo pháp môn của Quán Thế Âm Bồ Tát, nếu đeo mặt dây chuyền của Ngài thì càng dễ nhận được sự gia trì và bảo hộ. Mặt dây chuyền chỉ nên có hình Quán Thế Âm Bồ Tát, không nên chọn loại có thêm hình con giáp, hoa văn hoặc chữ nghĩa khác ở mặt sau. Chất liệu nên đơn nhất, tốt nhất là vàng nguyên chất, tiếp theo là ngọc, cũng có thể dùng, nhưng tránh những loại kết hợp nhiều chất liệu như khảm vàng, nạm ngọc v.v. Nếu là ngọc, màu sắc cần thuần nhất, không nên có nhiều màu xen lẫn. Trắng ngà hơi sẫm một chút là tốt nhất, còn ngọc màu xanh thì tương đối không tốt. Nếu có thể được Đài Trưởng khai quang thì đương nhiên là tốt nhất; nếu không, bạn cũng có thể tự làm theo cách thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát an vị vào tượng mà tụng kinh, cầu Bồ Tát gia trì. Nếu không có bàn thờ để khai quang thì cũng có thể đeo trực tiếp, vì người thường xuyên tụng kinh, tu tâm thì Bồ Tát sẽ biết và vẫn sẽ gia hộ. Bình thường đeo vật hộ thân thì đi vệ sinh cũng không sao, nhưng khi tắm thì nên tháo ra, ngủ cũng tốt nhất nên tháo ra, đặc biệt khi vợ chồng gần gũi thì không nên đeo. Nếu vật hộ thân bị rơi xuống những nơi ô uế như nhà vệ sinh, cần tụng 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》 49 biến, và không được đeo lại. Nếu chỉ rơi trên nền sạch sẽ và không hư hại, thì tụng 7 biến《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》, có thể tiếp tục đeo. Nếu vật hộ thân bị hư hỏng, không nên đeo tiếp, và cũng cần tụng 49 biến《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》.   103、有关戴观世音菩萨挂坠的问题——《心灵法门佛学问答 一百零三》2011-05-02 问103:台长您好!我想请个观世音菩萨挂坠戴在脖子上当护身符可以吗?有什么讲究吗?女子能戴吗?要开光吗? 答103: 戴在脖子上的挂坠,请观世音菩萨像完全可以不分男女,尤其是我们现在修的是观世音菩萨的法门,如果佩戴观世音菩萨的挂坠更能得到保护加持。 整个挂坠上只能有观世音菩萨。那种背面还有生肖或者其他图案、文字的不要选。 材质要单一,最好是纯金的,其次,玉的也可以,但是,不要选镶金嵌玉之类多种材料的。 如果是玉的颜色要纯,不要有多种颜色。白色稍微偏深一点最佳,绿色的相对不是太好。 能请台长开光当然最好;自己也可以参照恭请观世音菩萨进入宝像的做法念经求菩萨加持;如果没有佛台开光,直接戴上去也可以,因为我们每天念经修心的人菩萨会知道,也能得到保佑的! 护身符平时戴着上卫生间等都没关系,但是洗澡的时候要取下来,睡觉的时候最好也要取下来,尤其是夫妻之事的时候不宜戴。 如果护身符掉在卫生间等污浊之处,就要念49遍《礼佛大忏悔文》,并且不能再戴。如果是一般干净的地面并且没有损坏,念7遍《礼佛大忏悔文》,可以继续佩戴。如果护身符损坏,不宜佩戴,并且要念49遍《礼佛大忏悔文》。

