
(Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn)
(Hỏi đáp 174, trích từ quyển “175 câu Hỏi Đáp Phật Giáo” 佛学问答 一百七十五问 của Thầy Lư)
Các vị đồng tu Pháp Môn Tâm Linh có thể niệm Thần Chú Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn.
Sư Phụ đã từ bi tiết lộ rằng vào thời Mạt Pháp, các đệ tử Pháp Môn Tâm Linh có thể thêm Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn vào Bài tập hàng ngày của mình.
📋Hướng dẫn niệm Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn
(Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门)
1. Công dụng của Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn
• Thần chú này hiệu quả trong việc bảo vệ Quý vị khỏi thiên tai và đại dịch. Thông qua việc niệm ‘Lễ Phật Đại Sám Hối Văn’ là để sám hối những lỗi lầm trong quá khứ. Quý vị còn cầu nguyện Đức Phật Dược Sư gia trì cho nguồn năng lực tích cực cư trú trong mỗi chúng ta. Sau khi thọ Tâm Ấn, một người có thể tích lũy được nhiều năng lực tích cực cũng như năng lực của Bồ Tát để ngăn chặn trược khí và mầm bệnh từ bên ngoài.
• “Nay con xin dùng tâm Như Lai trì chú, Con xin noi theo Bi nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát. Thỉnh cầu Đức Phật Dược Sư thị hiện thần thông, ban vô lượng phước cho con …..(họ tên đầy đủ của mình) giúp con tấy sạch phiền não để con có thể chống đỡ những tác hại bởi Cộng nghiệp.” Một trái tim nhân hậu khơi dậy lòng từ bi, giúp con người ta vượt qua mọi đau khổ và tai họa ở cõi Nhân gian.
• Khi Quý vị cảm thấy không khỏe hoặc bị ảnh hưởng bởi trược khí, chẳng hạn như cảm lạnh và cúm, hoặc Quý vị sắp đi đến nơi nào đó nguy hiểm. Quý vị có thể trì Chân ngôn này ngay lập tức.
2. Số biến niệm, thời gian và địa điểm
• Thông thường, Dược Quán Đảnh chân ngôn mỗi ngày có thể niệm 49-108 biến.
• Quý vị có thể niệm muộn nhất là đến 23h30 hay 12h đêm.
• Có thể niệm bình thường vào những ngày nhiều mây hoặc mưa.
• Quý vị có thể niệm Chân ngôn này khi đang trong bệnh viện, nghĩa trang…nhưng trước khi niệm phải xin Bồ Tát tha thứ: “Môi trường trì niệm không được tốt, nhưng con tâm hệ Phật tâm. Cầu xin Bồ Tát tha thứ”
• Phụ nữ mang thai và trẻ em đều có thể niệm được.
• Quý vị nên niệm cho chính bản thân mình. Việc trì tụng cho các thành viên trong gia đình không được khuyến khích vì người niệm phải gánh chịu gánh nặng nghiệp chướng của thành viên trong gia đình họ, điều này có thể không gánh vác nổi.
3. Yêu cầu trì niệm
4. Lời cầu nguyện
i. Cầu nguyện cho bản thân trong điều kiện bình thường: Quý vị đọc lời cầu nguyện sau đây, trước khi niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn và Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn (chung 1 niệm):
– “Thỉnh cầu Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát cùng Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) có được sức khỏe tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh, tiêu trừ mầm bệnh (hoặc những tế bào yếu, hoặc những trược khí…) trong người con. Con xin noi theo Bi nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát để chuyển hóa mầm bệnh (hoặc những tế bào yếu, hoặc những trược khí…) trong người con. Thỉnh cầu Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) để con được giải thoát khỏi Vô Minh nghiệp chướng mà con đã gây tạo. Con …..(họ tên đầy đủ của mình) xin nguyện niệm …..(xx biến) Lễ Phật Đại Sám Hối Văn để sám hối cho những ý niệm và những hành vi bất thiện của con trong quá khứ. Con cầu xin Bồ Tát Từ Bi gia trì Quán đỉnh viên mãn cho con, bảo vệ Thân Tâm con khỏi bị lây nhiễm bởi trược khí và mầm bệnh từ bên ngoài.”
