
Lợi tại chúng sinh, báo đáp xã hội
(Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门)
Đầu tháng 9 năm nay, trong lúc đang cùng Đài Trưởng hoằng Pháp ở Châu Âu, có 1 vị sư tỷ ở đài Đông phương Sydney tặng cho tôi 1 quyển sách mới xuất bản của Lư Đài Trưởng, tập 2 quyển “Bạch Thoại Phật Pháp”, tôi như nhận được bảo vật, yêu thích không nỡ đặt xuống. Quyển sách theo tôi đi từ Đan Mạch, Đức đến Ý, sau cùng là đến Australia. Trong lúc đi, tôi cẩn thận đọc sách, tỉ mỉ cảm nhận nội dung, rồi âm thầm lĩnh hội. Tôi không thể diễn tả được cảm giác vui mừng của tôi lúc đó, trong lòng vô cùng biết ơn, cảm động và cảm kích.
Đây là quyển sách liên quan đến tâm – Bởi vì thế giới vạn vật đều từ tâm mà thành, cứu người phải cứu tâm trước.
Đây là một cánh cửa lớn thần kỳ, bởi vì nó có thể mở được trí tuệ nhân loại, chỉ dẫn chúng sinh bước vào Phật đạo, lìa khổ được vui.
Đây là một bậc Đại sư đáng kính – Bời vì người từ bi thương xót, trong tâm vô ngã, chỉ có chúng sinh hữu duyên trong thiên hạ.
Tôi cảm nhận được sâu sắc, từ tập đầu đến tập 2 quyển sách “Bạch Thoại Phật Pháp” của Đài Trưởng, từ lúc Đài Trưởng diễn thuyết ở khắp nơi cho đến các bài khai thị cho các đệ tử ở Quán Âm Đường Sydney được viết trên blog, giống như những đóa hoa tươi tắn thi nhau đua nở, hương thơm Phật Pháp ấm lòng người. Tôi chân thành biết ơn Đài Trưởng Lư vì đã sử dụng ngôn ngữ giản dị, sống động và chân thực như vậy, rất gần với lối suy nghĩ của con người hiện đại, khéo léo giải thích sự vi diệu của Phật Pháp và trình bày sâu sắc, ngôn ngữ tinh tế, ý nghĩa sâu xa của Phật giáo. Khiến cho chúng tôi – những con người bình thường mê muội, những người chưa bao giờ tiếp xúc với Phật Pháp, lại thích nghe Phật Pháp đến như vậy. Cơn mưa Phật Pháp tưới mát chúng sinh, đây chẳng phải là phúc phần và may mắn của thế hệ chúng ta ngày nay sao?

Những bài khai thị của Đài Trưởng Lư đều là những kiến thức về tâm, nguyên lý của tâm và nghĩa đế của tâm. Kinh Phật nói rằng “Phật thuyết nhiều loại Pháp, để trị các loại tâm”. Tâm này chính là nói đến những vô minh và phiền não trong lòng chúng ta. Pháp môn của Đài Trưởng Lư chính là có thể trị được gốc rễ của các loại vọng tâm này, phá vỡ những chấp mê, hình thành chánh pháp chánh niệm, gột rửa những bụi bẩn trong tâm hồn chúng ta, khiến chúng ta nhận biết được lương tâm của bản thân, tìm lại bản tính vốn có của bản thân, hồi phục lại đức tính thiện lương vốn có, mở ra trí tuệ của con người, từ đó giải thoát sự trói buộc của lục trần nhân gian, trở lại trạng thái thanh tịnh ban đầu và nhận ra sự siêu việt của sinh mệnh.