175 câu vấn đáp học Phật, Newsfeed

101. Về vấn đề khấn nguyện khi tụng kinh —— 《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 101》2011-04-30

101. Về vấn đề khấn nguyện khi tụng kinh —— 《Pháp Môn Tâm Linh · Phật Học Vấn Đáp 101》 2011-04-30 Hỏi 101: Kính thưa Lư Đài Trưởng, khi tụng kinh, con nên khấn nguyện điều mình mong muốn trước mỗi bài kinh một lần, hay là chỉ khấn chung một lần trước khi bắt đầu tụng kinh rồi tụng liên tục? Hoặc là mỗi lần tụng một biến kinh thì lại khấn một lần? Đáp 101: Không nên khấn nguyện trước mỗi biến kinh, tốt nhất là đừng làm như vậy. Trong một buổi phát sóng trước đây, từng có người làm như thế khi tụng kinh, sư phụ xem qua đồ đằng thì thấy tiêu đề của mỗi bài kinh đều là màu đen — vì điều họ cầu phần lớn là những quả báo không tốt, cho nên kéo theo trường khí đen. Vì vậy, việc khấn nguyện trước mỗi biến kinh sẽ làm giảm hiệu quả của bài kinh đó. Đối với người mới bắt đầu, có thể làm theo cách mỗi loại kinh khấn một lần là đủ. Cách khấn cụ thể có thể tham khảo 《Phật Học Vấn Đáp 71》 và 《Phật Học Vấn Đáp 72》 — mục lưu ý và giới thiệu về việc tụng kinh. Người mới có thể khấn hơi nhiều một chút, nhưng cũng không nên quá nhiều, vì nếu khấn quá nhiều thì: Thứ nhất, chưa chắc đã linh nghiệm; Thứ hai, dễ khiến bản thân sinh tâm tham. Nếu hiện tại bản thân còn có nhiều vấn đề cấp bách hoặc cụ thể cần giải quyết, thì nên tách riêng từng việc ra mà khấn, cách này sẽ mang lại hiệu quả rõ ràng và phù hợp hơn. Còn nếu đã tu tập đến một trình độ nhất định, không còn quá nhiều mong cầu hay vấn đề cần giải quyết, thì có thể tổng hợp lại và chỉ khấn một lần trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc khóa tụng. Khi công phu và cảnh giới của một người tăng lên, thì cách khấn nguyện cũng nên thay đổi theo. Việc tụng kinh một cách thanh tịnh không mong cầu và tụng kinh có mục đích là hai điều hoàn toàn khác biệt. Dù hiện tại nhiều người tụng kinh là để cầu xin điều gì đó, nhưng cũng nên dần dần buông bỏ tâm mong cầu, vì khi có mong cầu thì chưa chắc đã linh. Khi cảnh giới càng cao, công phu càng sâu, thì phải dần đạt đến vô sở cầu. Không cầu tức là có cầu, mà có cầu đôi khi lại là vô cầu. Nhiều khi bạn khấn quá nhiều thì Bồ Tát chưa chắc đã giúp, nhưng khi bạn không khấn gì thì ngược lại Bồ Tát lại giúp bạn — vì công đức và đạo lực của bạn đã tích đủ, Bồ Tát sẽ tự nhiên gia hộ. Việc gia hộ không phải do bạn nói nhiều mà có. Hiệu quả thực sự của việc cầu nguyện trước mỗi đoạn kinh cũng giống như việc đọc nhiều nhưng cầu nguyện ít, thậm chí đôi lúc tụng nhiều mà khấn ít lại tốt hơn. Ví như bạn liên tục cầu xin một người giúp mình, năn nỉ mãi mà chưa chắc họ đã giúp được — điều này ở nhân gian là như vậy, và trên thiên giới cũng có nguyên lý tương tự. Nhiều điều bạn cầu ở nhân gian chưa chắc đã có thể thực hiện được, vì phần lớn đều là quả báo cộng nghiệp từ trời định. Dù sử dụng cách khấn nào, thì riêng các bài kinh như 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》, 《Giải Kết Chú》 và 《Vãng Sanh Chú》 nên được tách riêng ra để khấn cụ thể. 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》là một bài kinh dài nên trước khi tụng, tốt nhất nên cầu nguyện: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ cho con, tên là XXX, giúp con sám hối và tiêu trừ nghiệp chướng trên người (hoặc nơi nào đó cụ thể).” Trước khi tụng 《Giải Kết Chú》 có thể khấn: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ cho con XXX và người YYY hóa giải ác duyên.” Trước khi tụng 《Vãng Sanh Chú》 có thể khấn: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ cho con XXX siêu độ tiểu vong linh vì con mà chết, giúp con tiêu trừ nghiệt chướng.” 101、有关念经时候祈求的问题——《心灵法门佛学问答 一百零一》2011-04-30 问101:请问卢台长,在每一次念诵经文之前说出相应的祈求好呢?还是在念经之前总地祈求一次,然后就开始念经?或者每一遍经文之前都祈求一次? 答101: 不要在每一遍经文之前都祈求,最好不要这样做。之前节目中曾有人如此念经,台长看图腾发现每个经文的题目都是“黑的”,因为所求之事基本上都是不好的果报,故会带来黑气场,所以每一遍经文前都求会影响经文效果。 对于初学者,可以按照每种经文前各求一次的做法入门,详细参见《佛学问答七十一、七十二、念诵经文的注意事项与简介》中的祈求方法。对一个初学者来说,可以稍微祈求多一点,但是也不应该太多,因为祈求过多的话,第一,不一定灵;第二,会增加他的贪心。 如果自己现在尚有很多比较着急或者比较具体的问题要解决,那最好还是分开祈求,这样比较有针对性,所求之事效果也会较好。 如果现在已经修心到一定程度,无有太多所求或者问题要解决的话,就可以统一在每一次做功课之前与结束后各祈求一次。因为随着一个人修为的程度提高、境界提高,祈求的方法也应该有所改变。对于念经念的好的同修,可以在念经之前总的祈求一次,在念经结束后再祈求一次。 念经的时候很纯洁地念诵和念经的时候有目的地念诵效果是不一样的。就算现在很多人念经都是有所求的,也应该慢慢地把有所求去掉,因为有所求就不一定会灵。随着境界的提高,随着修为的提高,必须慢慢地达到无所求。无所求就等于有所求,而有所求就等于无所求。有时候求的再多菩萨不一定能帮你,而不求时菩萨反而帮你,因为你的功力增加以后,菩萨自然会保佑,而不是讲的多菩萨就一定保佑的。 每一部经文之前都祈求的实际效果和多念少求是差不多的,甚至有时候还不如多念少求。就如你不停地在求某个人办事情,拼命地求也不一定能办到。这在人间也不一定做得到,很多东西你以为是人间的,其实也是天上的运作方法。因为祈求的很多事情在人间不一定做得到,很多东西看似是人间的,其实是天上的共业果报关系。 无论采用何种方式祈求,《礼佛大忏悔文》、《解结咒》和《往生咒》最好还是要单独分开祈求。 因为《礼佛大忏悔文》是一部大经,最好念之前可以祈求:“请大慈大悲的观世音菩萨保佑我XXX(您的名字),帮助我忏悔和消除身上(或某个部位)的业障。” 在念《解结咒》之前最好是祈求:“请大慈大悲观世音菩萨保佑我XXX(您的名字)与YYY可以化解恶缘。” 在念《往生咒》之前最好是祈求:“请大慈大悲观世音菩萨保佑我XXX超度因为我而死去的小灵性。”

175 câu vấn đáp học Phật, Newsfeed

100. Về việc làm sao để bày tỏ lòng biết ơn Quán Thế Âm Bồ Tát —《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 100》2011-04-20