ii. Cầu nguyện để khỏi bệnh: Quý vị cần đọc lời nguyện sau đây, trước khi niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn và Dược Sư Quán Đảnh Chân ngôn:
– “Thỉnh cầu Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát cùng Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) có được sức khỏe tốt và chữa cho con khỏi …..(căn bệnh nào đó). Con xin noi theo Bi nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát để chuyển hóa căn …..(tên căn bệnh) trong người con. Thỉnh cầu Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) để con được giải thoát khỏi Vô Minh nghiệp chướng mà con đã gây tạo. Con …..(họ tên đầy đủ của mình) xin nguyện niệm …..(xx biến) Lễ Phật Đại Sám Hối Văn để sám hối cho những ý niệm và những hành vi bất thiện của con trong quá khứ. Con cầu xin Bồ Tát Từ Bi gia trì và Quán đỉnh viên mãn cho con, giúp con hoàn toàn bình phục khỏi ….(tên căn bệnh).”
iii. Cầu nguyện để loại bỏ Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và các tánh xấu khác: Quý vị cần đọc lời nguyện sau đây trước khi niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn và Dược Sư Quán Đảnh Chân ngôn:
– “Thỉnh cầu Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát cùng Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) để loại bỏ ….(thói hư tật xấu, như: tật đố, sân hận, mê ngủ, lười biếng….). Con xin noi theo Bi nguyện của Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát để thay đổi ….(vấn đề nào đó, xấu tánh nào đó) của con. Thỉnh cầu Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) để con được giải thoát khỏi Vô Minh nghiệp chướng mà con đã gây tạo. Con …..(họ tên đầy đủ của mình) xin nguyện niệm …..(xx biến) Lễ Phật Đại Sám Hối Văn để sám hối cho những ý niệm và những hành vi bất thiện của con trong quá khứ. Con cầu xin Bồ Tát Từ Bi gia trì và Quán đỉnh viên mãn cho con, giúp con loại bỏ …..(thói hư tật xấu nào đó của mình) để con có được năng lực tích cực.
iv. Cầu nguyện để giải quyết nghiệp chướng khi tuổi của một người kết thúc bằng các số 3,6,9 hoặc trong năm sinh của cung hoàng đạo của Quý vị: Quý vị cần đọc lời nguyện sau đây trước khi niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn và Dược Sư Quán Đảnh Chân ngôn:
– “Thỉnh cầu Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát cùng Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) được giải trừ định nghiệp, tiêu trừ trược khí trên người. Con xin noi theo Bi nguyện của Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát để chuyển hóa định nghiệp và trược khí của bản thân. Thỉnh cầu Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) để con được giải thoát khỏi Vô Minh nghiệp chướng mà con đã gây tạo. Con …..(họ tên đầy đủ của mình) xin nguyện niệm …..(xx biến) Lễ Phật Đại Sám Hối Văn để sám hối cho những ý niệm và những hành vi bất thiện của con trong quá khứ. Con cầu xin Bồ Tát Từ Bi gia trì và Quán đỉnh viên mãn cho con, giúp con tiêu tai giải nạn, bảo vệ Thân Tâm con khỏi bị lây nhiễm bởi trược khí.”
v. Cầu nguyện để loại bỏ lời nguyền: Khi ai đó nguyền rủa Quý vị, chắc chắn Quý vị đã làm điều gì đó sai trái hoặc không phù hợp. Khi biết có người nguyền rủa mình, Quý vị phải lập tức niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn. Nói chung, Quý vị cần phải phát nguyện niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn 108 biến, nếu không niệm sẽ khó giải trừ lời nguyền. Điều này là do bên kia đã đệ đơn khiếu nại lên Thiên đình. Cho thấy Quý vị chắc chắn đã làm sai điều gì đó. Quý vị cần phải quỳ trước Bồ Tát để sám hối và thành tâm sám hối. Khi niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn, Quý vị phải quỳ lạy từng vị Phật trong kinh. Ngoài ra, Quý vị phải phát nguyện, nếu không sẽ khó giải quyết vấn đề.
– Bất cứ ai cũng có quyền nguyền rủa Quý vị. Chỉ cần họ chết, họ có thể khiếu nại ở Thiên đường hoặc Địa ngục. Vì họ không có thể xác nên linh hồn của họ có thể du hành đến bất cứ nơi nào họ muốn. Nếu họ nộp đơn khiếu nại lên Thiên đường, liền được ghi chép. Cho nên không phải đơn giản như vậy. Nếu cảm thấy mình bị nguyền rủa, giải pháp tốt nhất là biết mình đã làm sai điều gì và liên tục sám hối, tha thiết cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát: “Cầu xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát thương xót con, bảo vệ con …..(họ tên đầy đủ của mình) khỏi bị nguyền rủa. Con có thể đã làm …..(điều gì đó cụ thể nếu biết) bất thiện. Con biết mình sai rồi. Con sẽ sửa đổi, con thành tâm xin lỗi. Trong việc này con đã làm sai rồi. Con xin ăn năn. Con xin sám hối về việc những làm bất thiện của con và con sẽ niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn ….[xx biến].” Hơn nữa Quý vị phải thú nhận mình đã thực sự làm sai điều gì. Chỉ khi đó Quý vị mới có thể giải quyết được. Nếu Quý vị không biết mình đã làm sai điều gì thì việc tụng Kinh sám hối cũng chẳng ích gì. Không thể nào Quý vị có thể giải quyết nó bằng cách chỉ trì tụng có một vài biến.