Pháp môn của Đài Trưởng Lư chạm sâu vào lòng người. Chỉ khi tâm thanh tịnh mới có thể khiến tâm thân hài hòa; chỉ có giải thoát phiền não mới gặt hái được niềm hạnh phúc thật sự. Cho nên học Pháp môn của Đài Trưởng, không chỉ có hướng dẫn thiết thực cho bách tính mong cầu bình an cát tường, mà còn có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự hài hòa và ổn định xã hội. Hồi tưởng lại ký ức về mấy tháng trước khi đang cùng Đài Trưởng học Phật tu tâm, tâm trạng tôi thập phần kích động, dâng trào mãnh liệt, thật may mắn biết bao khi được kết duyên với Đài Trưởng, học Phật tu tâm là điều hạnh phúc biết bao.
Nay tôi viết ra những trải nghiệm ít ỏi của bản thân, để mọi người cùng tham khảo.
1. Ý nghĩa của việc tu hành Pháp Môn Tâm Linh
1.1 Chúng sinh bình đẳng, có niềm tin ắt được cứu
Pháp Môn Tâm Linh do Đài Trưởng Lư truyền dạy, vì lợi lạc chúng sinh mà hoằng Pháp, không chỉ với tôn chỉ quảng độ chúng sanh hữu duyên làm gốc rễ, mà còn có mục tiêu khiến chúng sinh hữu duyên nghe được Phật Pháp. Lấy chánh pháp để trị tận gốc lòng người. “Chúng sinh giai hữu Phật Tâm (Chúng sinh đều có Phật Tâm)”. Cho nên người người bình đẳng, đây là tri kiến của Chư Phật, là điều kiện cần thiết để thành Phật. Nó không liên quan gì đến gia đình, dòng dõi, sự giàu có, địa vị hay chủng tộc, v.v., thường thấy trong xã hội thế tục.
Mà chướng ngại của chúng sinh thành Phật hoàn toàn đến từ bản thân mình, bởi vì vô số nghiệp chướng, những phong trần thế tục đã làm vấy bẩn tâm hồn của chúng ta, che đậy lại ánh sáng xán lạn của tâm hồn, khiến chúng ta không nhìn thấy được bản tánh của chính mình, chúng ta không nhận ra bản thân cũng có Phật tính. Cho nên chỉ có làm sạch những bụi bẩn của tâm hồn, lau sạch những bụi trần đó mới có thể thấy rõ bản tính của bản thân. Pháp môn của Đài Trưởng Lư chính là khiến chúng ta tìm lại được Phật tính của bản thân, phản phác quy chân (trở về lại nguyên trạng).
Nếu muốn nhận rõ diện mạo vốn có của bản thân, hồi phục lại nội tâm thanh tịnh, chỉ có cách phá vỡ những vọng tưởng cố chấp, tiêu trừ những vô minh những phiền não, chỉ khi nghe được Phật Pháp mới có thể nhìn rõ nguồn gốc vấn đề, tìm được cách giải quyết vấn đề gốc rễ. Chỉ khi tin tưởng vào Phật Pháp mới có thể được cứu, học tập Pháp môn của Đài Trưởng Lư chính là có thể khiến những phàm phu trọng sinh từ đống tro tàn.
1.2 Minh lý chánh tín giữ giới tu hành
Sinh mệnh của chúng ta là sinh mệnh hữu tình, chúng ta đối với mọi thứ trên cuộc đời đều dùng tâm thái “hiện hữu” để quan sát, để suy nghĩ để theo đuổi và rồi dùng loại tâm thái này để sống, do đó đối với “sở hữu” sẽ có một cảm xúc đặc biệt, chúng ta liều mạng theo đuổi, không thể tách rời. Dựa vào trí tuệ của Phật mà xem, mọi thứ trên thế giới đều từ nhân duyên tạo thành, không có tự tin, không có trường tồn, là sự hiện hữu giả tạo. Theo đuổi những thứ không có thật, lấy giả xem là thật, không có xem thành có, chính là vọng tưởng. Mà dục vọng là động lực, vô minh chính là căn nguyên sản sinh ra vọng tưởng. Chúng ta sống trong thế tục sẽ gặp phải rất nhiều sự việc phiền não, không thuận lợi, không vui vẻ, không nỡ từ bỏ; không tiết chế được sự theo đuổi, chỉ muốn tìm lấy những vật ngoài thân mà không bao giờ biết đủ, từ đó sẽ xuất hiện những phiền não vô tận và cả những đau khổ mà tự mình không thể dứt ra được. Đây đều là từ những vọng tưởng cố chấp tạo thành, căn nguyên vẫn là ở lòng người.
