MỘT SỐ LƯU Ý KHI NIỆM KINH
(Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门)
1. Một số lưu ý khi niệm Kinh (QA68)
Hỏi: Thưa Thầy, sau khi niệm kinh, chúng con có điều gì cần phải lưu ý không ạ? Có nghi thức nào chúng con nên tuân theo không ạ?
Ân Sư Lư Quân Hoành khai thị:
+ Sau khi niệm kinh, không có nghi thức nào cả. Đơn giản chỉ cần chắp tay lại và cúi đầu. Hãy nói những lời sau đây một cách nhẹ nhàng hoặc lặng lẽ, “Cảm tạ Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Bi đã phù hộ và gia trì cho con, <tên đầy đủ>.” Đây là một cách rèn luyện hành vi của chúng ta. Nó bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi tới Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Từ Đại Bi.
+ Tốt nhất không nên uống nước lạnh, đứng hoặc ngồi dựa vào tường hoặc bắt chuyện với ai đó ngay lập tức (trong vòng 5 đến 10 phút đầu tiên) sau khi con cầu nguyện chư Phật và chư Bồ Tát hoặc niệm kinh. Sau khi chúng ta cầu nguyện hoặc trì tụng, một loại năng lượng lành mạnh đi vào cơ thể chúng ta và bù đắp cho năng lượng bất thiện hiện có. Điều này sẽ chữa lành cơ thể của chúng ta và giúp loại bỏ tắc nghẽn trên con đường lưu thông năng lượng. Tuy nhiên, nếu chúng ta uống nước lạnh ngay, năng lượng Âm sẽ vào cơ thể.
+ Những người thích uống đồ uống có đá lạnh thực sự đang kết nối bản thân với năng lượng Âm. Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, đó là một ngày mới và mọi thứ lại bắt đầu lại. Đó là thời điểm tuyệt vời nhất trong ngày, nếu uống một cốc nước đá lạnh, rất có thể bạn sẽ gặp xui xẻo suốt thời gian còn lại trong ngày, chưa kể ảnh hưởng đến khả năng đông máu của cơ thể. Nói chung, sẽ ổn nếu đồ uống ở nhiệt độ phòng và không có cảm giác quá lạnh khi uống.
+ Các bức tường cũng thuộc năng lượng Âm. Thuật ngữ “Bức tường cao” thường dùng để chỉ các nhà tù. Trước đây, tù nhân bị hành quyết khi đứng dựa vào tường. Vì vậy, sau khi cầu nguyện hay trì tụng, tốt nhất chúng ta không nên đứng hoặc ngồi dựa vào tường để không làm xáo trộn trường năng lượng tích cực của mình.
+ Sau khi trì tụng, tốt nhất không nên bắt chuyện ngay với ai đó, vì phần lớn năng lượng tích cực của bạn từ việc trì tụng sẽ bị mất đi. Bởi vì nói những điều vô nghĩa có thể khiến năng lượng tích cực bị phân tán chứ không tập trung ở một chỗ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên bình tĩnh với chính mình một thời gian rồi dần dần bắt đầu trò chuyện với mọi người sau một thời gian.
+ Điều rất quan trọng là phải chú ý đến lời nói của mình và kiềm chế không nói những lời không phù hợp, bao gồm chửi thề, tranh cãi và đánh nhau. Tham gia vào các hoạt động như vậy chỉ từ 5 đến 10 phút sẽ làm cạn kiệt năng lượng tích cực tích lũy qua một hoặc hai giờ trì tụng.
2. Nên niệm Kinh với tốc độ như thế nào?
Hỏi: Xin hỏi nên niệm kinh với tốc độ như thế nào
Đáp: Dựa vào tốc độ bình thường con có thể niệm được. Ví dụ một người rất biết nói chuyện, người mà có thể nói chuyện vừa nhanh vừa rõ ràng, thì người đó niệm Kinh sẽ niệm được nhanh hơn.
Một người mà bình thường nói chuyện rất chậm, nhưng lại muốn niệm Kinh nhanh, vậy thì không có sự tôn trọng, niệm Kinh sẽ không tốt ( Niệm Kinh phải rõ chữ)
Đúng, ít nhất trong tâm phải hiểu rõ mình đang niệm chữ gì, phải có khái niệm như vậy mới được, nếu vậy người đó sẽ có thể niệm Kinh rất tốt. Trong tâm phải hiểu rõ, miệng không nhất định phải đọc ra, nhưng trong tâm phải rõ chữ, vậy là được. Trong tâm của bản thân lúc niệm Kinh cũng không biết đang niệm gì, vậy thì niệm ra được cũng không có tác dụng.