– Đồng thời, Quý vị phải phát nguyện một cách chân thành không giả tạo. Quý vị phải xác định rõ thời gian, địa điểm và những gì Quý vị sẽ làm để hoàn thành lời nguyện của mình. Ví dụ: Quý vị cần nêu rõ thời gian và địa điểm sẽ thả một số lượng cá nhất định. Quý vị phải nghiêm túc về việt này. Nếu chỉ tùy tiện nói ra, chắc chắn không có cách nào thoát được lời nguyền rủa.
– Việc nguyền rủa ai đó thực sự giống như việc nộp đơn khiếu nại người đó. Phải có căn cứ để khiếu nại. Nếu Quý vị không làm sai thì làm sao đối phương có thể khiếu nại Quý vị? Nó giống như việc “đánh trống kêu oan” trong triều đình xưa để bày tỏ sự bất bình. Không có cách nào Quý vị có thể trốn thoát. Bất cứ điều gì Quý vị đã làm sẽ giống như những cảnh phim được chiếu lại. Đây là một loại ký ức, ai cũng có loại ký ức này. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế làm những điều sai trái. Bất cứ điều gì đã làm đều không thể hoàn tác được. Hạt giống đã gieo chắc chắn sẽ có kết quả.
Quý vị cần đọc lời nguyện sau đây trước khi niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn và Dược Sư Quán Đảnh Chân ngôn:
– “Thỉnh cầu Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát cùng Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) xin cho con một cợ hội để ăn năn sám hối và sửa chữa những lỗi lầm mà con đã gây tạo, từ đó giải trừ lời nguyền đã giáng lên con. Con xin noi theo Bi nguyện của Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát để chuyển hóa trược khí của bản thân. Thỉnh cầu Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) để con được giải thoát khỏi Vô Minh nghiệp chướng mà con đã gây tạo. Cầu xin Quan Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con …..(họ tên đầy đủ của mình) bảo vệ con khỏi bị lây nhiễm trược khí. Con xin nguyện niệm 108 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn để sám hối cho những hành vi bất thiện của con. Con cầu xin Bồ Tát Từ Bi gia trì và Quán đỉnh viên mãn cho con, giúp con bảo vệ Thân Tâm con khỏi bị lây nhiễm bởi trược khí và tác hại của lời nguyền”.
Lưu ý: Chia nhỏ số lần niệm 108 biến Lễ Đại Sám Hối Văn xen kẻ với số lần niệm Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn.
5. Các niệm kết hợp với Lễ Phật Đại Sám Hối Văn
i. Nếu quý vị có niệm Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn trong phần bài tập hàng ngày hoặc phát nguyện niệm dưới 10.000 biến: thì nên niệm ít nhất 7 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn mỗi ngày. Tốt nhất nên niệm khi tâm Quý vị thanh tịnh, nếu trong khi trì chú Quán Đảnh Dược Sư mà có tạp niệm tán loạn thì có thể tạm ngưng và niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn một hoặc vài biến rồi mới tiếp tục niệm (tốt nhất là nên đọc lại tất cá các lời cầu nguyện một lần trước khi niệm). Nếu không Quý vị khó nhận được năng lực gia trì viên mãn và hiệu quả sẽ không tốt lắm.
ii. Nếu Quý vị phát nguyện niệm 10.000 biến Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn trở lên:
o Phát nguyện niệm 10.000 biến Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn trở lên Quý vị bắt buộc phải niệm trước 21 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn nếu không hiệu quả sẽ không tốt lắm. Trước tiên Quý vị phải sám hối và tiêu trừ nghiệp chướng của chính mình, nếu tâm không thanh tịnh thì việc quán đảnh Bồ Tát sẽ khó có được nhiều năng lực và phước lành viên mãn. 21 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn không phải ngày nào cũng niệm và có thể niệm hoàn thành 1 lượt (hoặc Quý vị chia ra nhiều ngày niệm cho đến khi hoàn thành). Phải niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn xong trước, sau đó mới bắt đàu niệm Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn (21 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn tính riêng không bao gồm Bài tập hàng ngày. Sau khi phát nguyện niệm 10.000 biến Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn, không hạn chế số biến Quý vị niệm hàng ngày).
