📋Mục Lục

MỘT SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI TRÌ NIỆM NGÔI NHÀ NHỎ

(念诵经文注意事项)

1. Trì niệm kinh văn bài tập trước khi trì niệm “Ngôi Nhà Nhỏ

— Trước khi niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” cần niệm kinh bài tập 1-2 tuần theo hướng dẫn dưới đây:

 Muốn niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” của “Pháp Môn Tâm Linh” thì cần phải niệm kinh bài tập của pháp môn trước 1 – 2 tuần, theo hướng dẫn phía dưới. Kinh văn bài tập của “Pháp Môn Tâm Linh” bao gồm 3 kinh chú cơ bản: “Chú Đại Bi”, “Tâm Kinh” (Bát Nhã Tâm Kinh), “Sám Hối”. Người mới tu cần thêm “Chú Vãng Sinh” vào kinh văn bài tập.

● Bắt đầu niệm kinh bài tập trước 1 – 2 tuần, sau đó có được năng lượng mới thực hành niệm “Ngôi Nhà Nhỏ”.

Kinh bài tập ví như mình đi làm kiếm tiền nuôi sống bản thân. “Ngôi Nhà Nhỏ” là trả nghiệp nợ, oan gia trái chủ của mình và giúp người. “Ngôi Nhà Nhỏ” ví như xóa thẻ nợ ngân hàng từ kiếp trước đến giờ và bây giờ phải niệm kinh để trả.

Trì niệm kinh chú bài tập hàng ngày là bắt buộc mỗi ngày.

👉 Hướng dẫn niệm kinh bài tập hàng ngày (Xem chi tiết)

● Người mới tu tập, số biến (số lần) kinh chú có thể ít nhưng khi mọi người tu một thời gian thì nên tăng số biến kinh chú lên sẽ tốt hơn.

 Thời gian niệm kinh 5 giờ sáng đến 10 giờ đêm, rảnh giờ nào niệm giờ đó. Trong quá trình trì niệm kinh bài tập bị gián đoạn, nếu có ăn mặn qua nên súc miệng sạch sẽ và niệm 7 – 13 biến “Tịnh Khẩu Nghiệp Chân Ngôn” sau đó tiếp tục: “Cảm tạ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát (3lần) và khấn niệm phần kinh tiếp theo. 

● Khi thực hành “Ngôi Nhà Nhỏ” mọi người nhớ kết nối với phụng sự viên trong ban hoằng pháp PMTL tại Việt Nam để được hướng dẫn chi tiết. Chỉ cần có chút thắc mắc là phải hỏi kẻo làm sai. 

👉 Kết nối với phụng sự viên ngay (Kết nối)

● Làm tốt những kinh chú cơ bản trong bài tập kinh chú hàng ngày thì “Ngôi Nhà Nhỏ” mới có năng lượng và hiệu dụng, bằng không “Ngôi Nhà Nhỏ” không có hiệu dụng. TRONG ĐIỀU KIỆN KINH VĂN BÀI TẬP HÀNG NGÀY ĐƯỢC ĐẢM BẢO LÀ THỰC HIỆN ĐỀU ĐẶN MỖI NGÀY, có thể niệm vài biến “Chú Đại Bi” của kinh bài tập trong ngày hôm đó là mọi người có thể bắt đầu trì tụng “Ngôi Nhà Nhỏ”.

Lưu ý:

● Đây chỉ là trường hợp ĐẶC BIỆT nhưng tốt nhất vẫn là hoàn thành bài tập hàng ngày của chính mình trước rồi hãy niệm “Ngôi Nhà Nhỏ”. Kinh văn trong kinh bài tập hàng ngày và kinh văn trong “Ngôi Nhà Nhỏ” là riêng biệt không được gộp chung, kinh bài tập không được chấm vào “Ngôi Nhà Nhỏ”.

● Trước tiên nên đảm bảo là niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” cho chính mình trước rồi hãy giúp người khác. Cần phải niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” cho người cần kinh (oan gia trái chủ) của mình xong, thì mới có thể giúp đỡ người khác niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” cho người cần kinh của họ. Bằng không người cần kinh của chính mình nóng vội vì họ chưa được trả nợ mà mình lại trả nợ cho người khác, vì vậy có thể xuất hiện nhiều vấn đề trở ngại cho bản thân. Tự độ mình, cứu mình trước rồi hãy độ người.