( Nghe nói có người có thể niệm được 1 tấm Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) trong vòng nửa tiếng)
Nửa tiếng mà niệm xong, có thể sao? Nếu như họ niệm cho bản thân, vậy thì phải cẩn thận vong linh sẽ đến tìm. Nếu như họ niệm cho người khác, thì chính là đang hại người.
( Tiếng vỗ tay)
***
Lư đài trưởng khai thị cho đệ tử ( Quyển 1/4-25)
3. Chú Đại Bi, Tâm Kinh, Lễ Phật Đại Sám Hối Văn là 3 trụ cột của việc tụng Kinh
3.1 Wenda201203118
Chú Đại Bi, Tâm Kinh, Lễ Phật Đại Sám Hối Văn là 3 trụ cột của Pháp Môn Tâm Linh và là 3 trụ cột của việc tụng kinh. 3 trụ cột này rất quan trọng, bất kỳ một bộ kinh nhỏ nào cũng chỉ có hiệu quả khi được xây dựng trên 3 trụ cột này. Nếu không trì tụng 3 bộ kinh lớn này, mà trì tụng các bộ kinh trong thập chú khác, thì hiệu quả sẽ không rõ ràng.
3.2 Shuohua20130524 04:15.
Sau khi trì tụng Chú Đại Bi, phải niệm tiếp theo là Tâm Kinh, khai mở trí tuệ; Có Tâm Kinh rồi, con người phải có năng lực thì mới làm được nhiều việc, (chú Đại Bi là gia tăng năng lượng) hiểu chưa?. Khi làm việc sẽ gặp rất nhiều điều sai trái, phải niệm Lễ Phật đại Sám Hối Văn nên những kinh chú này bổ trợ cho nhau.
4. Có thể niệm kinh trên giường không?
Tôi có thể niệm kinh trên giường không?
Đệ tử: Sư phụ giảng không được bắt chéo chân khi tụng kinh. Nằm khoanh chân đọc kinh có được không?
Đáp: Cần phải tôn Kính Bồ tát, nếu bịnh nằm trên giường, Bồ tát không màng, nếu không bịnh sao lại nằm? Nằm trên giường đọc kinh là bất kính đối với Bồ Tát. Nằm trên giường đã là bất kính rồi, bắt chéo chân lại càng bất kính hơn. Nếu bạn ngủ một mình, có khi bạn nằm trên giường trước khi dậy, trì chú Đại Bi và Tâm Kinh trong tâm vài biến cũng không phải vấn đề.
Nhưng tốt nhất cố gắng đứng lên niệm không nên nằm trên giường niệm.
Hội Thảo hoằng dương chánh pháp 2017 (1)
5. Nên làm gì nếu bỏ lỡ bài tập về nhà?
Con nên làm gì nếu con bỏ lỡ bài tập về nhà?
Khán giả nữ: Gần đây con rất bận, không làm bài tập được hai ngày, chồng con đi công tác xa hơn một tuần, nếu không làm bài tập được thì phải làm sao?
Đài trưởng đáp: Chỉ cần trì bù lại là được, khi trì bù phải báo cho Bồ Tát biết. Thực ra Pháp Môn Tâm Linh có những quy định rất nghiêm ngặt, không nên không niệm kinh, hôm nay dù không có thời gian tụng niệm cũng phải niệm một, hai, ba, bốn lần, số lượng còn thiếu phải bù lại vào trong hai ngày sau, con không được 24 giờ cũng không niệm biến nào, nếu không chắc chắn sẽ phạm đại kỵ.
(có khi con niệm đại sám hối, nhưng cách chú khác thì không)
Cái này không sao cả, miễn là con có niệm là được.
Wenda20120624A 55:30
6. Vấn đề ban đầu đã phát nguyện tụng kinh Địa Tạng
(wenda20121014B 31:11)
Vấn đề ban đầu đã phát nguyện tụng kinh Địa Tạng
Thính giả nữ: Thưa Sư phụ, có một đồng tu mới, trước khi tin pháp môn này, anh ta nói đã phát nguyện tụng Kinh Địa Tạng hàng tháng, như vậy thì có cần tiếp tục nữa không?
