
Pháp Môn Tâm Linh Việt Nam
(越南心灵法门共修组 )
Video Hướng dẫn các bước niệm kinh bài tập hàng ngày
每日功課步驟(初學者)
CÁC BƯỚC NIỆM KINH BÀI TẬP HÀNG NGÀY
(Cho người mới bắt đầu)
(每日功課步驟(初學者)
Bước 1
Niệm “Tịnh Khẩu Nghiệp Chân Ngôn” 7 Biến – Trang 1
Niệm “Tịnh Khẩu Nghiệp Chân Ngôn”
(7 Biến – Trang 1)
Sách Kinh (Phật Giáo Niệm Tụng Hợp Tập)
Bước 2
Thắp Hương
+ Thắp hương nếu có bàn thờ Phật Pháp Môn Tâm Linh
+ Nếu nhà không có bàn thờ Phật Pháp Môn Tâm Linh thì thắp tâm hương (chắp tay)
Lưu ý: ĐỪNG QUỲ HAY ĐỐT NHANG nếu không có bàn thờ Phật của Pháp Môn Tâm Linh.
📄 Hướng dẫn quy trình thắp hương
1. Quy trình lễ Phật (Có bàn thờ Phật Pháp Môn Tâm Linh)👉Xem chi tiết
2. Phương pháp thắp tâm hương (Không có bàn thờ Phật Pháp Môn Tâm Linh) 👉Xem chi tiết
Bước 3
Cảm tạ “Nam mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát” (3 Biến)
Bước 4
Dưới đây là 3 loại kinh văn căn bản cần niệm kinh văn bài tập hàng ngày. Thông thường Kinh bài tập hàng ngày bắt đầu với Chú Đại Bi, các kinh văn khác không có thứ tự cố định.
1. Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Na Ni
** Lời cầu nguyện mở đầu: “Thỉnh cầu Nam mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát” phù hộ cho con XXX__(Tên quý vị) thân thể khỏe mạnh, tăng cường công lực.
** Niệm kinh văn “Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại-bi Tâm Đà La Ni” (3-7 Biến)
2. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
** Lời cầu nguyện mở đầu: “Thỉnh cầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát” phù hộ cho con XXX__(Tên quý vị) khai mở trí tuệ, đầu óc tỉnh táo bình tĩnh, tiêu trừ phiền não.
** Niệm kinh văn “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh “ (3-7 biến)
3. Lễ Phật Đại Sám Hối Văn
** Lời cầu nguyện mở đầu: “Thỉnh cầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát” phù hộ cho con XXX__(Tên quý vị) giúp con sám hối và tiêu trừ nghiệp chướng (trên thân hoặc bộ phận nào đó trên cơ thể) của con, phù hộ cho con thân thể khỏe mạnh, khai mở trí tuệ.
** Niệm kinh văn “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” (1-7 biến)
Niệm các chú nhỏ
Chú ý: Niệm các chú nhỏ cho người mới bắt đầu, thường người mới bắt đầu đều cần niệm Chú Vãng Sanh (Vãng Sinh Tịnh Độ Thần Chú).
Chú Vãng Sanh (Bát Nhật Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sinh Tịnh Độ Đà Na Ni – Một chú giúp loại bỏ nghiệp chướng và cầu nguyện cho việc vãng sinh vào cõi Tịnh Độ)
** Lời cầu nguyện mở đầu: “Thỉnh cầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát” phù hộ cho con XXX__(Tên quý vị), giúp con siêu độ những tiểu vong linh vì con mà chết, giúp con tiêu trừ nghiệt chướng”.
(Thường cần niệm 21,27,49 Biến)
Giải Kết Chú
** Lời cầu nguyện mở đầu: “Thỉnh cầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát” phù hộ cho con XXX__(Tên quý vị), với YYY__ (Tên đối phương) (có thể là người thân, bạn bè, hoặc đồng nghiệp của quý vị) hóa giải ác duyên.”
(Thường cần niệm 21,27,49 Biến)
Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú
** Lời cầu nguyện mở đầu: “Thỉnh cầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát” phù hộ cho con XXX__(Tên quý vị), tiêu tai cát trường, bình an thuận lợi.”
(Thường cần niệm 21,27,49 Biến)
Chuẩn Đề Thần Chú
** Lời cầu nguyện mở đầu: “Thỉnh cầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát” phù hộ cho con XXX__(Tên quý vị),tâm tưởng sự thành (sự nghiệp thành công, hôn nhân viên mãn, học hành tiến bộ)
(Thường cần niệm 21,27,49 Biến)
Bước 5
Bổ Khuyết Chân Ngôn
Sau khi niệm xong Kinh Văn Bài Tập Hàng Ngày, niệm 3 hoặc 7 biến Bổ Khuyết Chân Ngôn, không nhất thiết phải niệm sau mỗi loại Kinh văn.
Bước 6
Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn
Niệm (3 Biến)
Bước 7
Sau khi đã niệm xong: Cảm tạ “Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát” phù hộ cho con XXX___ (Tên quý vị).
Lưu ý (Note):
1. Thời gian niệm kinh: Từ 5 giờ sáng đến 12 giờ khuya.
2. Nếu gặp phải tình huống nghiêm trọng, trước và sau phẫu thuật, bị bệnh nặng, hoặc ung thư … Mỗi ngày nên niệm Chú Đại Bi 21 biến hoặc 49 biến hoặc càng nhiều càng tốt. Trước khi tụng niệm có thể khấn cầu “Xin Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Â m Bồ Tát Ma Ha Tát chữa trị bệnh của con XXX ở phần nào đó của cơ thể, sớm ngày hồi phục.”
3. Nếu trong khi niệm kinh có sự gián đoạn, khuyên quý vị nên niệm lại từ đầu
4.《Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh》 và 《Vãng Sinh Tịnh Độ Thần Chú》có thể niệm trước 10h tối và ban ngày (kể cả trời mưa, âm u). Nhưng nếu trời âm u mưa gió nhiều, trời quá tối hoặc trời mưa to kèm theo sấm sét thì tốt nhất không nên tụng niệm. Ngoài ra, nếu cơ thể quý vị yếu, niệm kinh cảm thấy không thải mái thì nên cố gắng niệm vào những ngày trời nắng, ban ngày.《Lễ Phật Đại Sám Hối Văn》thông thường không nên niệm từ 10h tối đến 5h sáng. Từ 2h-5h sáng tốt nhất không nên tụng niệm bất cứ kinh văn nào.
** Nếu cần thêm chi tiết, vui lòng tham khảo 《Quyển Cẩm Nang Nhập Môn Pháp Môn Tâm Linh》 hoặc 《Vấn Đáp về Huyền Học》/《Vấn Đáp về Phật Học》.
🟦Hướng dẫn niệm kinh bài tập hàng ngày 每日功課步驟(初學者) bản in FDF (🔽Download)