Tại sao thời kỳ mạt pháp thích hợp để tu tại gia? (Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门) Wenda20141109A 02:48#Nữ thính giả: Mọi người đều nói rằng thời kỳ Mạt Pháp thích hợp để tu tại gia. Nhưng con vẫn nguyện rằng, nếu kiếp này nhân duyên chín muồi, con vẫn sẽ xuất gia tại đạo tràng của Sư phụ. Con càng muốn tu hành thanh tịnh thân tâm, càng cảm thấy môi trường rất quan trọng. Con không muốn thử thách ý chí của mình trong ngũ dục lục trần, cũng không muốn tạo cơ hội cho bản thân tạo nghiệp, không muốn nhiễm quá nhiều tập khí. Dù tại gia hay xuất gia, mục đích cuối cùng vẫn là hoằng pháp lợi sinh. Con mong Sư phụ khai thị về việc trong thời Mạt Pháp, con muốn xuất gia để một lòng một dạ tu hành.#Lư Đài Trưởng đáp: Trước tiên, thầy muốn nói rằng con đã hiểu sai về ý nghĩa của “tu tại gia”. “Tu tại gia” có nhiều ý nghĩa khác nhau. Có một kiểu tu tại gia là chỉ cần ở trong nhà, đóng cửa lại và tu hành, chúng ta không phải đang ở nhà tu hành sao? (Đúng vậy.) Thầy có phải cũng đang tu tại gia như các con không? Vừa ở nhà tu hành có phải cũng nên cứu người không? (Nên.) Vậy thầy hỏi con, các vị Bồ Tát trên trời đã là Bồ Tát rồi, tại sao họ vẫn phải xuống nhân gian để thành Phật?(Là để cứu độ chúng sinh.)Đúng rồi! Vậy con đặt mục tiêu quá thấp rồi! Hơn nữa, con nên nhớ, bây giờ con xuất gia, liệu con có thể thực sự giữ được tâm an định không? Rất nhiều người xuất gia rồi vẫn còn suy nghĩ về chuyện trần thế. Xuất gia hay tu tại gia chỉ là hình thức. Nếu tâm con đạt được cảnh giới của người xuất gia, thì con chính là người xuất gia! Trong thời Mạt Pháp, chúng ta có gia đình, có con cái. Nếu từ bỏ hết thảy để xuất gia, chẳng phải là quá nhẫn tâm với gia đình sao? Con thử nghĩ xem, có rất nhiều người vì người thân xuất gia mà trở nên oán trách Phật pháp. Đã có biết bao trường hợp, người chồng bỗng dưng xuất gia làm hòa thượng, khiến người vợ ôm con đi khắp nơi nói Phật pháp không tốt. Vậy con nghĩ xem, đây là tạo nghiệp hay thiện nghiệp hay là đạo nghiệp để duy trì chính pháp?Thứ hai, con nghĩ rằng xuất gia sẽ giúp con sống trong môi trường thanh tịnh, nhưng thật ra, bất cứ nơi nào có con người thì vẫn có những người chưa tu hành tốt. Không phải cứ ở chùa thì ai cũng là người tu hành tốt cả! Nhiều người đến chùa rồi than phiền rằng chùa không thanh tịnh, sao đã đến chùa rồi mà vẫn không thanh tịnh được? Vậy họ có thể nói rằng các vị pháp sư ở đó đều không tốt sao? Họ cũng đang trên con đường tu tập thôi mà. Hơn nữa, con muốn cứu độ chúng sinh, vậy thầy hỏi con, chúng sinh ở đâu?(Ở nhân gian.)Đúng rồi! Chúng sinh có ở trên núi không? (Không có.) Trên núi có bao nhiêu chúng sinh để con độ đây? Con có thể phát nguyện xuất gia, điều đó rất tốt. Nhưng thời kỳ khác nhau, bây giờ là thời mạt pháp, muốn tu thành Bồ Tát không chỉ là phải dựa vào việc tu hành từng chút một mà lập tức thành Bồ Tát được, điều này rất khó có thể. Thời xưa, con người có bản chất thuần khiết, ít dục vọng, nên họ có thể tự tu mà chứng đắc Bồ Tát. Nhưng thời nay, con người đầy dục vọng, dễ phạm lỗi lầm. Cách duy nhất để tiêu trừ nghiệp chướng là hành pháp thí – không phải bố thí tài vật mà là không ngừng độ người thì mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng, một kiếp tu thành. Nếu không chỉ dựa vào việc sống trong ngũ dục lục trần thì làm sao có thể tu thành chứ? Nghe hiểu không?( Dạ con hiểu)Nếu con xuất gia, con sẽ chỉ lo tu cho riêng mình, không thể giúp đỡ gia đình hay những người xung quanh. Như vậy có phải là ích kỷ không? Nếu con ở chùa, chỉ tụng kinh, ăn cơm, ngủ nghỉ, thì con đã cứu được ai? Con nói ta nghe( Dạ con biết rồi sư phụ)Đây có phải là thiện lương không? Thế nào mới gọi là từ bi? Từ bi là khi con thấy người khác đau khổ, con phải đi cứu họ, đó mới là từ bi. Còn con gọi là “chỉ lo việc của mình, không quan tâm đến khó khăn hay vấn đề của người khác”.(Thưa Sư phụ, Ngài có thể khai thị cho nhóm tu học chung ở Hải Nam của chúng con không?)Ta đã khai thị từ nãy đến giờ rồi! Sai lầm của con cũng chính là sai lầm của họ. Con phải nhớ kỹ điều này: Không phải cứ xuất gia là có thể thành Phật! Hãy ghi nhớ một điều quan trọng: Thật sự tu hành chính là tu trong tâm, chứ không phải ở hình thức! Con cần phải độ nhiều chúng sinh có duyên, giúp đỡ người khác, và tự mình nuôi dưỡng lòng từ bi. Lòng từ bi là gì? Từ bi chính là cứu độ chúng sinh! Nếu con không cứu độ chúng sinh, thì làm sao gọi là từ bi? Chẳng lẽ chỉ chăm lo cho bản thân mà gọi là từ bi sao? Một người mẹ nếu chỉ lo cho bản thân mà không quan tâm đến con cái, vậy có thể gọi là từ bi không?( Nếu con có ý nguyện xuất