Đài trưởng đáp: Nếu bây giờ anh ta đã hoàn toàn chuyển sang Pháp Môn của Đài trưởng, nói với Bồ Tát Quán Thế Âm một tiếng sẽ không thành vấn đề. Nếu anh ta không có thay đổi theo Pháp Môn Tâm Linh , con nói với anh ta rằng đã phát nguyện thì nhất định phải tiếp tục niệm , Nhưng nếu anh ta đã tu theo Pháp Môn Tâm Linh rồi thì không sao, Bồ Tát sẽ tha thứ cho anh ta
(Vâng , con hiểu rồi)
7. Niệm Ngôi Nhà Nhỏ đồng thời có thể niệm kinh Địa Tạng không?
(zongshu20150207 49:28)
Niệm Ngôi Nhà Nhỏ đồng thời có thể niệm kinh Địa Tạng không?
Thính giả nữ: Đài trưởng có thể xem giúp trên người tôi có vong linh không? Ngày 17 tháng 1 năm 1963 tuổi Dần, nữ.
Đài trưởng trả lời: Cẩn thận, cổ họng và dạ dày không tốt
(trên người có vong linh không?)
Có, niệm 32 tờ
(Tôi cũng muốn hỏi Đài trưởng một câu, tôi vốn dĩ niệm kinh Địa Tạng, tôi có thể niệm Ngôi Nhà nhỏ được không?)
Được, ai bảo không được niệm ?
(Vậy thì thời gian tôi niệm Ngôi Nhà Nhỏ và vẫn niệm kinh Địa Tạng được không ?) Hôm nay, nếu cô muốn ăn đồ ăn phương Tây, hãy ăn đồ ăn phương Tây, nếu cô muốn ăn đồ ăn Trung Quốc, hãy ăn đồ ăn Trung Quốc, nếu cô muốn ăn đồ ăn Hồ Nam, cô có thể ăn đồ ăn Hồ Nam, nếu cô muốn ăn đồ ăn Thượng Hải, cô có thể ăn đồ ăn Thượng Hải, cô không nên trộn các món ăn với nhau, như vậy cô không thể nếm được mùi vị nào cả
(Tôi đã hiểu. Tôi nên phóng sinh bao nhiêu ?)
2000 con cá , từ từ mà thực hiện .
8. Nhất môn tinh tấn , chuyển hoá nguyện lực dùng Ngôi Nhà Nhỏ trả nợ.
(wenda20120914 01:05:21)
Nhất môn tinh tấn , chuyển hóa nguyện lực dùng Ngôi Nhà Nhỏ trả nợ.
Thính giả nữ: Đài trưởng , có một đồng tu mới tu một thời gian nhưng trước đây anh ấy niệm kinh hơi bị tạp (niệm quá nhiều loại kinh, loại nào cũng niệm) , niệm kinh A Di Đà và niệm cả kinh Địa Tạng, anh gọi điện thoại hỏi con , và con nói với anh ấy rằng : Nên tạm ngưng kinh A Di Đà và kinh Địa Tạng, niệm Ngôi Nhà Nhỏ và kinh bài tập của Pháp Môn Tâm Linh . Dù sao cũng là trả nợ, tức là chuyển hoá nguyện lực của chúng ta dùng phương thức Ngôi Nhà Nhỏ để trả nợ, không biết nói như vậy có đúng lý đúng pháp không?
Đài trưởng đáp: Hoàn toàn đúng Pháp, chẳng những đúng Pháp, mà còn sáng suốt nữa! Tức là chúng ta hiện tại không có vốn thì làm sao sáng tạo ra cái mới được đây ? Tự mình phải tạo công đức trước, chẳng hạn như hiện tại con muốn mua cái gì, muốn có tiền thì trước hết phải trả hết nợ, nợ lâu rồi còn chưa trả vậy mà còn hỏi người khác xin vay tiền. Vậy thì ai mà cho mượn?
(Vâng con đã hiểu, Đài trưởng giữ gìn sức khỏe nhé. )
9. Có được phép niệm Tâm Kinh và Chú Vãng Sanh vào những ngày mưa?
Hỏi đáp 20120420. 27:25
Có được phép niệm Tâm Kinh và Chú Vãng Sanh vào những ngày mưa?
Nữ thính giả: mấy ngày gần đây mưa liên tục, ban ngày có thể niệm Chú Vãng Sanh và Tâm Kinh không ạ?