Do đó, phải phá mê giác ngộ, chuyển Phàm thành Tăng, phải biết rõ căn nguyên của sự hiện hữu. Chính là ở đời này mọi thứ đều không có thực, là giấc mộng hão huyền, bản chất đều là trống rỗng, hiểu được như vậy sẽ không sản sinh ra những cố chấp thực tại. Pháp Môn Tâm Linh đơn giản và rõ ràng trực tiếp đi vào lòng người, khiến chúng ta có thể hiểu rõ lý do phiền não xuất hiện, hiểu rõ đạo lý này mới có thể hình thành chánh tín vững vàng, mới có thể minh tâm, minh tâm mới có thể kiến tánh. Pháp môn của Đài Trưởng chỉ dẫn chúng ta niệm Kinh, tu tâm, tu hành, khai mở trí tuệ của chúng ta, chính là giúp chúng ta bước ra khỏi những giả tưởng, trở về lại tâm thái thực tại. Pháp Môn Tâm linh chỉ dạy chúng ta lấy Giới, Định, Tuệ để tiêu trừ tai hoạ của “3 loại độc“ gồm “Tham, sân, si”. Như vậy mới khiến vọng tâm nằm yên, vọng niệm không trỗi dậy, tâm tự khắc thanh tịnh, cuộc sống tự nhiên vui vẻ an tường.
1.3 Đắc ngộ không chỉ là tu hành mà còn phải biết sửa chữa.
Học tập “Bạch Thoại Phật Pháp” của Đài Trưởng, nghe Đài Trưởng khai thị, từng bài thuyết pháp đều mang đạo lý thâm sâu, trích dẫn đều từ những thực tế cuộc sống hằng ngày. Thầy tận tình khuyên bảo, dẫn dắt từng bước, với mục đích để chúng ta giác ngộ. Đài Trưởng đã nhiều lần khai sáng cho chúng ta rằng ”Giác ngộ chính là nghĩ thông suốt rồi, hiểu rõ rồi”. Ngộ chính là giác ngộ, chính là thức tỉnh, là tỉnh giấc sau cơn mê, là đã sáng tỏ thông suốt. Ngộ chính là trong một sát na có bước nhảy vọt về nhận thức. Khi tâm giác ngộ mới có thể hiểu được những Phật lý mà Đài Trưởng giảng giải, mới có thể thật sự tin tưởng Phật pháp, tin tưởng nhân quả báo ứng, luân hồi lục đạo, thiên lý định luật, v.v. mới có thể tự giác tu hành. Cho nên ngộ chính là 1 quan niệm quan trọng trong học tập Pháp Môn Tâm Linh.
Chỉ có tu hành trên nền móng giác ngộ mới là chân tu. Có thể một số chúng tín lúc bắt đầu chỉ vì giải quyết những đau bệnh hoặc vấn đề thực tế trong cuộc sống mới tiếp cận Pháp Môn Tâm Linh và sau khi học được Pháp Môn Tâm Linh của Đài Trưởng, nhận được thành quả rồi, nhận được giúp đỡ rồi, mới từ tâm phục chuyển hoá thành tin tưởng, tự giác tu hành, từ đó giác ngộ.