 Nhất thiết phải nghiêm túc thành tâm, đảm bảo chất lượng.

“Ngôi Nhà Nhỏ” có thể siêu độ vong linh, trả được nợ nần, tiêu trừ nghiệp chướng, thành tâm nghiêm túc trì tụng sẽ được linh nghiệm; bên cạnh đó nhất thiết phải đảm bảo chất lượng của “Ngôi Nhà Nhỏ”, bằng không về mặt chất lượng có vấn đề thì lúc đốt tặng “Ngôi Nhà Nhỏ” sẽ bị phản tác dụng ngược lại, làm bệnh tình trầm trọng hơn, thậm chí còn bị tạo thêm nghiệp gạt trời, gạt đất, gạt ma quỷ. (Bởi vì có một số đồng tu họ không biết nên không trì niệm đủ số lượng kinh của “Ngôi Nhà Nhỏ” là đã chấm đầy và đem đốt, đều này quả thật rất có hại không tốt, hoặc một số đồng tu trì kinh một cách qua loa sơ sài thì cũng làm sự mầu nhiệm của “Ngôi Nhà Nhỏ” bị thuyên giảm)

● Thông thường thì ai cũng có thể trì niệm “Ngôi Nhà Nhỏ”. “Ngôi Nhà Nhỏ” sau khi đốt tặng sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng trả nợ nần, hóa giải tai nạn, thích hợp phù thông đại chúng. Người bình thường đều có thể trì niệm rồi đốt tặng.

● Nếu cảm thấy có các tình trạng như trong người không khỏe: ví dụ như nóng sốt đau đầu hoặc mơ thấy người quá cố (người khuất mặt), đã từng bị sảy thai, bị bệnh nặng, gặp kiếp nạn, vợ chồng tranh chấp cãi vã đều cần phải tranh thủ thời gian trì niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” siêu độ.

● Một tấm “Ngôi Nhà Nhỏ” có thể chia ra nhiều ngày để thực hiện không bắt buộc là một ngày phải niệm hết cả tấm, chuyện niệm nhanh hay chậm phụ thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân. Nhưng cũng nên nhớ một tấm “Ngôi Nhà Nhỏ” thời gian hoàn thành không được kéo dài quá 7 ngày (bao gồm cả việc chấm chấm đỏ vào “Ngôi Nhà Nhỏ” không quá 7 ngày).

● Còn trường hợp có nhiều đồng tu niệm rất nhiều “Ngôi Nhà Nhỏ”, một ngày niệm được 2, 3 tấm mặc dù mới học nhưng nóng lòng muốn trả nợ nên trì niệm nhiều. Nhưng sao không linh nghiệm, sau khi đồng tu chia sẻ thì mới biết, mọi người chỉ niệm kinh bài tập chỉ 3 biến “Chú Đại Bi” và 3 biến “Tâm Kinh”. (Muốn niệm nhiều “Ngôi Nhà Nhỏ” và muốn “Ngôi Nhà Nhỏ” có chất lượng thì kinh bài tập trụ cột nhất là “Chú Đại Bi” và “Tâm Kinh” mọi người nên từ 3 biến cơ bản từ từ nâng số lượng lên 7, 9, 11… 21 hoặc nhiều hơn. Nhưng thông thường niệm kinh bài tập hàng ngày “Chú Đại Bi” và “Tâm Kinh” ở mức 21 biến là khá tốt rồi.)

 Vì sao kinh bài tập tốt thì “Ngôi Nhà Nhỏ” có chất lượng?

Ví dụ đơn giản: Một công ty uy tín có nguồn vốn ổn định thì các mặt hàng sản phẩm công ty này làm ra sẽ có chất lượng tốt.

2. Thời gian và địa điểm tụng niệm kinh văn

 “Chú Đại Bi” và “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn”

— Được niệm trong khoảng thời gian từ 5 giờ sáng đến 12 giờ đêm, bất cứ lúc nào cũng có thể trì niệm, lúc trời sấm sét chỉ có thể niệm “Chú Đại Bi”, về địa điểm thì không có nhiều giới hạn ngoại trừ nhà vệ sinh, những nơi không sạch sẽ ô uế hoặc lúc ở nhà bếp nấu món mặn thì không thể niệm kinh.