Đài Trưởng trả lời: ai nói ngày mưa là không được niệm kinh? Ban ngày đều có thể niệm
( dạ)
Vừa nãy quý vị không nghe một đồng tu người Mỹ nói sao? Quan Âm Bồ Tát trong mơ đã nói với vị đồng tu đó là có thể niệm Chú Vãng Sanh, đã rõ chưa? Bởi vì hoàn cảnh của mỗi người không giống nhau, nếu như cơ thể quý vị yếu ớt nhiều bệnh, âm khí quá nặng, đương nhiên chỉ có thể niệm như vậy mà thôi.
( dạ)
Nhưng nếu như bây giờ sức khỏe của quý vị tốt, không có vấn đề gì về sức khỏe thì dĩ nhiên là có thể niệm kinh rồi.
( dạ. Bây giờ con biết phải làm như thế nào rồi ạ)
Lần sau khi nói chuyện đừng bộp chộp như vậy, vì trong lúc nôn nóng suy nghĩ sẽ không được thấu đáo, con người lúc bình tĩnh thì xử lý công việc sẽ thỏa đáng hơn, cho nên người học Phật phải thận trọng, ổn định chính mình, nói chuyện không nên bộp chộp, gấp gáp, nên từ tốn chậm rãi
( Dạ, con chỉ sợ lãng phí quá nhiều sức lực của Đài Trưởng )
Không sao rồi
( Dạ, cảm ơn Đài Trưởng)
10. Trước khi lạy Phật niệm kinh không nên ăn sầu riêng; hạn chế ăn những thức ăn nặng mùi.
Trước khi lạy Phật niệm kinh không nên ăn sầu riêng; hạn chế ăn những thức ăn nặng mùi.
Nam thính giả: Hôm qua Thầy nói người tu hành không được ăn sầu riêng, nếu lỡ ăn rồi thì phải làm sao?
Đài trưởng đáp: Thầy không nói là không được ăn sầu riêng, chỉ là trước khi niệm kinh thì đừng ăn, trước khi lạy Phật cũng đừng nên ăn (nếu lỡ ăn sầu riêng, thì sau bao lâu …) Miệng không được có mùi, trong miệng có mùi , thì khi bạn cúng Phật hoặc niệm kinh, lỡ tất cả bị nhiễm mùi thì sao?(Nếu con lỡ ăn một ít, thì trong vòng một giờ không nên niệm kinh?) Chỉ cần đánh răng là được (Nếu con muốn tu Giới Bồ Tát, liệu có được ăn sầu riêng không?) Nên hạn chế những thức ăn nặng mùi.
——Đài trường Lư Quân Hoành khai thị trong tiết mục Shuo Hua 27/07/2018 22:11
11. Những lưu ý khi niệm kinh tại bệnh viện
Hỏi: Thưa Sư Phụ, con đang chăm sóc một người thân trong gia đình hiện đang nằm viện. Con nghe nói rằng việc trì tụng kinh ở bệnh viện sẽ không được khuyến khích. Trong trường hợp đó, lời khuyên của Sư Phụ về việc thực hiện việc trì Kinh bài tập hàng ngày của chúng ta, Kinh bài tập hàng ngày của bệnh nhân tại bệnh viện và trì tụng Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) sẽ nên thực hiện như thế nào? Có phải là những người làm việc tại bệnh viện cũng không nên trì tụng kinh trong khi làm việc luôn không ạ?
Sư phụ đáp: Đối với người bệnh, tốt nhất là nên trì tụng Chú Đại Bi liên tục. Vì người bệnh thể chất yếu đuối, chỉ nên tụng Chú Đại Bi và tránh trì tụng Tâm Kinh hay Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú. Nếu họ phải niệm Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) trong bệnh viện vì cấp bách và không ai có thể giúp họ niệm thay, thì chỉ tụng vào ban ngày.
Nếu con là người chăm sóc hoặc nhân viên bệnh viện, con có thể thực hiện việc trì tụng hàng ngày cũng như việc trì tụng Ngôi Nhà Nhỏ (NNN). Tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên tránh tụng Tâm Kinh và Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú. Nếu con phải trì tụng chúng, hãy chỉ trì tụng vào lúc thời tiết đẹp vào ban ngày. Ngoài ra, quý vị nên trì tụng Chú Đại Bi nhiều hơn để bảo vệ chính mình. Con cũng nên tụng thêm Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) cho người cần kinh của bản thân mình.