Giác ngộ không phải một khi ngộ rồi thì không cần tu hành nữa. Bởi vì những gì đã ngộ chính là đạo lý, như vậy sau này sẽ không cần hoặc ít đi đường vòng hơn và có thể đạt được kết quả gấp đôi chỉ với một nửa nỗ lực khi tu hành; tuyệt đối đừng cho rằng ngộ rồi thì sau này đạt được Phật quả. Đài Trưởng khi khai thị cho đệ tử đã dạy cho chúng ta rằng “Ngộ như hỏi đường qua đại dương, tu hành như ngựa già biết đường”, từ phép ẩn dụ của hình ảnh này, minh họa sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa giác ngộ và tu hành. Giác ngộ không chỉ mang tính định hướng, “sai một ly đi một dặm”, mà cũng như đang trên đường hành hương, từng bước từng bước hướng tới mục tiêu định sẵn, 2 điều này tương trợ tương thành.
1.4 Lần lượt hoa nở cuối cùng giải thoát
Trên con đường dài tu hành, tu hành là tu những gì, chính là tu trí tuệ, tu sửa sự chấp trước, tu sửa sự vô minh. Bởi vì những vọng tưởng trong lòng của con người, những phiền não là những chướng ngại lớn nhất để thành Phật. Nếu không loại bỏ vô minh, khó mà thấy được bản tánh. Nếu không thể phá vỡ cách nhìn phàm phu, loại bỏ tham, sân, si trong lòng, thì chỉ có thể luân hồi trong lục đạo mà không thể tự thoát khỏi, uổng phí đánh mất duyên để trở thành Phật có đáng tiếc không. Do đó mục đích học Phật tu tâm phải thật sự rõ ràng, chính là phải thoát khỏi luân hồi lục đạo, cuối cùng là được giải thoát, lìa khổ được vui, chính là phải thành Phật.
Đài Trưởng Lư trong lúc khai thị đã chỉ rõ cho chúng ta biết 3 cấp bậc của con đường thành Phật và thoát khỏi biển khổ. Cấp bậc đầu tiên, “Loại bỏ nghiệp chướng, siêu độ hữu duyên, trả sạch oán kết, thanh lọc tâm hồn, thoát khỏi phiền não”. Cấp bậc thứ 2, “lìa khổ được vui, quảng độ chúng sanh”. Cấp bậc thứ 3, “Đồng đăng cực lạc, leo lên tứ thánh”. Những bông hoa nối tiếp nhau nở rộ, con đường hoàng kim ngay trước mắt, con đường tu hành ở dưới chân, tất cả được quyết định bởi tu vi (sự tu hành) của bản thân, trí tuệ phước đức và những nỗ lực không ngừng nghỉ. Ngày nay Quán Thế Âm Bồ Tát vì chúng ta mà chỉ rõ con đường học Phật tu tâm để thành Phật, do đó chúng ta nhất định phải kiên định không từ bỏ, vì mục tiêu này tiếp tục phấn đấu không ngừng nghỉ. Chúng sinh đều biết, Quán Thế Âm Bồ Tát cũng là một trong những Tam Thánh ở Tây Phương Cực Lạc, cùng với Pháp Môn của Đài Trưởng, chúng ta nhất định phải có lòng tin mới có hy vọng thành Phật.