● “Tâm kinh” và “Chú Vãng Sanh”

— Ban ngày đều có thể niệm, thời tiết tốt trước 10 giờ tối đều có thể trì niệm. Trong trường hợp “Ngôi Nhà Nhỏ” ở phần “Offer to” (phần “kính tặng” – bên phải của “Ngôi Nhà Nhỏ”) đã viết sẵn, những Phật hữu đã học lâu học vững trong điều kiện thời tiết tốt họ có thể niệm “Tâm kinh” và “Chú Vãng Sanh” trong “Ngôi Nhà Nhỏ” đến trước 12 giờ đêm. Tuy nhiên, chấm chấm đỏ thì tốt nhất chỉ nên chấm trước 10 giờ đêm.

— Lúc ở bên ngoài hoặc ở trên xe ôtô, nơi ồn ào đông người… vào buổi tối thì đừng niệm, ban ngày được niệm nhưng thường thì không phát ra âm thanh. Nhưng đối với những đồng tu mới tu tập thì sau 5 giờ chiều không nên trì niệm 2 kinh chú này. Đồng tu học lâu năm tùy theo năng lượng của bản thân có thể trì niệm hoặc không.

— Đối với đồng tu mới tu tập, vào buổi tối khi mọi người ở nhà có thể trì niệm kinh văn bài tập như: “Tâm Kinh”, “Chú Vãng Sinh”, “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” trước 10 giờ đêm. Khi ở bên ngoài thì “Tâm Kinh” và “Chú Vãng Sinh”, “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” chỉ được trì niệm trước 5 giờ chiều. Nếu ở bên ngoài trường khí xấu có thể khấn tất cả danh hiệu Phật, Bồ Tát của “Pháp Môn Tâm Linh” và sau đó tiếp tục thực hành các bước của kinh bài tập hay trì niệm kinh văn trong “Ngôi Nhà Nhỏ”. 

(Khấn danh hiệu Phật, Bồ Tát của “Pháp Môn Tâm Linh” như sau)

– “Cảm tạ Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật”.

– “Cảm tạ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát”.

– “Cảm tạ Nam Mô Nam Kinh Bồ Tát”.

– “Cảm tạ Nam Mô Thái Tuế Bồ Tát”.

– “Cảm tạ Nam Mô Quan Đế Bồ Tát, Nam Mô Châu Xương Bồ Tát, Nam Mô Quan Bình Bồ Tát”.

– “Cảm tạ Ân Sư Lư Quân Hoành Đài trưởng”.

— Ở nghĩa địa, lò thiêu… không nên niệm. Thời tiết mưa gió sấm sét khắc nghiệt hoặc trời u ám quá thì cũng đừng niệm. Nếu như lúc niệm đột ngột thấy không khỏe, ví dụ như nhức đầu, chóng mặt tốt nhất lập tức dừng lại ngưng niệm

 Ở bệnh viện tốt nhất chỉ nên niệm “Chú Đại Bi”, nếu như trong trường hợp nằm viện thời gian dài, chỉ có thể vào ban ngày niệm “Chú Vãng Sanh” và “Tâm Kinh”. Buổi tối chỉ nên niệm “Chú Đại Bi” và “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn”.

Một tờ (một tấm) “Ngôi Nhà Nhỏ” không nhất định phải hoàn thành hết trong một ngày nhưng tốt nhất cũng đừng kéo dài thời gian quá lâu mới hoàn thành một tờ (một tấm). Thời gian chấm chấm đỏ vào “Ngôi Nhà Nhỏ” không quá 7 ngày. Tốt nhất là chấm trong ngày hoặc chấm luôn để đảm bảo chất lượng.

3. Những chú ý trong việc niệm những kinh văn trong “Ngôi Nhà Nhỏ”

● Mỗi lần trước khi niệm “Ngôi Nhà Nhỏ”, tốt nhất là mọi người niệm vài biến “Chú Đại Bi” cho chính mình trước để tăng cường công lực (năng lượng tích cực) của bản thân (niệm Chú Đại Bi của kinh văn bài tập hàng ngày), sau đó hãy tiến hành việc niệm kinh văn trong “Ngôi Nhà Nhỏ” thì hiệu quả sẽ càng tốt, trình tự thứ tự niệm kinh văn trong “Ngôi Nhà Nhỏ” tùy ý (có nghĩa là trong “Ngôi Nhà Nhỏ” có 4 loại kinh văn, mọi người muốn trì niệm kinh nào trước cũng được tùy ý mọi người). Hoặc niệm kinh văn của “Ngôi Nhà Nhỏ” theo cách trong tờ hướng dẫn niệm kinh văn “Ngôi Nhà Nhỏ”, khi mọi người thỉnh pháp bảo được ban quản trị gửi kèm. Cách nào cũng đều được chấp nhận.