100. Về việc làm sao để bày tỏ lòng biết ơn Quán Thế Âm Bồ Tát —《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 100》2011-04-20 Hỏi 100: Kính chào Lư Đài Trưởng từ bi vĩ đại. Sau khi con tu học Pháp Môn Tâm Linh, con đã được lợi ích trên nhiều phương diện. Gần đây con còn gặp đại nạn mà không chết, may mắn thoát nạn, con biết rõ là nhờ Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ! Nhưng con không biết nên làm cách nào để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bồ Tát, hoặc nên tụng kinh gì ạ? Đáp 100: Người mới bắt đầu tụng kinh tu tâm, chỉ cần thành tâm, thường ngày làm nhiều việc thiện, tạo nhiều công đức, thì Bồ Tát đều sẽ gia trì và che chở. Thông qua việc tụng kinh trả nợ nghiệp, tiêu trừ nghiệp chướng, chúng ta có thể hóa giải nhiều tai họa — “chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không”. Nếu muốn bày tỏ long biết ơn sự gia trì và bảo hộ của Quán Thế Âm Bồ Tát, có thể phát nguyện trước bàn thờ Phật: nguyện ăn chay, nguyện cứu độ bao nhiêu người, học theo hạnh từ bi rộng lớn của Quán Thế Âm Bồ Tát cứu độ chúng sinh có duyên, phát tâm hoằng dương Phật pháp, v.v… Thật ra Quán Thế Âm Bồ Tát không mong nhận được báo đáp gì từ chúng ta, điều Ngài mong là chúng ta có thể tu tâm thật tốt và phổ độ chúng sinh. Cho nên nếu muốn cảm ơn Quán Thế Âm Bồ Tát, thì nên học theo Bồ Tát, học theo Đài Trưởng, với tâm đại từ đại bi vô điều kiện mà cứu độ chúng sinh. Thường ngày có thể kiên trì hoằng pháp độ người, nhiều lần chia sẻ trải nghiệm bản thân để giúp người khác phá mê khai ngộ, làm nhiều pháp thí. Ngoài ra, có thể tụng nhiều 《Tâm Kinh》 hơn, tụng 《Tâm Kinh》 có thể kết nối được trường khí với Quán Thế Âm Bồ Tát, để Bồ Tát cảm nhận được lòng thành biết ơn của mình. Cũng có thể hưởng ứng lời kêu gọi của các Phật hữu trên mạng, tụng nhiều 《Chú Đại Bi 》 tặng cho  Đài Trưởng, cũng như phóng sinh để cầu nguyện cho Đài Trưởng thường trụ thế gian, tiếp tục hoằng pháp thuyết pháp, giúp nhiều chúng sinh hữu duyên tu học Pháp Môn Tâm Linh, lìa khổ được vui.   100、关于如何感恩观世音菩萨的问题——《心灵法门佛学问答 一百》2011-04-20 问100:大慈大悲的卢台长,我修了心灵法门以后,很多方面得益,而且最近有一次大难不死,躲过一劫,我知道这是观世音菩萨保佑我!但是我不知道我该如何感恩观世音菩萨的恩情,读什么经文? 答100: 开始念经修心的人只要心诚,并且平时多做善事、多做功德,菩萨都会加持保佑。通过念经还债消孽,我们可以将很多灾祸“大事化小,小事化了”。 如果要感恩观世音菩萨的加持保佑,可以在佛台前发愿吃素或者发愿要救多少人,学习观世音菩萨大慈大悲救度有缘众生,立志弘扬佛法等。 其实观世音菩萨并不需要我们的任何报偿,只希望我们能够好好修心度人。所以,我们感恩观世音菩萨,就要学习观音菩萨、学习卢台长无缘大慈大悲地救度众生。平日可以坚持弘法度人,多多现身说法,让更多的人破迷开悟,多做法布施。 另外,可以多念《心经》,念《心经》可以跟观世音菩萨接通气场,这样观世音菩萨就可以感知我们的感恩之心。 还可以响应网友的号召多给卢台长读《大悲咒》、放生等,保佑卢台长常住世间弘法讲法,让更多的有缘众生通过修习心灵法门离苦得乐。

175 câu vấn đáp học Phật, Newsfeed

99. Về vấn đề tụng 《Lục Tự Đại Minh Chú》 —《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 99》2011-03-16

99. Về vấn đề tụng 《Lục Tự Đại Minh Chú》 ——《Pháp Môn Tâm Linh · Phật Học Vấn Đáp 99》 2011-03-16 Hỏi 99: Kính chào Lư Đài Trưởng! Trước đây có nghe Ngài giảng 《Lục Tự Đại Minh Chú》 có uy lực rất lớn, xin hỏi rằng trẻ em có thể tụng chú này không ạ? Vì chú này khá ngắn, trẻ dễ nhớ. Đáp 99: Mỗi một bài kinh chú đều là do chư Phật Bồ Tát ban truyền cho chúng ta, đều có hiệu lực phi thường, đều rất tốt. Trong phần bài tập hàng ngày của Pháp Môn Tâm Linh thì không có bài kinh này. Khi gặp vong linh là cô hồn dã quỷ (tức là những vong linh tính không liên quan gì đến mình) đang bao vây một người nào đó, hoặc khi gặp phải vong linh rất mạnh, tụng bài kinh này có thể giúp tăng cường năng lượng cho bản thân, khiến các vong linh tính đó không thể đến gần – nói cách khác, trong những tình huống khẩn cấp có thể sử dụng như một phương pháp phòng thân. Trong tình huống bình thường, nếu bạn không có công phu nhất định mà lại tụng 《Lục Tự Đại Minh Chú》 thì có khả năng sẽ chiêu cảm những vong linh tới quấy nhiễu. Ví dụ như: bạn không biết võ công, nhưng trong tay lại cầm một thanh kiếm vo song, khi những người luyện võ nhìn thấy thì sẽ tìm đến thách đấu với bạn. Khi tụng chú này, nền tảng cũng rất quan trọng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ thì càng phải thận trọng hơn. 99、有关念《六字大明咒》的问题——《心灵法门佛学问答 九十九》2011-03-16 问99:台长您好!以前有听台长说过《六字大明咒》威力巨大,想请问一下,可以让孩子念这个咒吗?因为比较短,小孩容易记。 答99: 每一种经咒都是菩萨给我们的,都有其非凡的功效,都是很好的。 修心灵法门平日的功课里是没有这个经文的。 当灵性是孤魂野鬼(跟他没有关系的灵性)把某人包围的时候,或者碰到一些特别大的灵性时候,念这个经文会给自己增加力量,让灵性不能近身,就是说,紧急关头可以用来防身。 正常情况下,你没有一定的功力,却要持《六字大明咒》的话可能会惹一些灵性来跟你作不友好的举动。举个例子:你不会武功,手上却拿了绝世宝剑,人家练武的人看见了就过来和你比武了。 念这个经,根基也很重要,尤其是小孩子,念这个经文更要当心。

175 câu vấn đáp học Phật, Newsfeed

98. Về việc có thể dùng hình ảnh Bồ Tát hoặc ảnh Lư Đài Trưởng làm hình nền máy tính hoặc ảnh đại diện hay không —《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 98》2011-02-08