1.5 Tự lợi, vị tha cứu người làm gốc
Đài Trưởng đã nói rõ trong “Bạch Thoại Phật Pháp”, “Trong thời kỳ mạt pháp, phải học Phật Pháp Đại Thừa – cứu người. Khi cứu người mới có thể nhận được trí tuệ thực sự, sức mạnh thực sự”. Cứu độ chúng sinh chính là tinh thần căn bản của Phật Pháp, cũng chính là nội dung cốt lõi của Pháp Môn Tâm Linh. Thế giới ngày nay đã đến thời kỳ “Thành, Trụ, Hoại, Không”, thiên tai không ngừng, tai hoạ liên miên, những tích lũy từ trước của nghiệp chướng, cộng nghiệp mà thành, nghiệp chướng tập kết lại, bất cứ lúc nào cũng có thể bùng phát. Trên thế giới mỗi ngày đều xuất hiện vô vàn mối nguy, vô vàn kiếp nạn, suy cho cùng là khủng hoảng tín ngưỡng, khủng hoảng đạo đức, khủng hoảng lòng người, là do tham vọng của con người làm thành. Dựa theo quy luật nhân quả, gieo gió gặt bão là điều tất nhiên. Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi, cho chúng ta một Pháp môn tốt như vậy, chúng ta nhất định phải nắm chắc cơ hội này, phát tâm cứu người. Đầu tiên phải tự mình tu tập thật tốt, khiến bản thân tu tập sạch sẽ, gia tăng thêm sức mạnh, thu thập năng lượng; theo bước Đài Trưởng học thiện xảo, tìm mọi cách để cứu người. Có thể chỉ là phát thêm 1 quyển sách, nói thêm vài lời ấm áp, chạy thêm 1 vài mét, tặng thêm 1 vài đĩa CD, đã có thể cứu thêm được 1 gia đình, 1 đoạn nhân duyên, thậm chí là 1 mạng người. Sức mạnh của một người vô cùng có hạn, nhưng hàng trăm hàng vạn người cùng đồng thời đứng lên và dang rộng vòng tay hữu ái, mở rộng tấm lòng chân thành, thì có thể tạo thành 1 sức mạnh không thể ngăn cản, khiến cho càng thêm nhiều người đi vào con đường học Phật rộng mở, từ đó khiến cho vận mệnh mỗi người được thay đổi, gia đình có thêm sự thay đổi tích cực, từ đó làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Do đó học Pháp Môn Tâm Linh chính là phải học cách phát tâm cứu người, không cầu hồi báo, đây là một đại nghĩa còn dang dở.
2. Ý nghĩa thực tiễn của Pháp Môn Tâm Linh
2.1. Định hướng con người chú trọng vào thực tại
Ngày nay chúng sinh sống trong một xã hội thực dụng, mỗi ngày đều phải đối mặt với rất nhiều sự việc và vấn đề, nhà nhà đều có chuyện khó xử, trong lòng mỗi người đều có trăn trở, những ai mà biết học cách buông bỏ, chú trọng hiện tại, mới có thể giảm bớt được những áp lực trong lòng, đối diện thực tại, phân tích sự việc từ trong ra ngoài, tìm được căn nguyên để phân tích và xử lý. Điều này cần có trí tuệ. Mà Pháp Môn của Đài Trưởng chính là chìa khoá để mở ra trí tuệ.
Tam đại Pháp bảo của Pháp Môn Tâm Linh bao gồm: Niệm Kinh, Phát Nguyện, Phóng Sanh (hiện nay là ngũ đại Pháp bảo: Niệm Kinh, Phát Nguyện, Phóng Sinh, Đọc Bạch Thoại Phật Pháp, Đại Sám Hối); không thể không tin, thật sự rất thần kỳ không có gì so được. Bất luận là tín đồ mới nhập môn, hay người đã tu hành lâu rồi, tuân theo những điều cốt yếu của Pháp môn để thực hành, đều có kết quả và linh nghiệm.
Gọi là “Tam bảo”, cũng thật xứng đáng.
Chỉ cần thật tâm niệm Kinh là có nguyện lực, là có công đức. Mà công đức còn có thể tiêu trừ được những nghiệp chướng của bản thân. Phát tâm nguyện, chính là đem những suy nghĩ trong lòng, biến thành nguyện lực, sau đó nỗ lực thực hiện, lợi lạc chúng sinh (mang lại lợi ích cho chúng sinh, khiến họ vui vẻ). Từ đó có thể nhận được sự phù hộ của Bồ Tát, thay đổi vận mệnh của bản thân. Mà phóng sinh chính là bồi dưỡng lòng từ bi của bản thân, lợi lạc hữu tình (mang lại lợi ích cho chúng sinh và khiến họ hạnh phúc).