👉 Hướng dẫn niệm kinh văn ngôi nhà nhỏ bản in PDF (🔽Download)

Lúc cơ thể không được khỏe hoặc tâm trạng buồn bực thì đừng thực hiện việc siêu độ, bởi vì như vậy sẽ hao phí sinh lực, tư tưởng cũng không tập trung thì hiệu quả sẽ không tốt. Trong lúc niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” siêu độ nửa chừng thấy mệt hoặc thấy một bộ phận nào trên cơ thể không khỏe, mọi người nên ngừng lại đọc vài biến “Chú Đại Bi” cho chính mình tăng cường công lực, sau đó hãy tiếp tục niệm “Ngôi Nhà Nhỏ”. Nếu mọi người nóng lòng muốn thực hiện việc siêu độ niệm kinh đến nỗi, miệng bị phồng rộp, điều này là thực hiện vượt quá sức nên không được làm như như vậy.

● Khi ở nhà, lựa chọn thời gian và không gian thanh tịnh, tránh quá trình trì niệm kinh có điện thoại gọi đến hoặc có khách đến gõ cửa. Nếu như lúc niệm kinh, niệm được một nửa của một biến kinh mà mọi người có việc cần giải quyết thì nên ngừng niệm kinh, niệm câu “Ong lai mu so ho” giải quyết công việc. Sau khi giải quyết công việc xong lại niệm một lần nữa câu “Ong lai mu so ho” sau đó tiếp tục niệm biến kinh dang dở đó. Nếu như niệm những kinh văn ngắn tốt nhất là mọi người nên niệm lại từ đầu cả biến kinh đó.

(Nếu như thời gian ngừng quá một giờ đồng hồ thì đối với những kinh văn dài mọi người cũng nên bắt đầu niệm lại từ đầu cả biến kinh)

● Lúc niệm kinh có thể niệm ra tiếng, cũng có thể niệm thầm nhép nhép miệng. Nếu niệm phát ra tiếng lớn sẽ tổn khí, niệm thầm trong đầu hoàn toàn không phát ra tiếng thì sẽ tổn huyết (máu huyết) và chúng ta thường nhiều tạp niệm nên niệm thầm trong đầu chất lượng kinh văn cũng sẽ suy giảm. Thông thường thì nên niệm nhỏ tiếng (miệng hơi động đậy lẩm nhẩm, nhép nhép miệng phát ra tiếng nhỏ nhẹ).

● “Chú Đại Bi” và “Tâm Kinh” bắt buộc mỗi lần trì niệm mỗi biến kinh phải đọc cả tựa đề bài kinh văn.

Ví dụ: mỗi lần niệm “Chú Đại Bi” trước lúc trì niệm phải đọc cả tựa đề bài kinh văn “Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni”, “Tâm Kinh” mỗi biến đều phải đọc cả tựa đề bài kinh văn “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh”.

● “Chú Vãng Sanh” và “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn” tốt nhất là mỗi lần trì niệm mỗi biến kinh thì đọc cả tựa đề bài kinh, nhưng cũng có thể là chỉ cần đọc một lần tựa đề bài kinh. (Có nghĩa là đối với “Chú Vãng Sanh” trong “Ngôi Nhà Nhỏ” có 84 biến và “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn” trong “Ngôi Nhà Nhỏ” có 87 biến, mọi người chỉ cần đọc tựa đề kinh trong lần đầu tiên còn 83 và 86 lần sau thì có thể không cần đọc tựa đề bài kinh nữa. Còn đối với “Chú Đại Bi” và “Tâm Kinh” thì không được làm như vậy).