98. Về việc có thể dùng hình ảnh Bồ Tát hoặc ảnh Lư Đài Trưởng làm hình nền máy tính hoặc ảnh đại diện hay không —《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 98》2011-02-08 Hỏi 98: Kính hỏi Lư Đài Trưởng, con rất thích hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ở Quán Âm Đường Úc Châu. Con có thể lấy hình Quán Thế Âm Bồ Tát đó làm hình nền máy tính hoặc ảnh đại diện của mình không ạ? Đáp 98: Dùng hình ảnh Bồ Tát làm hình nền máy tính, nếu là kiểu hiện ra rồi biến mất liên tục, thì đó là sự bất kính đối với Bồ Tát. Hình tượng Bồ Tát cần được trang nghiêm cung kính thờ phụng, không thể sử dụng một cách tùy tiện như vậy được. Hình ảnh trên máy tính đều là dạng ảo, do đó hình Bồ Tát trên máy không thể thực sự khai quang hay thỉnh Bồ Tát nhập tượng được. Hình của Đài Trưởng cũng như vậy. Hơn nữa, hình ảnh dưới dạng ảo cứ liên tục chớp tắt sẽ rất dễ chiêu cảm vong linh. Ngoài ra, nếu mỗi ngày bạn dùng máy tính để xem những nội dung không lành mạnh, hoặc trong máy có lưu giữ các nội dung xấu, mà lại lấy hình Bồ Tát hoặc ảnh Đài Trưởng làm hình nền hay ảnh đại diện, thì đều là hành vi bất kính. Ảnh Bồ Tát trong máy có thể in màu, ép plastic hoặc lồng khung trang trọng, rồi thực hiện theo đúng cách mà Lư Đài Trưởng đã chỉ dạy để thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ nhập vào trong bảo tượng được thờ cúng, sau đó cung kính thờ phụng. Chi tiết xem tại 《Phật Học Vấn Đáp 93 · Vấn Đề Liên Quan Đến Việc Thờ Phụng Hình Tượng Chư Phật Bồ Tát》. 98、关于可否用菩萨图片或台长照片作为电脑屏保或者头像的问题——《心灵法门佛学问答 九十八》2011-02-08 问98:请问卢台长,我很喜欢澳洲观音堂的观世音菩萨像,我是否可以把观世音菩萨像作为电脑荧屏或者自己的聊天头像? 答98: 将菩萨图片照片作为屏保,如果闪入闪出的形式播放,这是对菩萨的不敬。菩萨像都是要庄重供奉供养的,不能以如此游戏的形式使用。 电脑上的各类图片都是以虚拟形式存在的,因此菩萨的图片在电脑中是无法真正开光并且请菩萨进入的。台长的照片也是如此。 而且,这种虚拟形式的图片,不停闪来闪去,很容易招惹灵性上去。 此外,如果每天都在电脑上浏览阅读一些不健康的东西,或者电脑中储存有任何不良内容,而又将菩萨和台长的照片作为屏保、头像,以上做法都是不恭敬的。 电脑中菩萨的照片均可彩色打印,塑封或者加装相框,按照台长教的办法请保佑自己的观世音菩萨进入敬奉的宝像中,然后好好地供奉,详见《佛学问答九十三、有关供奉佛菩萨像的问题》。

175 câu vấn đáp học Phật, Newsfeed

97. Về vấn đề năm tuổi (bản mệnh)《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 97》2011-02-02

97. Về vấn đề năm tuổi (bản mệnh)《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 97》2011-02-02 Hỏi 97:Thưa Lư Đài Trưởng, năm nay là năm tuổi của con, như vậy có gì không tốt không ạ? Con cần chú ý điều gì? Có cần mặc đồ lót màu đỏ không? Đáp 97: Năm tuổi dễ phạm xung sát, tức là phạm xung đối và phá Thái Tuế, như trong đời sống thường hay bị tiểu nhân hãm hại, cơ thể sinh bệnh, sự nghiệp không thuận lợi, v.v. Ví dụ như năm 2011 là năm Mão (con thỏ), đối với người tuổi Mão thì đó là năm tuổi. Tập tục dân gian như mặc đồ lót màu đỏ cũng có tác dụng nhất định, nhưng quan trọng nhất vẫn là phải chăm chỉ niệm kinh, phóng sinh và phát nguyện. Cần kiên trì thực hiện bài kinh hằng ngày. Trên cơ sở bài kinh hàng ngày, nên trì niệm 49 biến 《Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú》, 29 biến 《Giải Kết Chú》 để cầu xin hóa giải oán kết, tiêu tai cát tường. Đồng thời có thể phát nguyện niệm một đợt Ngôi Nhà Nhỏ với số lượng bằng đúng tuổi của mình, ví dụ 48 tuổi thì phát nguyện ít nhất 48 tờ Ngôi Nhà Nhỏ để tặng cho người cần kinh của mình. Nếu dưới 21 tuổi thì có thể niệm 21 tờ. Khi phát nguyện có thể khấn:  “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi gia hộ cho con, hóa giải kiếp nạn năm tuổi.” Tốt nhất là nên bắt đầu niệm và đốt trước sinh nhật khoảng ba tháng, và hoàn thành việc đốt hết vào đúng ngày sinh. Năm tuổi phạm Thái Tuế, có thể mỗi tháng đốt một lần 27 tờ Ngôi Nhà Nhỏ cho “Người cần kinh của XXX [Tên họ đầy đủ]”. Thông thường có thể chọn ngày đầu hoặc giữa tháng âm lịch để đốt và khấn nguyện: “Cầu xin Thái Tuế Bồ Tát gia hộ cho con [tháng mấy] được bình an.” Cứ mỗi tháng cầu nguyện cho một tháng, ví dụ: cầu xin Thái Tuế Bồ Tát gia hộ cho con tháng Giêng được bình an, như vậy mỗi tháng đều cầu, thì mười hai tháng đều được bình an. Nếu tham lam, chỉ cầu chung chung: “Cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ cho con năm 2017 được bình an”, thì kết quả là cả năm không được bình an, chỉ có thể tiêu trừ từng tháng một. Vì vậy, Ngôi Nhà Nhỏ để hóa giải phạm Thái Tuế phải cầu và đốt riêng từng tháng. (Tất cả các tuổi phạm Thái Tuế đều có thể tham khảo phương pháp này để đốt Ngôi Nhà Nhỏ.) Nếu có điều kiện, tốt nhất nên thờ cúng Thái Tuế Bồ Tát nhiều hơn, có thể tham khảo 《Phật Học Vấn Đáp 29 – Vấn đề liên quan đến Thái Tuế Bồ Tát》. 97、有关本命年的问题——《心灵法门佛学问答 九十七》2011-02-02 问97:台长您好,今年是我的本命年,会不好吗?应该注意什么呢?要穿红内衣吗? 答97: 本命年易犯冲煞,就是说犯对冲和破岁,如生活当中犯小人、身体生病、事业不顺利等等。如2011年是兔年,对属兔子的人来说是本命年。 民间流传的穿红内衣之类的风俗也是有一定作用的,但最主要的还是要好好念经、放生、许愿。 坚持每天的功课。在功课的基础上要念49遍《消灾吉祥神咒》、29遍《解结咒》,祈求化解冤结、消灾吉祥。 同时可以许愿念一拨和自己年龄相同数量的小房子,比如48岁,可以许愿念诵至少48张小房子给自己的要经者,如果是21岁以下的本命年,都可以念21张。针对这个事情祈求:“请大慈大悲观世音菩萨慈悲保佑我XXX化解本命年的关劫。”最好在生日前三个月之前就要提前开始念诵烧送,并且直至生日当天烧完。 本命年犯太岁,可以每个月一次性烧送27张小房子,敬赠xxx的要经者,“求太岁菩萨保佑我某某某几月份平安”,一般可以阴历的月初或月中烧。一个月一个月求,比如求太岁菩萨保佑我一月份平安,可以每个月都求就每个月平安,最后十二个月都平安。如果贪心的话,“求观世音菩萨保佑我2017年平安”,如果这样泛泛地求一年都平安,最后就平安不了,只能一个月一个月地消,所以化解犯太岁的小房子要分开每个月祈求和烧送。(所有犯太岁的属相都可以参照此方法烧送小房子。) 有条件的话,最好能多拜拜太岁菩萨,可以参照:《佛学问答二十九、有关太岁菩萨的问题》。

