Làm thế nào để khắc phục tâm danh lợi

Làm thế nào để khắc phục tâm danh lợi

shuohua20130705 06:21
Làm thế nào để khắc phục tâm danh lợi

Nữ thính giả: Nếu một người tu Phật, ban đầu không phải vì cầu danh cũng không phải vì cầu lợi, nhưng do làm nhiều công đức, người khác cho rằng họ tu tốt, danh tiếng cũng vang xa, lời khen ngợi nhiều, có thể vô tình làm tăng thêm tâm kiêu ngạo và tâm danh lợi, điều này rất nguy hiểm. Vậy làm thế nào để thực sự loại bỏ tận gốc thói quen xấu này? Làm thế nào để đối mặt với lời khen ngợi của người khác mà tâm hoàn toàn không vướng bận? Hiện tại con cảm thấy điều này khá khó, ít nhất khi người khác khen mình, không thể hoàn toàn buông bỏ trong lòng, con cũng chưa làm được điều này.

Đài trưởng: Cô bé, hôm nay con hỏi mấy câu hỏi rất sâu sắc và xuất sắc. Thực tế, đây là vấn đề về cảnh giới của người tu hành. Khi một người độ người nhiều, được người khác ca ngợi nhiều, mọi người đều nói “anh giống như Bồ Tát vậy”, lúc này chính là thời điểm thử thách của họ. Nhiều vị Bồ Tát thừa nguyện tái lai không thể trở về trời, chính vì phước đức và công đức của họ khiến họ đạt được nhiều danh lợi thế gian, vì vậy họ quên mất bản tính của mình, quên mất nhiệm vụ cứu độ chúng sinh, đắm chìm trong danh lợi thế gian, từ đó đánh mất phương hướng và mất đi huệ mạng của mình. Vì vậy, khi một người tu hành được mọi người ca ngợi, càng được ca ngợi, càng cảm thấy mình có công đức, thì càng phải khiêm tốn, càng phải cẩn thận, đây chính là điều sư phụ thường nói với các bạn: “Tu hành độ người phải như bước đi trên băng mỏng.” Chúng ta càng tu tốt, càng phải cẩn thận. Bởi vì khi con càng có danh tiếng, càng có lợi lộc, chỉ cần sơ suất một chút, con có thể rơi xuống, và sẽ rơi càng đau. Đây chính là điều sư phụ thường nói, một tòa nhà khi chưa xây xong, chưa hoàn thiện, xây càng cao, nếu tầng nào đó không vững chắc, khi rơi xuống sẽ vỡ vụn. Đây chính là khó khăn của người tu hành, vì vậy nhất định phải hiểu, phải tu từ gốc rễ. Nếu hôm nay tôi không thể buông bỏ danh lợi, vẫn còn chấp trước vào danh lợi thế gian, và cảm thấy mình có danh có lợi, thực tế con đã bắt đầu tụt lại phía sau, con đang tu hành ngày càng không tốt. Đây không phải là công đức thực sự, mà là công đức danh văn lợi dưỡng (Danh tiếng, vận may và thịnh vượng) của thế gian, đều là không, đều là hư vô, không phải thứ giúp con tu hành tiến bộ.