● Nếu như có chữ đọc sai phát âm (đọc không chuẩn) không sao cả, đừng sai quá mức thì vẫn chấp nhận được, phải niệm thêm “Bổ Khuyết Chơn Ngôn” 3 đến 7 biến (lần). Nếu như là người phương Tây, có thể dựa vào phần phiên âm mà niệm kinh, hiệu quả đều như nhau. Có thể học thuộc kinh văn thì càng tốt, nhưng phải chú ý không được thiếu chữ, thiếu câu.

Niệm kinh “Bổ Khuyết Chơn Ngôn” 3 đến 7 biến là khi mọi người đã hoàn thành hết một tờ (một tấm) “Ngôi Nhà Nhỏ” thì nên niệm thêm vài biến “Bổ Khuyết Chơn Ngôn”.

4. Cách khấn phát nguyện dành cho những trường hợp “Ngôi Nhà Nhỏ” không giống nhau

— Trước khi niệm “Ngôi Nhà Nhỏ”, có thể đơn giản khấn phát nguyện như bên dưới. 

— Cũng có thể là sau khi đã viết sẵn tên ở phần Offer by (tặng – phần bên trái “Ngôi Nhà Nhỏ”) và phần Offer to (kính tặng – phần bên phải “Ngôi Nhà Nhỏ”), không cần khấn phát nguyện có thể lập tức niệm kinh. Nhưng tốt nhất vẫn nên khấn phát nguyện vì một tấm “Ngôi Nhà Nhỏ” có phát nguyện thì sẽ có nguyện lực trong đó, như vậy sẽ tốt hơn.

Lưu ý:

“Khấn phát nguyện” và “khấn thỉnh cầu” trước khi trì niệm kinh văn vào “Ngôi Nhà Nhỏ” là khác nhau. “Khấn Phát nguyện” có thể có hoặc không (tốt nhất vẫn nên “khấn phát nguyện” để “Ngôi Nhà Nhỏ” có nguyện lực) nhưng “khấn thỉnh cầu” trước khi niệm kinh văn vào “Ngôi Nhà Nhỏ” thì BẮT BUỘC phải có và khấn đúng theo quy định.

● Khai thị của Thầy Lư:

Việc có phát nguyện khi niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” và không phát nguyện khi niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” có gì khác biệt không?

Hỏi: Có một số đồng tu mới, họ đã bắt đầu niệm kinh bài tập, niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” và đã phát nguyện ăn chay vào ngày mồng 1 và rằm 15, nhưng họ không muốn phát nguyện một số lượng “Ngôi Nhà Nhỏ” nhất định, họ sợ rằng họ niệm không kịp. Xin hỏi Sư phụ, việc có phát nguyện khi niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” và không phát nguyện khi niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” có gì khác biệt không ạ?

Đáp: Tất nhiên là có sự khác biệt. Khi niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” mà phát nguyện thì trong tấm “Ngôi Nhà Nhỏ” này có nguyện lực, còn khi niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” không có phát nguyện thì trong tấm “Ngôi Nhà Nhỏ” này không có nguyện lực. Nếu con nói: “Tôi thề nguyền sẽ tặng “Ngôi Nhà Nhỏ” này cho ai đó, và phù hộ cho người ấy điều gì đó…” thì tất nhiên năng lượng sẽ mạnh mẽ. Nguyện lực là có chất chứa năng lượng đấy. Một khi nói: “Tôi nhất định phải làm gì đó!” thì lúc đó năng lượng sẽ xuất hiện, đúng không nào? Còn loại “Sao cũng được, thờ ơ không thành vấn đề”, loại người như vậy con nghĩ xem họ có năng lượng không? 

(8/11/2019, Auckland, New Zealand – “Buổi gặp mặt giữa các Phật tử trên thế giới”)

Vì vậy, trước khi bắt đầu niệm “Ngôi Nhà Nhỏ”, hãy phát nguyện trước, ban đầu phát nguyện có thể 7 tấm “Ngôi Nhà Nhỏ” và thời gian hoàn thành có thể kéo dài theo năng lực của mỗi người (dùng ngày dương lịch). Và luôn nhớ là niệm cho “Người cần kinh của mình” trước và sau đó mới niệm cho thai nhi, người quá cố… Tỷ lệ 1:1, 2:1, 3:1 tuỳ theo khả năng của mỗi người, người quá cố nếu mơ thấy mới niệm “Ngôi Nhà Nhỏ” cho họ.

Lên đầu trang