175 câu vấn đáp học Phật, Newsfeed

96. Về việc dâng hương đầu năm và tụng kinh —《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 96》2011-01-31

96. Về việc dâng hương đầu năm và tụng kinh —《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 96》2011-01-31 Hỏi 96: Kính hỏi Lư Đài Trưởng, Tết Nguyên Đán của Trung Quốc sắp đến, việc dâng hương đầu năm nên thực hiện thế nào? Chúng ta cần lưu ý những gì? Đáp 96: Việc dâng hương đầu năm vào mồng Một Tết không chỉ giới hạn ở nén hương đầu tiên, mà là khoảng thời gian kéo dài từ 12 giờ khuya (thời khắc giao thừa) đến 2 giờ sáng mồng Một Tết. Trong khoảng hai tiếng này, bất kỳ ai dâng hương đều được tính là “hương đầu năm”. Vì trong khoảng thời gian này, chư Phật, Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, chư vị Bồ Tát trực ban, mười phương ba đời chư Phật Bồ Tát và chư Long Thiên Hộ Pháp đều sẽ đến, nên việc dâng hương vào thời gian này đặc biệt linh nghiệm. Thời gian dâng hương đầu năm được tính theo giờ địa phương. Thời điểm tốt nhất để dâng hương là lúc 12:00 đêm Giao thừa, tức 0:00 rạng sáng mồng Một Tết; nói chung từ 0:00 đến 2:00 đều được tính là dâng hương đầu năm, còn từ 0:00 đến 1:00 được gọi là “hương đầu tiên của đầu năm”. Hiện nay đang là thời kỳ Mạt Pháp, chư Bồ Tát đều đã nhập vào các tượng Phật Bồ Tát mà chúng ta thờ phụng tại nhà. Các đồng tu có lập bàn thờ Phật Bồ Tát tại gia thì không nhất thiết phải ra ngoài dâng hương đầu năm, chỉ cần cung kính thờ phụng và dâng hương tại gia cũng được. Nếu trong nhà chưa lập bàn thờ, thì có thể đến chùa địa phương gần nhà để dâng hương. Trước khi dâng hương đầu năm, không được uống rượu, không ăn đồ tanh mặn. Nên đánh răng, tắm rửa sạch sẽ (nữ giới trong kỳ kinh nguyệt càng cần tắm rửa). Quần áo chỉnh tề, sáng sủa, ưu tiên mặc màu đỏ. Không nên mặc quần áo màu đen, trắng, váy ngắn hay dép lê. Trong nhà nên để đèn sáng suốt đêm. Trái cây và hoa tươi cần rửa sạch trước khi dâng cúng, vừa dâng vừa cầu nguyện chư Phật Bồ Tát. Không nên dâng chuối, đào và các món ăn do con người chế biến bằng lửa. Vào khoảng 00:00 có thể bắt đầu dâng hương (không được dùng hương gãy), thành kính dâng lên, quỳ lạy, mỗi vị Bồ Tát lạy ba lạy, thành tâm cầu nguyện. Trong quá trình dâng hương, đèn dầu phải luôn sáng. Khi cầu nguyện cần nhìn chư Bồ Tát một cách cung kính, đọc rõ họ tên đầy đủ của mình ba lần để thỉnh cầu sự gia hộ. Không nên đọc biệt danh, tên gọi khác hay tên tiếng Anh. Nếu đã từng đổi tên, thì tốt nhất nên làm lễ “thăng văn đổi tên” trước Bồ Tát, sau đó mới dùng tên đã đổi. Nếu không chắc chắn, thì đọc tên thường dùng nhất, tên người khác hay gọi nhất. Khi cầu nguyện, nên âm thầm hoặc khẽ đọc trong miệng, tốt nhất chỉ cầu hai điều nguyện. Mỗi người trong nhà đều có thể cầu riêng hai điều nguyện. Thông thường chỉ có hai điều đầu là dễ thành tựu, điều thứ ba chỉ nên cầu những điều chung chung như sức khỏe, bình an, không nên cầu điều gì quá quan trọng. Nếu cầu nguyện quá nhiều, quá phức tạp, hoặc quá lớn, sẽ mang tâm tham lam, sẽ không linh ứng. Từ đêm Giao thừa đến mồng Một Tết, tụng kinh càng nhiều càng tốt, công