Bởi vì nghiệp chướng của mỗi người ở kiếp này và kiếp trước không giống nhau, nguyên nhân có bệnh cũng không giống, phương pháp chữa trị càng không giống nhau. Đặc điểm lớn nhất của Pháp Môn Tâm Linh chính là có thể dựa theo các bệnh tật không giống nhau để đưa đơn thuốc chữa trị. Không chỉ có thể trị bệnh hiện tại, còn có thể trị bệnh tương lai chưa xuất hiện. Đối với các vấn đề trong cuộc sống như gia đình, sự nghiệp, giáo dục, hôn nhân, v.v., Pháp Môn Tâm Linh đều có các phương pháp diệu kỳ mà khi thực hành đều có kết quả và hiệu quả nhanh chóng. Trong cuộc sống hiện nay, một Pháp Môn gần gũi với cuộc sống như vậy, nghĩ hết lòng nghĩ về chúng sinh, nôn nóng vì chúng sinh như vậy, có thể giải quyết những vấn đề thực tế và miễn phí kết duyên như vậy thì quả thật rất hiếm có, điều này thể hiện tấm lòng từ bi và chu đáo của Đài Trưởng – Đại trí tuệ. Càng thần kỳ chính là, Ngôi Nhà Nhỏ (còn gọi là Tổ hợp Kinh Văn) không những có uy lực mạnh mẽ mà còn cho kết quả tốt, chỉ có thời kỳ mạt pháp mới có thể xuất hiện bảo bối trân quý như vậy.
Pháp Môn của Đài Trưởng vô cùng thiết thực, chú trọng thực tại, mọi thứ xuất phát từ thực tế, chỉ dẫn cho chúng ta từng chút từng chút một làm thành. Đầu tiên có thể giải quyết vấn đề của bản thân, dùng trí tuệ để hoá giải những khó khăn hiện tại, trả nợ trước, tiêu trừ nghiệp chướng, trị các bệnh tật, khiến cho tâm hồn được tu sạch sẽ, khiến cho bản thân tu tốt, tu thành một người có tâm thái tốt, có trường khí tốt, có nhân duyên tốt, sau đó lan rộng đến bạn bè người thân. Pháp môn của Đài Trưởng chính là khiến chúng sinh không chỉ nhận được lợi ích của kiếp này, mà kiếp sau cũng có được phước báo. Do đó, chúng ta nhất định phải trân quý thời gian, cố gắng niệm Kinh, niệm thật nhiều Kinh, để có thể tích lũy thêm nhiều công đức.
2.2. Tuần tự như tiến, nhất môn tinh tấn
Nhận thức của con người là từ nông đến sâu, từ cấp thấp đến cấp cao, từ căn bản đến sâu sắc. Đài Trưởng từ bi, vì cứu độ thêm càng nhiều chúng sinh hữu duyên, thiện xảo hoằng diệu pháp, do đó đã dẫn dắt các tín đồ có khả năng khác nhau học Phật và tu hành. Bởi vì mỗi người có trình độ hiểu biết không giống nhau, thì cần thiện trí thức có trình độ không giống nhau mới có thể khai sáng, giống như một chiếc chìa khoá để mở ổ khoá.
Vì muốn các tín đồ hiểu được đạo lý, Đài Trưởng không tiếc hy sinh sức khỏe bản thân, dựa vào đại nguyện lực giúp đỡ Quán Thế Âm Bồ Tát, đại từ bi, hiện thân thuyết pháp, tác dụng diệu kỳ của Đồ Đằng chính là vì để chỉ điểm sai lầm, tiêu trừ tai hoạ, chữa trị bệnh tật cho tín đồ, đây chính là hiển hiện thần thông của chư Phật Bồ Tát, mục đích chính là khiến tín đồ tin tưởng chánh pháp, tin tưởng vào đằng sau thân xác phàm tục của chúng ta có sự hiện hữu của Bồ Tát, có sự tồn tại của linh giới. Người đang làm, trời đang xem, nhân quả báo ứng, không sai chút nào, từ đó mà thêm lòng tin học Phật.