o Quý vị có thể phát nguyện niệm 100.000 biến Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn, nhưng Quý vị phải hoàn thành trong thời gian hạn định (hoàn thành số lượng biến niệm đặt ra mỗi ngày và cuối cùng hoàn thành toàn bộ theo thời gian đã định). Nhất định phải hoàn thành, phát nguyện xong và phải hoàn thành càng sớm càng tốt không thể trì hoãn. Quý vị có thể quyết định mình phải niệm ít nhất mỗi ngày bao nhiêu biến, không có giới hạn về số biến Quý vị có thể niệm.
o Lưu ý: Cho dù đó là 7 biến hay 21 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn cùng với Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn, hoặc trong khi niệm vì tạp niệm tán loạn mà niệm thêm vài biến thì vẫn hoàn toàn tách biệt với Lễ Phật Đại Sám Hối Văn niệm ở phần Bài tập hàng ngày.
o Niệm cho người bị bệnh nặng: Nên phát nguyện niệm 100.000 biến Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn. Con người bị bệnh nặng vì năng lực tích cực trong tế bào của họ suy giảm và nghiệp chướng của họ bộc phát. Họ cần được gia trì năng lực tích cực, Quán đỉnh là ân phước vô biên mà Đức Phật ban cho, để cơ thể họ tràn đầy năng lực tích cực nhằm xua đuổi bệnh tật và tai họa.
– Người bệnh nên tự niệm mới thỏa đáng, không nên niệm Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn thay cho người bệnh. Bởi vì khi niệm thay, họ phải gánh thay nghiệp báo của người bệnh làm cho thân thể họ nhiễm bệnh của người bệnh. Sinh, Lão, Bệnh, Tử là 4 kỳ báo ứng. Người sinh bệnh nặng trên người là định nghiệp, lúc bộc phát là Cộng nghiệp. Người gánh chịu nghiệp báo thay cho một thành viên trong gia đình sẽ nhanh chóng bị khuất phục trước nghiệp báo. Vì vậy, cực kì không nên làm như vậy.
o Người tụng niệm phải có lòng từ bi và loại trừ vọng niệm:
Đây là phương pháp Quan Thế Âm Bồ Tát từ bi ban cho chúng sinh để chúng sinh thoát khỏi Cộng nghiệp. Nhưng điều kiện tiên quyết là phải có lòng Từ bi, mới có thể linh nghiệm. Nếu không có tâm Từ bi, năng lượng quán đỉnh không thể thọ nhận viên mãn. Chính lòng từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát cho phép chúng ta có thể nhận được sự gia trì và quán đỉnh của Phật Dược Sư. Vì vậy, chúng ta nên biết ơn trong khi trì tụng.
– Nếu tâm niệm bất chính thì sẽ phản tác dụng. Nếu không chế ngự được những niệm dâm dục, ác ý, hoặc những niệm tán loạn, thì nên niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn vài biến trước khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát 108 biến, với lời cầu nguyện sau đây: “Thỉnh cầu Quán Thế Âm Bồ Tát giúp con …. [họ tên đầy đủ của người niệm] loại bỏ những ý nghĩ ô uế.” Sau đó lại niệm Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn.
o Cuối cùng, hy vọng mọi người niệm tụng Dược Sư Quán Đỉnh Chân Ngôn nhiều hơn, càng nhiều càng tốt, gia trì quán đỉnh nhiều hơn, có thể giúp tránh khỏi Cộng nghiệp thời Mạt pháp. Đây là Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, phổ hàng cam lâm, trợ giúp chúng sinh khổ đau tránh khỏi Cộng nghiệp. Bởi vì tâm niệm của con người bất chính, cho nên Cộng nghiệp khó thoát. Nên Quý vị phải sửa chữa tâm niệm của mình để chuyển hóa bệnh tật của bản thân. Dùng “Tâm niệm” để chữa bệnh. Quan Thế Âm Bồ Tát Từ Bi, để cho Tâm linh Pháp môn phật hữu có thể cầu Dược Sư Phật nhiều hơn, phù hộ mọi người khỏi Cộng nghiệp. Thường được gọi là “Thời kỳ Mạt Pháp” trong thế giới Phật giáo.
o Ngoài ra, trong thời Mạt pháp hiện nay, mỗi người mỗi ngày phải đọc ít nhất 7 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn trong Bài tập hàng ngày (người mới có thể niệm một ít trước thôi cũng được).