đức nhân lên gấp bội. Tốt nhất là tụng 《Chú Đại Bi 》, 《Tâm Kinh》, 《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》. Đêm Giao thừa có thể tụng tất cả các kinh văn, bao gồm cả Ngôi Nhà Nhỏ, 《Tâm Kinh》, 《Vãng Sanh Chú》 v.v., những kinh văn bình thường buổi tối không nên tụng thì đêm Giao thừa vẫn có thể tụng. Nếu trong nhà không có bàn thờ Phật, có thể “thắp tâm hương”, tuy nhiên hiệu quả không bằng dâng hương đầu năm, và cũng không nên thức suốt đêm để tụng kinh. Điều quan trọng nhất từ đêm Giao thừa đến mồng Một Tết là “tống cựu nghênh tân” – tiễn năm cũ, đón năm mới – phải vui vẻ, nói lời hay, tụng nhiều kinh. Trước khi mồng Một đến, tốt nhất đừng ngủ. Nếu chưa đến 0:00 đã đi ngủ thì gọi là “năm cũ không đi, năm mới không đến”, nên phải “thủ tuế” (thức đón giao thừa); thời gian thủ tuế càng dài, tuổi thọ của người lớn tuổi càng dài. Đêm Giao thừa nên bật tất cả đèn trong nhà để tăng ánh sáng. Tốt nhất là hạn chế soi gương, mỗi lần không quá nửa phút; tránh làm vỡ bát, ly trong nhà; không làm đổ dầu; không la hét lớn tiếng; hạn chế tụ tập đông người; đặc biệt là tuyệt đối không được cãi nhau. Mồng Một Tết tốt nhất không nên đến nhà người khác. Nếu trong nhà có điều kiện kinh tế không tốt, dù không có cũng nên nói là có. Trong tháng Giêng âm lịch, tốt nhất không nên để nhà trống, không nên cả nhà đi du lịch dài ngày, nếu để nhà trống sẽ dễ chiêu cảm vong linh. Ban ngày Giao thừa có thể lấy ảnh người đã khuất ra cúng và đốt Ngôi Nhà Nhỏ, ngoài ra buổi sáng mồng Một sau 9 giờ cũng được, không nên làm việc này vào đêm Giao thừa. Trong dịp Tết cũng có thể siêu độ cho người đã mất. 96、有关年初一上头香及念经事宜——《心灵法门佛学问答 九十六》2011-01-31 问96:请问卢台长,中国新年就快到了,烧头香应该怎么做?我们有什么需要注意的? 答96: 大年初一上头香并不是指大年初一的第一炷香,而是指从新旧交替的午夜时辰十二点起到大年初一凌晨二点,这二个小时的时间所上的香都是头香。因为在这个时间段,佛菩萨、观世音菩萨、各位当值的菩萨、十方三世一切诸佛菩萨及龙天护法都会来临,所以在这个时间段上烧头香会特别灵验,烧头香的时间都是按当地时间算。头香的最佳时间是年三十晚上12:00,即年初一凌晨0:00,一般凌晨零点至两点之间都算头香,零点到一点之间叫头头香。 现在是末法时期菩萨都已经进入到我们家中供养的菩萨像,在家中有供奉佛菩萨的同修,也可以不出去烧头香,只需要恭敬供奉好自家的佛菩萨,在家烧头香也可以。如果家中尚未设佛台,则可以去附近的香火旺盛的当地寺庙进香。 上头香前不要喝酒、沾荤腥。希望要刷牙、洗澡(处在女性经期的女性要洗澡)。衣履齐整、光鲜并以红色为主。不宜穿黑色白色衣裤和短裙、拖鞋。家中宜彻夜灯火通明。 先把水果和鲜花在供奉之前洗净,然后供上,供的时候就开始求佛菩萨。不要供香蕉、桃和用人间烟火制作的食品。到00:00左右就可以上香(不可使用断香),恭恭敬敬地供上,跪拜,每尊菩萨三叩首,诚心祈求菩萨。上香的过程中,油灯要一直点着。 许愿时要恭敬注视菩萨,报三遍自己正式的名字请菩萨保佑。不宜报后改或另起的小名或者英文名字。如果曾经改名,最好是在菩萨面前做过改名升文后,用改过的名字。如果不确定,则报上自己最常用、别人叫得最多的名字。 求菩萨保佑的心愿默念或微有声,以两个愿望为佳。家中每个人均可单独许两个愿望。一般前两个愿望才会实现,到第三个愿望只宜泛泛地说祈求健康平安之类的,不宜再祈求特别重要之事。如果求的愿太多、太杂、太大,就含贪念,自然不灵。 年三十晚上至年初一念经多多益善,功德倍增,最好是念《大悲咒》、《心经》、《礼佛大忏悔文》,年三十晚上所有的经文均可念诵,包括小房子、《心经》、《往生咒》等平时晚上不宜念诵的经文。 如果家里没有佛台,可以上心香,但是很难起到上头香的效果,并且也不宜通宵念经。 年三十到年初一最重要记住的是“去旧迎新”,要开心,要多讲好话,多念经。在年初一到来之前最好不要睡觉,如果等不到零点就睡觉的,就叫“旧年不去,新年不来”,所以要“守岁”,守岁时间越长,长辈寿命越长。年三十可以把家里的灯统统开着,让家里亮一点。年三十最好少照镜子,每次不要超过半分钟,最好不要打碎家里的碗、杯子,不要把家里的油打翻,不要大声喧哗,要少凑热闹,当然最重要的是不要吵架。 年初一最好不要到别人家里去。如果家里经济条件不好,明明没有的,都要说有。正月不空房,在每年农历的第一个月份最好是不要全家外出旅游,不要把家里空关着,如果空关着,家里容易引灵性。 年三十白天把亡人的照片拿出来祭拜烧小房子是可以的,另外初一早上九点后也可以,不宜在年三十晚。过年期间也是可以给过世的亡人超度。

175 câu vấn đáp học Phật, Newsfeed

95 · Về việc có cần phải luôn niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” hay không《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 95》2011-01-09