Năng lượng Âm trong bệnh viện tương đối mạnh và trường năng lượng khá phức tạp. Vì vậy, dù con là nhân viên bệnh viện, bệnh nhân hay người chăm sóc, con nên trì tụng thêm Chú Đại Bi và tinh tấn niệm những Ngôi Nhà Nhỏ (NNN).
Nói chung, nếu được thì cũng hạn chế đọc Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) ở bệnh viện. Nếu con không thể xuất viện mà chỉ có thể niệm và chấm Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) tại bệnh viện thì con phải đảm bảo đã điền thông tin lên Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) và điền vào ô “Offer To” ở phía bên phải của Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) trước khi bắt đầu tụng những bài kinh chú. Chỉ đọc những Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) vào ban ngày.
Nếu con là người chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện, trước tiên bạn có thể điền vào ô “Offer to” (Kính Tặng) phía bên phải Ngôi Nhà Nhỏ (NNN) tại nhà. Khi ở trong bệnh viện, hãy theo dõi và ghi lại số kinh chú mà con đã hoàn thành trong ngày. Sau đó về nhà rồi hãy chấm vào Ngôi Nhà Nhỏ (NNN)
12. Kinh bài tập hàng ngày có thể hoàn thành trong một lần, cũng có thể chia ra để hoàn thành
Nữ thính giả: Bài tập hàng ngày thì nên chia thành hai lần, sáng và tốt, hay là con con niệm hết trong một buổi sáng ?
Lư Đài Trưởng : Nếu như có điều kiện thì niệm hết một lần cũng được, nếu không có điều kiện thì sau khi tan làm về nhà niệm cũng được
Nữ thính giả: Niệm luôn hết một lần thì tốt hơn phải không ạ?
Lư Đài Trưởng : Đều được cả, không hẳn là tốt hơn. Chia ra niệm hai lần cũng chính giúp con thường xuyên nhớ rằng: “Ây da, tôi phải làm việc tốt, tôi phải học Phật, tôi phải niệm kinh.” Nếu con niệm một lần vào buổi sáng rất thành kính , nhưng ra ngoài thì vui quá quên hết vậy thì không được rồi.
Nữ thính giả: Con không như vậy ạ, con niệm xong bài tập vào buổi sáng, mỗi ngày con phải niệm 5 tấm Ngôi Nhà Nhỏ, có lúc đốt 4 tấm, vẫn còn lại 1 tấm
Wenda20120420 57:04
13. Bồ Tát và con người dùng ý niệm để giao tiếp, không liên quan đến ngôn ngữ
Bồ Tát và con người dùng ý niệm để giao tiếp, không liên quan đến ngôn ngữ
Hỏi : Đồng tu niệm kinh bằng tiếng Việt, bởi vì tiếng Trung của anh ấy không lưu loát lắm. Một hôm nằm mơ thấy Bồ Tát nói với anh ấy :” cậu niệm kinh văn ta nghe không hiểu” là do chất lượng niệm kinh có vấn đề phải không? Anh ấy lo lắng Ngôi Nhà Nhỏ ở dưới không nhận được
Trả lời : Không phải Bồ Tát nghe không hiểu, nhất định là do bị loạn hoặc rớt mất chữ . Con hãy nhớ , Bồ Tát khi nói với chúng ta, con người chúng ta như thế nào, Bồ Tát sẽ cho nghe thấy âm thanh như thế ấy. thực ra Bồ Tát trên trời toàn bộ đều là message, kiểu như một loại tin nhắn. Bồ Tát còn cần phải nói nhiều ngôn ngữ sao? Nói với con, chỉ cần một ý niệm là con đã biết rồi.
Đệ tử hỏi Sư Phụ trả lời — Lư Đài Trưởng 2019 tại Malaysia giải đáp hoằng pháp
菩萨和人交流是用意念,与语言无关
问:同修用越南话念诵经文,因为他中文不太流利,有一天他梦到观世音菩萨和他说:“你念的经文我听不懂。”是他念经的质量有问题吗?他担心他念的小房子收不到。
答:菩萨不会听不懂的,一定是他念经里面有乱或者偷工减料。你记住了,菩萨给我们讲话,你是什么样的人,菩萨给你听到什么样的声音。其实菩萨在天上全部都是message,就是一种信息。菩萨还要讲多少国的语言吗?跟你讲话,一个意念给你,你就知道了。
弟子提问 师父回答——卢台长2019年马来西亚吉隆坡弘法解答会(5)