Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ chính là từ bi; con người không nên gây náo loạn, nếu náo loạn sẽ xảy ra chuyện
Wenda20200626 07:00
Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ chính là từ bi; con người không nên gây náo loạn, nếu náo loạn sẽ xảy ra chuyện
Nam thính giả: Thưa Sư phụ, có câu nói: “Người lương thiện bị người khác ức hiếp, nhưng trời cao thì không bao giờ”. Câu này có ý nghĩa gì ạ?
Sư phụ: “Người lương thiện bị người khác ức hiếp” chỉ là nhìn bề ngoài mà thôi, thực chất đằng sau đều có nhân quả cả. Nhiều người không hiểu người khác, khi con không hiểu một ai đó, con sẽ sinh tâm oán hận, nhưng thật ra ai cũng có nỗi khổ riêng của họ.
Chẳng hạn như trong mối quan hệ vợ chồng, người vợ chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ đến khó khăn của chồng, người chồng cũng chỉ lo cho khó khăn của mình mà không nghĩ đến vợ. Như vậy, làm sao có thể thấu hiểu lẫn nhau? Cuối cùng sẽ dẫn đến rạn nứt. Vì thế, nhất định phải hiểu được nỗi khổ của người khác.
Mỗi người làm một việc gì đó đều có lý do của họ, có thể là vì khó khăn, có thể là vì bất đắc dĩ, hoặc do vận mệnh của họ có nhiều trắc trở. Nhưng hãy nhớ rằng, chỉ cần tin vào Bồ Tát, tất cả rồi sẽ chuyển biến. Khi con có niềm tin này, con còn có gì mà phải lo lắng?
Thính giả: Đúng vậy ạ. Những lời Sư phụ vừa nói chính là điều Ngài từng dạy: “Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ chính là từ bi”.
Sư phụ: Đúng vậy. Khi con có thể đứng ở góc độ của người khác mà suy nghĩ, đó chính là con có lòng từ bi. Vì trên đời này, ai mà không có khó khăn?
Phụ nữ có nỗi khổ của phụ nữ, đàn ông có nỗi khổ của đàn ông. Nước mắt của phụ nữ rơi ra bên ngoài, nhưng nước mắt của đàn ông lại rơi vào trong tim.
Nhiều cặp vợ chồng cãi vã đến mức cuối cùng quyết định ly hôn, người vợ khóc thảm thiết, đau khổ đến tận cùng. Còn người chồng nhìn thì có vẻ mạnh mẽ, không khóc, không rơi nước mắt, trông như vô cùng nhẫn tâm. Nhưng con có biết không? Tim anh ta đang rỉ máu đấy! Làm sao có thể không có cảm xúc chứ?
Thính giả: Thưa Sư phụ, điều gì khiến Thầy đau lòng nhất?
Sư phụ: Chính là khi người khác không hiểu ta.
Thính giả: Con hiểu rồi ạ, bị người khác hiểu lầm.
Sư phụ: Đúng vậy, vì xung quanh ta có quá nhiều người không hiểu ta. Nếu họ hiểu ta, họ chính là Bồ Tát rồi. Nhưng vì họ không hiểu, nên đôi khi họ không nghe lời ta.
Những người thật sự hiểu ta, dù là Phật tử hay đồ đệ của ta, họ sẽ không bao giờ không nghe lời ta. Cũng giống như những đứa con hiểu được nỗi khổ của cha mẹ.
Vì sao con cái trong gia đình nghèo thường trưởng thành sớm? Vì chúng không bao giờ gây rắc rối cho cha mẹ. Những đứa trẻ không gây rối cho cha mẹ có ngoan không? Cha mẹ trách mắng chúng vì sao? Là vì họ cũng bất lực mà thôi.
Thính giả: Sư phụ chỉ mong chúng con tu hành tinh tấn hơn.
Sư phụ: Đúng vậy. “Bình an là phúc”. Đáng lẽ mọi thứ có thể yên ổn, vậy tại sao lại xảy ra nhiều chuyện đến thế? Vì cứ gây náo loạn mà ra cả.
Nên nhớ, trong cuộc sống, không nên gây rối. Vợ chồng không nên cãi nhau, con cái không nên cãi cha mẹ, ở công ty cũng không nên đối đầu với lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp. Nếu gây chuyện, cuối cùng sẽ chỉ chuốc lấy rắc rối mà thôi. Tất cả đều do bản thân mình mà ra!
Thính giả : Vâng ạ
Wenda20200626 07:00
站在别人角度考虑问题就是慈悲;人不能闹,闹会出事
男听众:师父,有句话“人善人欺天不欺”,如何理解这句话?
台长答:“人善人欺”只是表面上看起来,实际上里面都有因果。很多人不理解别人,当你对这个人不了解的时候,你会产生恨,其实人家有人家的苦衷,每个人都有每个人的苦衷。所以夫妻之间,老婆只想自己没想到老公的难处,老公只想到自己的难处没想到老婆的难处,这样的话,你两个人怎么能够相互理解?到最后就崩掉了。所以一定要了解别人的难处,每个人今天做这个事情,有的是有难处,有的是没有办法,有的是因为他的运程、命运各方面总有难处。但是要记住,只有相信菩萨,一切会转变。那你有这个信念,你会有什么难处?(对。师父您刚才讲的,正如您以前说的“站在别人的角度考虑问题就是慈悲”)对,我讲过。我说你能够站在他的角度上为别人考虑,你就是有慈悲心,因为这个世界上谁没难处?(是啊)女人有女人的难处,男人有男人的难处。女人的眼泪是掉在外面的,男人眼泪掉在里面的(对)很多夫妻吵架,吵到最后两个人说“算了,离婚吧”,老婆在那里掉眼泪,哭在外面,伤心欲绝;你以为这个男人好像很坚强,好像哭都不哭,眼泪都不掉,这么狠心,他心在流血啊,你了解吗?(对)怎么可能没有感应,都有感应的(师父,您内心痛苦的地方是什么?)就是人家不了解我(明白,不理解)因为我的周围太多人不了解我了,如果他们了解我的话,他们就是菩萨了。他们不了解,他们有时候就是不听师父话(对)能了解我的佛友、孩子,他会不听师父话吗?就等于很多孩子能够了解爸爸妈妈的苦。为什么穷人的孩子早当家?从来不跟爸爸妈妈闹。不跟爸爸妈妈闹的孩子你说乖吗?爸爸妈妈为什么会去责怪他们?没有办法啊(对)不懂道理(师父就是希望我们好好修)对啊。平安就是福,本来平平安安的,怎么会发生这么多事情?闹啊。所以人活在世界上,人家说不能闹,夫妻也不能闹,孩子跟父母亲也不能闹,在单位里也不要去跟领导闹,也不要跟老板闹,闹到后来就闹出事情出来了,都是自己(对)