95 · Về việc có cần phải luôn niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” hay không《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 95》2011-01-09 Hỏi 95:Kính chào Lư Đài Trưởng, con là người mới học, xin hỏi Thầy: khi con bắt đầu tụng “Ngôi Nhà Nhỏ” thì có phải sẽ phải niệm mãi mãi không ạ? Đáp 95: “Ngôi Nhà Nhỏ” là pháp bảo vĩ đại mà Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi ban tặng cho nhân gian chúng ta trong thời kỳ mạt pháp, dùng để siêu độ vong linh và tiêu trừ nghiệp chướng. Một người trong lục đạo luân hồi có vô số nghiệp chướng, mà “nghiệp chướng như hình với bóng”, dù trải qua nhiều đời luân hồi, thay đổi vai trò và hình tướng, thì vẫn mang theo các tội lỗi của đời trước để đến nhân gian thọ báo. Đây cũng là lý do vì sao ngay khi chúng ta vừa sinh ra, vận mệnh đã có thể được người có khả năng xem số mệnh đoán rất chính xác. Những món nợ ta vay trong đời trước, đến đời này nhất định sẽ phải trả, không phải là không báo, mà chỉ là chưa đến lúc. Khi vận hạn trong mệnh tới, như tai ương hay bệnh tật, chính là lúc chủ nợ từ kiếp trước hợp pháp đến đòi nợ. Người bắt đầu niệm kinh, tu tâm, thường sẽ có những giấc mơ báo cho biết có “người cần kinh”, hoặc linh cảm sớm được tai ương sắp xảy ra — đó chính là nhắc nhở ta kịp thời hoàn trả nghiệp nợ. Những vong linh có thể đến tìm ta, đều là những chúng sinh có duyên từ tiền kiếp hoặc đã được địa phủ phê chuẩn, không phải vô cớ mà tới. Mà “Ngôi Nhà Nhỏ” chính là cách hoàn trả hiệu quả nhất. “Ngôi Nhà Nhỏ” ở địa phủ được ví như tờ tiền có mệnh giá lớn, khi vong linh nhận được năng lượng từ đó thì có thể được siêu độ đến nơi tốt hơn. Nếu mơ thấy có người đến đòi kinh, tốt nhất là nên tụng 7 tấm “Ngôi Nhà Nhỏ” hồi hướng cho “ người cần kinh” của mình. Số lượng “người cần kinh” mỗi người là khác nhau, tùy theo mức độ nghiệp lực của mỗi người. Người có nghiệp chướng nặng thì nợ nhiều, đương nhiên phải tụng nhiều “Ngôi Nhà Nhỏ”, thậm chí khi gặp trọng bệnh — thường là do nghiệp nặng gây ra — thì cần phải niệm nhiều tấm “Ngôi Nhà Nhỏ” trong thời gian ngắn. Ngược lại, nếu nghiệp nhẹ, thì tụng ít hơn, hoặc không cần gấp. Nhưng xét về lâu dài trong đời người, thì chúng ta vẫn phải tiếp tục hoàn trả các món nợ nghiệp của mình. Tụng “Ngôi Nhà Nhỏ” không chỉ là để cứu độ chính mình, cải biến vận mệnh, mà còn để siêu độ cho người thân đã khuất, giúp đỡ người khác tụng kinh hóa giải tai ương, cũng là đang tạo công đức. Mà công đức thì có thể tiêu trừ nghiệp chướng bản thân. Người có công đức lớn, dù trong thời kỳ mạt pháp đầy thiên tai nhân họa, cũng có thể bình an vô sự, gặp dữ hóa lành. Giờ đây Quán Thế Âm Bồ Tát đã ban cho chúng ta pháp bảo quý báu như vậy, giúp chúng ta có cơ hội cải biến vận mệnh bản thân, hóa giải tai ương thông qua việc hoàn trả nghiệp nợ — việc có sử dụng pháp bảo này để cứu lấy bản thân hay không, quyền lựa chọn là ở mỗi người. Nợ thì phải trả — đó là đạo lý trời đất. Còn việc có muốn trả hay không, là lựa chọn giữa việc trả để hóa giải tai ương, hay là không trả để rồi cam chịu quả báo — điều đó cũng tùy cá nhân lựa chọn. Học Phật, niệm kinh, tu tâm, tu hành là việc cả đời, không phải chuyện nhất thời. Nếu chỉ vì hóa giải khó khăn trước mắt mới phát tâm tu hành, thì khi tai nạn hiện tại qua đi, mà tai họa tiếp theo ập đến, ta lại không có cách nào đối phó, đành phó mặc số phận. Hơn nữa, người chỉ biết nhất thời mới cầu Phật thì rất khó nhận được sự gia trì và bảo hộ lâu dài của chư Phật Bồ Tát.   95、有关是否需要一直念小房子的问题——《心灵法门佛学问答 九十五》2011-01-09 问95:卢台长您好,我是一个初学者,请教您当我开始读小房子以后,是否就要永远念下去? 答95: 小房子是大慈大悲观世音菩萨赐给我们人间,在这末法时期用以超度灵性和消除孽障的一大法宝。 一个人在六道轮回中,有无数的孽障,而且“孽障如影随形”,即使我们经过数世轮回角色改变换个皮囊,仍然携带着自己往世的种种罪孽来人间受报。这就是为何我们一出生,自己的命运就可以被算命高手算得如此之准确。我们前世所欠的债,会在这一世来偿还,不是不报,是时候未到。到了我们命中注定,该出灾祸或者疾病之时,也就是我们往世的债主法定来讨债之时。 开始念经修心以后的人,经常会梦中知道自己有要经者,或者能提前预见到自己某个灾祸要发生,这其实就是在提示我们要及时还债。但凡能够来找自己的,都是往世有缘分的或者在地府得到批准法定来找的,一般的情况下要经者不会无缘无故找上门来。而小房子就是最有效的还债方式,小房子在地府是大票子,灵性拿到小房子的能量还可得以超度到善处,一般梦见要经者,最好能念7张小房子给自己名字的要经者。 每个人的要经者的多少是根据每个人业力的不同而有所不同。如果一个人孽障重,则欠债多,那自然就要读很多的小房子,甚至遇到大病,往往是大孽障所致,就要在短时间内送较多的小房子;而如果孽障轻,则欠债少,读得就相对少一些或者没那么着急。但从人生的长远来看,我们都是要不断来还掉自己所欠的债务的。 读小房子,不仅是在救度自己、改变命运,而且将过世的家人超度到善处,帮助别人念经化解灾祸,也是在做功德。而功德是可以消除自身孽障的,功德大的人也可以在天灾人祸不断的末法时期,安然无事,逢凶化吉。 现在观世音菩萨给我们这么好的法宝,让我们有机会来改变自身命运,通过还债化解灾祸,要不要使用这个法宝救自己,决定权在个人。欠债还债,天经地义。不过要不要还债,是选择还债以化解灾祸,还是选择不还债愿承受报应,这个选择权也在个人。 学佛念经、修心修行是一辈子的事情,不是一时的事情。如果为了化解一时的困难而修心念经,等这个困难化解了下个困难再来时,自己还是会束手无策,只能任凭命运的左右。而且临时抱佛脚的人,是难以得到菩萨的长期加持和保佑的。