Sư phụ khai thị về Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn (药 师 灌 顶 真 言)
Hỏi: Con đã thuộc lòng Dược Sư Quán Đảnh Thần Chú, khi làm việc nhà có thể niệm được không?
Trả lời: Có, miễn là trong tâm có Phật.
Hỏi: Phụ nữ mang thai có thể niệm Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn cho thai nhi được không? Làm thế nào để cầu nguyện?
Trả lời: Việc niệm như thế này là không nên, tụng kinh cho thai nhi là chuyện bình thường xin xem qua “Hỏi đáp 92: Câu hỏi về việc tụng kinh cho bà bầu”.
Hỏi: Con đã phát nguyện 3 lần 10.0000 biến Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn, mỗi lần đều có những lời nguyện khác nhau, mỗi lần có cần 21 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn không?
Trả lời: Nếu cầu nguyện khác nhau thì quý vị cần niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn tương ứng 21 biến cho mỗi lần.
Hỏi: Để phát nguyện 10.0000 biến Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn trở lên, cần phải đi kèm với Lễ Phật Đại Sám Hối Văn 21 biến, hơn nữa phải niệm xong 21 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn rồi mới niệm Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn. Xin hỏi, có nhất thiết phải niệm 21 biến này trong một ngày không? Có thể chia ra niệm nhiều lần trong vài ngày không?
Trả lời: Nếu trong một ngày không niệm hết thì có thể niệm nhiều lần.
Hỏi: Có thể thay thế bằng việc đốt tờ Tự tu Kinh Văn 21 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn được không?
Trả lời: Tốt hơn là nên niệm cho mục đích này
Hỏi: Việc niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn có kích hoạt nghiệp chướng không?
Trả lời: Nói chung là không.
Hỏi: Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn có kích hoạt nghiệp không?
Trả lời: Cầu Bồ Tát đại gia trì sẽ không tạo nghiệp. Nghiệp của bản thân mình vẫn còn đó, không phải Cầu Bồ Tát thì sẽ kích hoạt. Việc kích hoạt nghiệp chướng không liên quan gì đến việc cầu Phật, cầu Phật chỉ làm giảm bớt nghiệp chướng chứ không làm bộc phát.
Hỏi: Con đã niệm xong 21 biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn khi phát nguyện 10.000 biến Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn trong 1 ngày, từ ngày thứ hai trở đi con có thể trực tiếp niệm Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn mà không cần phải kèm theo Lễ Phật Đại Sám Hối Văn. Con nên cầu nguyện như thế nào? Con có nên thôi nói câu sau đây: “Con …..(họ tên đầy đủ của mình) xin nguyện niệm …..(xx biến) Lễ Phật Đại Sám Hối Văn để sám hối cho cho những ý niệm và những hành vi bất thiện của con… ”?
Trả lời: Dù ngày hôm sau quý vị không niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn, tốt nhất vẫn nên đọc đầy đủ tất cả các lời cầu nguyện (có phần sám hối: “Con ,họ tên, xin sám hối cho những ý niệm và những hành vi bất thiện của con trong quá khứ”), trên Trời đều có thể nghe thấy. Nghĩa là, con nguyện: “Thỉnh cầu Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát cùng Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) có được sức khỏe tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh, tiêu trừ mầm bệnh (hoặc những tế bào yếu, hoặc những trược khí…) trong người con. Con xin noi theo Bi nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát để chuyển hóa mầm bệnh (hoặc những tế bào yếu, hoặc những trược khí…) trong người con. Thỉnh cầu Đức Phật Dược Sư gia trì và Quán đỉnh cho con ….(họ tên đầy đủ của mình) để con được giải thoát khỏi Vô Minh nghiệp chướng mà con đã gây tạo. Con …..(họ tên đầy đủ của mình) xin nguyện niệm …..(xx biến) Lễ Phật Đại Sám Hối Văn để sám hối cho những ý niệm và những hành vi bất thiện của con trong quá khứ. Con cầu xin Bồ Tát Từ Bi gia trì Quán đỉnh viên mãn cho con, bảo vệ Thân Tâm con khỏi bị lây nhiễm bởi trược khí và mầm bệnh từ bên ngoài.”. Nếu Quý vị cảm thấy mình chưa đủ thanh tịnh trong quá trình trì tụng Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn, thì tốt nhất Quý vị nên đọc tất cả những lời cầu nguyện mỗi khi niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn.