Càng có công đức, càng có danh lợi, càng phải khiêm tốn, càng phải cẩn thận, đây chính là điều sư phụ thường nói: Học theo bông lúa, càng cao, đầu càng phải cúi thấp. (Vậy chúng con thường ngày kiên trì đọc “Bạch Thoại Phật Pháp” của sư phụ để tăng cường tu tâm, nếu hiện tại chúng ta chưa đạt đến cảnh giới này, chưa thể khắc phục được tâm danh lợi, đặc biệt là tâm “danh”, vậy chúng con có thể thông qua một số phương pháp, ví dụ như một người từng hoằng pháp, danh tiếng rất lớn, anh ta đổi tên, sử dụng tên mới, giống như ẩn danh vậy. Từ bỏ tên cũ, tiếp tục làm những việc trước đây, như vậy không ai biết anh ta là ai, từ đó có thể tu tâm một cách âm thầm, đây cũng là một phương pháp đúng không?) Hoàn toàn chính xác, đây cũng là một phương pháp nhỏ, nhưng rất nhỏ. Phương pháp tốt nhất là, ví dụ con vốn là người phụ trách, khi con phụ trách đến một mức độ nào đó, tâm danh lợi quá nặng, cảm thấy mình không thể tiếp tục, thực tế trong chùa chính là nhập thất, tức là tôi không làm gì nữa. Trong thế gian, vốn dĩ họ là người phụ trách, nên bồi dưỡng người kế nhiệm, rồi lùi lại phía sau. Hiện tại việc rút lui là khó nhất. Vì vậy, muốn khắc phục tâm danh lợi, phải rút lui, tôi không là gì cả, chỉ là một người tu hành nhỏ bé, như vậy mới có thể loại bỏ tâm danh lợi. Ví dụ, con làm hội trưởng, đột nhiên tôi rút lui, tôi không là gì cả, không làm hội trưởng nữa. Ngay cả hội trưởng sáng lập cũng không cần, như vậy mới có thể khắc phục tâm danh lợi. Con tự nhiên trở thành người bình thường, tự nhiên trở thành người cái gì cũng không cần, như thế con mới có thể khắc phục được tâm danh lợi rồi. Giống như con nói, thực tế cũng tương tự, đạo lý như nhau, đột nhiên đổi tên, người khác không biết con là ai, như vậy là đúng. Cũng đừng chạy đi nói với người khác: “Tôi chính là ai đó!” Ví dụ trên mạng có một người rất nổi tiếng, tên là “Cẩm Thượng Thiêm Hoa (Thêu Hoa Trên Gấm)”, nếu bây giờ đổi tên thành “Hậu Viện Trồng Rau (Sau Vương Trồng Rau)”, không ai biết cậu ta là ai. Nếu anh ta chạy đi nói “Sao không ai biết tôi là ai vậy? Bạn biết không? “Hậu Viện Trồng Rau” chính là “Cẩm Thượng Thiêm Hoa”… Cậu ta vẫn không thể buông bỏ chấp trước, không thể buông bỏ tâm danh lợi,

Nữ thính giả đáp:(Con hiểu rồi, thực sự trong quá trình tu hành, sẽ phát hiện ra ngày càng nhiều vấn đề. Những vấn đề này thông qua “Bạch Thoại Phật Pháp” có thể tìm được câu trả lời, nhưng vẫn muốn nghe sư phụ hướng dẫn sâu hơn)
Đài trưởng liền đáp:
Đó là khi một người tu hành, tu tâm, gặp phải vấn đề là chuyện bình thường. Bởi vì ở cõi người, sẽ gặp phải đủ loại phiền não và khó khăn, ma nạn, tâm đố kỵ, tâm tham, tâm sân đều có. Nhưng càng tu càng cảm thấy khó khăn, đó là đúng. Nếu càng tu càng dễ, thì không gọi là tu tâm. Bởi vì leo núi cũng vậy, càng leo cao, càng khó khăn, không có mấy người leo được lên đỉnh. Hỏi xem có mấy người có thể tu thành Phật, thành Bồ Tát? Bởi vì độ khó cao, nên càng phải nỗ lực. Nhiều người tu đến một lúc nào đó cảm thấy “Sao không đúng vậy, tôi cảm giác sao người này không đúng, người kia không đúng”, đó là con không đúng, cảm thấy Phật pháp tu đến một lúc nào đó không còn hứng thú, đó là vì con sợ khó, sợ khổ, nên con đã lùi bước…