175 câu vấn đáp học Phật, Newsfeed

94 · Về sự khác biệt giữa việc dâng “tâm hương” và dâng “hương thật”《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 94》2010-12-31

94 · Về sự khác biệt giữa việc dâng “tâm hương” và dâng “hương thật”《Pháp Môn Tâm Linh – Phật Học Vấn Đáp 94》2010-12-31 Hỏi 94:Kính thưa Lư Đài Trưởng, hiện nay con đang theo Thầy học Phật và niệm kinh, nhưng trong nhà vẫn chưa thờ phụng Phật Bồ Tát, vậy việc niệm kinh có hiệu quả không ạ? Sau khi nghe chương trình của Thầy, con biết đến việc có thể dâng “tâm hương”, xin hỏi việc dâng “tâm hương” có giống như dâng “hương thật” không ạ? Đáp 94: Dâng “tâm hương” là trong tâm quán tưởng hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát đang ở phía trước mặt mình, sau đó thắp đèn dầu, cầm hương, châm lửa, chắp tay cầm hương chạm vào trán, rồi cắm hương vào lư, quỳ lạy và thành tâm cầu nguyện trong tâm. “Tâm hương” là hình thức giao cảm với Bồ Tát thông qua ý niệm. Nếu do điều kiện nơi ở hạn chế, không có điều kiện thờ phụng Bồ Tát, hoặc khi đi công tác, du lịch… có thể dùng ý niệm để dâng “tâm hương”, lễ bái và cúng dường chư Phật Bồ Tát nhằm thể hiện lòng thành kính. Cách này vẫn có thể giao cảm được với chư Bồ Tát và đảm bảo hiệu quả khi niệm kinh. Còn dâng “hương thật” tức là tại bàn thờ trong nhà có thờ phụng chư Phật Bồ Tát, mỗi ngày sáng tối dâng một hoặc ba nén hương. Dâng hương là một cách để cúng dường và lễ bái chư Phật Bồ Tát. Người học Phật tu tâm nếu có điều kiện thì tốt nhất nên thiết lập bàn thờ Phật Bồ Tát tại nhà. Nếu một người đến cả việc thờ phụng Phật Bồ Tát trong nhà cũng không thể làm được, hoặc bị người thân ngăn cản, thì thật ra đó là do nghiệp chướng bản thân còn nặng gây ra. Việc dâng “tâm hương”, nếu tâm thành thì cũng có thể giao cảm được với Bồ Tát. Tuy nhiên, nếu có bàn thờ để dâng “hương thật” thì vẫn là tốt hơn. Một mặt, đối với những người tu hành chưa sâu, chưa kiểm soát tốt ý niệm, thì việc nhìn tượng Bồ Tát sẽ dễ dàng hơn cho việc định tâm quán tưởng so với việc tự điều phục những vọng tưởng rối loạn. Mặt khác, nếu trong nhà có thể lâu dài thờ phụng một vị Bồ Tát, lại thường xuyên được chư Phật Bồ Tát đến gia hộ, thì đó là một phước báu rất lớn và là công đức rất lớn. Mọi việc tùy duyên, khi điều kiện chưa cho phép thì không cần cưỡng cầu. Khi công phu tu tập sâu dần, có sự gia trì của chư Bồ Tát, nhân duyên chín muồi, tự nhiên sẽ có điều kiện thích hợp để thiết lập bàn thờ. Vì vậy, khi hoàn cảnh chưa cho phép, không cần quá chấp trước vào việc này. Chỉ cần thành tâm niệm kinh, chân thành tu hành thì mọi việc sẽ thuận theo tự nhiên. Dù hiện tại trong nhà chưa có điều kiện thờ phụng tượng Phật Bồ Tát, vẫn có thể niệm kinh, chỉ cần thành tâm thì vẫn có hiệu quả. Cách thành kính thờ phụng chư Phật Bồ Tát có thể tham khảo trong 《Phật Học Vấn Đáp 5 – Vấn đề bày trí bàn thờ Phật》.   94、有关上心香与上真香有何区别——《心灵法门佛学问答 九十四》2010-12-31 问94:请问尊敬的卢台长,我现在跟着您学佛念经,但是家里还未供奉佛菩萨,是否念经有效果?听了您的节目后,知道可以上心香,请问上心香是否与上真香一样呢? 答94: 上心香是心中观想观世音菩萨形象在自己前方,点油灯,取香,点燃,双手合香碰额头,插香于香炉中,跪拜,同时心中祈求。心香是用意念与菩萨接气。如果由于自己所住条件所限,在没有条件供奉菩萨的情况下或者出差、旅游在外,用意念上心香礼拜供养佛菩萨,以表恭敬之心,并且可以与菩萨接气,保证自己的念经效果好。 上真香,就是直接在自家供奉佛菩萨的佛台,每天早晚各供奉一支或者三支香,供香是我们供养礼拜佛菩萨的一种方式,学佛修心的人,最好是能在家里供奉佛菩萨。如果一个人连佛菩萨都无法供奉或者被家人阻挠,其实这是由于自身孽障所致。 上心香,如果心诚,也是可以跟菩萨接气的。但是我们上真香有佛台那自然是更好一些,一方面对于修行浅、难以控制自己意念的同修而言,能够用眼睛注视菩萨像要好过自己去控制自己纷繁的杂念来观想菩萨像,也自然更容易跟菩萨接气。另一方面,我们在家庭中长期供奉一尊菩萨像,而且能有菩萨常来保佑,那自然是很大的福份,是有功德的。 万事随缘,在自己没有条件的情况下,也不要强求。随着自己修心的深入,菩萨加持,机缘成熟以后,自然会有合适之处来供奉菩萨。所以在自己条件不允许的情况下,不必执著于此事,只要自己诚心念经,诚心修行,水到渠成。就算家里目前还没有条件供奉佛菩萨像,是可以念经的,只要心诚也是有效果的。 如何恭敬的供奉佛菩萨像,可以参照《佛学问答五、佛台布置的问题》。

Lên đầu trang