Hỏi: Con không phát nguyện niệm nhiều Thần Chú Dược Sư, mà chỉ niệm 49-108 biến trong Bài tập hàng ngày. Vậy có cần niệm kèm theo Lễ Phật Đại Sám Hối Văn không
Trả lời: Tốt nhất mỗi ngày nên niệm phối hợp Lễ Phật Đại Sám Hối Văn 7 biến (tính riêng với Lễ Phật Đại Sám Hối Văn trong Bài tập hàng ngày).
Hỏi: Nếu trong lúc niệm mà có quá nhiều vọng niệm không thể kiểm soát được, sau khi cầu nguyện Bồ Tát mà vẫn có ý niệm xấu, thì tụng kinh này có bị quả báo không?
Trả lời: Nên cầu nguyện Bồ Tát: “Xin Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con tràn đầy năng lượng tích cực và không bị ảnh hưởng bởi những tạp niệm.”
Hỏi: Nếu phát nguyện 100.000 biến Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn, liệu có khung thời gian giới hạn để hoàn thành không?
Trả lời: Căn cứ vào số lượng mà mình có thể niệm mỗi ngày mà tính toán thời gian có thể hoàn thành. Bình thường không dưới 49 biến, nếu không hiệu quả sẽ không tốt.
Hỏi: Con có thể trì tụng Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn trong những tình huống sau đây không? Nếu vậy thì hiệu quả có bị hạn chế không?
① Những người còn sát sinh hoặc đang phạm tội tà dâm;
② Người đã từng phạm tội sát sinh hoặc người có tổ tiên đã từng làm việc giết hại mà chưa thực hiện việc trì tụng để giải quyết nghiệp báo;
③ hoặc những người chưa ăn chay thuần.
Trả lời: Quý vị có thể niệm, nhưng hiệu quả sẽ không tốt. Quý vị phải sám hối và dừng ngay những hành vi bất thiện.
Hỏi: Con của con 7 tuổi chưa niệm Lễ Phật Đại Sám Hối, có thể niệm Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn được không? Nếu con gái không thể niệm được 49 biến thì bao nhiêu biến là phù hợp?
Trả lời: Quý vị có thể niệm ít thì tác dụng sẽ ít, nhưng không niệm thì không có tác dụng. Cha mẹ có thể giúp con niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn và Dược Sư Quán Đảnh Chân Ngôn, nhưng chúng sẽ tự gánh chịu nghiệp chướng của mình.
(Bổ sung)
Hỏi: Sư phụ khai thị mới nhất, hiện tại thời kỳ Mạt pháp, mỗi ngày Bài tập hàng ngày niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn chí ít bảy biến. Xin hỏi, trẻ em mấy tuổi có thể niệm được như vậy?
Trả lời: Con cái hiện nay chịu ảnh hưởng của cha mẹ thông thường đều tâm thuật không sạch sẽ. Cần phải niệm nhiều lễ Phật Đại Sám Hối Văn. Trẻ 7,8 tuổi có thể niệm 7 lần, nếu không được thì đến lúc 13 tuổi (có thể điều chỉnh theo tình trạng của trẻ).
Hỏi: Sư phụ khai thị Lễ Phật Đại Sám Hối Văn nên niệm ít nhất 7 biến, như vậy hiệu quả tiêu nghiệp chướng mới có thể tốt. Xin hỏi, trước đây là 3 biến, 5 biến, nhiều nhất không vượt quá 7 biến. Vậy hiện tại là 7 biến, nhiều nhất không vượt quá mấy biến? Trước kia Bài tập về nhà cộng thêm Tự Tu Kinh Văn tối đa là 10 biến, vậy hiện tại Bài tập về nhà cộng thêm Tự Tu Kinh Văn mỗi ngày tối đa mấy biến?
Trả lời: Mỗi ngày Lễ Phật Đại Sám Hối Văn niệm ít nhất 7 lần, Bài tập về nhà cộng thêm Tự Tu Kinh Văn cộng lại có thể không vượt quá 21 biến.
Hỏi: Ngày Đức Dược Sư Phật đản sinh (30 tháng 9 âm lịch), số lần niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn giống như ngày thường không?
Trả lời: Không quá 21 lần.