shuohua20130705 06:21
如何克服名利心
女听众:如果一个学佛的人,他的初心并不是为了求名,也不是为了求利,但是功德做得多了,别人认为他修得好,然后名气也响了,赞美声就很多,可能会不知不觉地助长自己的傲慢心和名利心,那就会很危险。那么我们如何真正地从根本上去除这个不好的习气呢?如何才能对于别人赞美,我们可以完全心无挂碍呢?因为现在觉得这个还是满难的,至少别人说你一句好,不可能完全心里就放下了,也没有做到这一点。
台长答:小丫头,你今天问的几个问题很厉害、很精彩的。实际上这就有待于一个学佛修心人的境界的问题。当一个人度人多了,当一个人被人家捧得厉害了,大家都说“唉呀,你像菩萨一样”,实际上这个时候就是考验他的时候到了。很多乘愿再来的菩萨为什么回不了天上,就是因为他的福德、他的功德让他得到了更多的人间的名和利,所以,他忘记了他的本性,忘记了他应该救度众生,而沉迷于人间的名利之中,这样他就会遗失了自己的方向,掉了自己的慧命。所以学佛人学到大家都赞扬他的时候,越是赞扬他,越是觉得他有功德的时候,越要谦虚、越要谨慎,这就是台长经常跟你们讲的一句话:“学佛度人要如履薄冰。”我们越学得好,越要当心。因为当你越有名、越有利的时候,你稍不留神,你可能会掉下来,摔得更惨。这就是我经常跟你们讲的,一个大楼如果还没有造成之前,还没有完全完工之前,造得越高,你可能……万一哪一层基础没有打好,掉下来的话,摔得越碎。这就是学佛人难处,所以一定要懂得,从根子上学。我今天如果不能抛开名利,还为了这点人间的名利执着,而且觉得自己有名有利了,实际上你就是已经在掉队了,你就是在越修越不好了。而不是真正的拥有功德,而是拥有人间的名闻利养的功德,这些都是空的、虚的,不是真正让你能够修上去的。越有功德、越有名利,越要谦虚、越要谨慎,这就是台长经常说:学麦穗,长得越高,头要垂得越低。(那我们平时每天会坚持看师父的《白话佛法》来加强自己修心方面,如果说我们现在还没有这个境界,一下子可以把自己的名利心克服掉,尤其是对这个“名”的心克服掉,那我们能不能通过一些方法,比如说一个人他曾经弘法,知名度很高的,他就换个名字,重新用新的名字,等于是像隐姓埋名一样的。以前的就放掉了,他继续用新的去做一些以前做的事情,这样子也没有人知道他是谁,这样子的话,他反而就默默无闻地可以更好地修心,这样子也是一个方法对吧?)完全正确,这也是一个小方法,但是非常小。最好的方法就是,比方说你本来是一个负责人,你负责到一定的时候,名利心太重,觉得自己不行了,实际上在庙里就是属于闭关,就是我什么都不做了。在我们人间呢,本来是他负责的,他应该培养一个新人,退下来。现在人要退下来那是最难的。所以要把自己名利心克服,就得退下来,我什么都不是了,我就是一个小小的修心人、学佛人,这样的话名利心才会去掉。比方说,你今天做了一个会长了,我突然之间退下来,我什么都不是,什么长都不要。开会的就是创会会长,连这个创会会长都不要,你这个名利心才去得掉。我就是突然之间变成一个平民百姓,突然之间变成一个什么都不要的人,那么我就能够克服自己的名利心了。像你这种,实际上也是异曲同工,都是一样道理,突然之间换一个名字,人家不知道你是谁了,那就对了。也千万不要跑过去跟人家说:“我就是谁谁谁呀!”比方说网上一个很有名的,叫“锦上添花”,他如果现在改一个名字叫“后院种菜”,人家谁都不知道他。他跑去跟人讲“唉呀,怎么都不知道我是谁啊?你知道吗?‘后院种菜’就是‘锦上添花’”呵呵……你这个人还是去不了你的执着,去不了你的名利心,(听得懂,的确是在修
行的过程中,会发现自己越来越多的问题。其实这些问题通过《白话佛法》可能会找到答案,但还是想听师父能够再深入地指导一下)就是当一个人在修行、修心当中,碰到问题那是自然的。因为你是在人道,就会碰到各种各样的麻烦和烦恼,磨难、嫉妒心、贪心、瞋心什么都会有。但是越修越会觉得艰难,那就是对了。如果越修越容易,那就不叫修心。因为爬山也是这样,越爬越高,越爬越艰难,没有几个人能爬上去的。请问有几个人能够修到佛,修到菩萨的?因为他的难度高,所以更要去努力。很多人修到后来“唉呀,我觉得不对了,我觉得谁不对谁不对”,那就是你不对了,觉得这个佛法到后来学起来没劲了,就说明你怕难、怕苦,所以你就退却了。

Lên đầu trang