Do căn khí của chúng sinh không giống nhau nên bản chất không giống nhau, cần phải dùng những công nghệ khác nhau mới có thể cắt ngọc thành khí. Do đó để phân chia phương pháp tu hành, có 8 vạn 4 trăm Pháp Môn khác nhau, để chúng sinh có thể tiếp dẫn 8 vạn 4 ngàn căn khí không giống nhau của chúng sinh. Mặc dù
Pháp môn tu hành rất nhiều, nhưng không phân cao thấp, không phân biệt ưu nhược, chỉ cần phù hợp là được. Pháp môn của Đài Trưởng Lư dù có lịch sử không lâu, nhưng lại có thể được chúng sinh trên khắp thế giới đón nhận, đây chính là cái đích mà mọi người cùng hướng tới. Pháp môn của Đài Trưởng truyền pháp chánh thống, kết quả linh nghiệm, chúng sinh nhận ân huệ, tiếp cận cuộc sống, linh hoạt tiện lợi, trợ lực thần thông, tu tập tại gia, minh sư chỉ điểm, do đó được quảng đại chúng sinh gọi là Pháp môn tốt nhất thời kỳ mạt pháp, là Pháp môn phù hợp nhất, quả thực xứng đáng.
Do đó khi chúng ta đang sống trong thời kỳ mạt pháp, khi tai hoạ bộc phát thường xuyên, có thể gặp được Pháp môn tốt như vậy nhất định phải trân quý. Nhân sinh vô thường, chỉ có tu tập thật tốt, “Tự tu tự đắc, sớm tu sớm đắc, bất tu bất đắc”. Trên con đường tu đạo học Phật không hề bằng phẳng, thứ nhất kiên trì, thứ hai nghị lực, thứ ba quyết tâm. Con đường tu hành như chèo thuyền ngược dòng (ý nói phải có lòng quả cảm và năng lực mới có thể lội ngược dòng), không tiến thì lùi. Đứng núi này trông núi nọ, ăn trong chén nhìn trong nồi thì chẳng có việc nào làm thành. Lãng phí toàn bộ thời gian của bản thân. Do đó làm người phải thành tâm, niệm Kinh phải thành tâm, học Phật phải thành tâm, chỉ khi đối xử chân thành mới có thể tâm tâm tương ấn, chỉ chân thành mới đạt được thành công.
2.3. Pháp vô bờ bến và bắt kịp thời đại
Pháp môn của Đài Trưởng tôn trọng lịch sử, tôn trọng truyền thống, kế thừa cái trước, tiếp tục quá khứ và mở ra tương lai, nhưng lại không ràng buộc bởi truyền thống. Hoằng Pháp độ chúng sinh, đầu tiên cần phải có trí tuệ, thứ 2 cần có suy nghĩ mới, phương pháp mới, để phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Ở thời kỳ mạt pháp, tốc độ thành, trụ, hoại, không của trái đất nơi mà con người sinh sống vượt xa sức tưởng tượng của con người. Nếu như theo phương pháp truyền thống hoằng Pháp, giống như muối bỏ bể, những nguyện vọng tốt đẹp cũng khó thành hiện thực. Do đó, hoằng Pháp cũng cần khéo léo dẫn dắt, theo kịp thời đại và chú trọng kết quả thực tế.
Vì muốn độ thêm nhiều chúng sanh hữu duyên, khiến chúng ta giác ngộ, Đài Trưởng tận dụng tối đa các công nghệ hiện đại, và phương tiện truyền thông mới, như chương trình phát thanh, mạng Internet, video, v.v.. Dùng phương pháp có tốc độ nhanh nhất và có hiệu quả nhất, kết thiện duyên rộng rãi, nhận được kết quả rất tốt. Các ứng dụng thông tin ở thời đại này cũng rút ngắn đáng kể khoảng cách không gian, thực tế cũng là rút ngắn đáng kể khoảng cách lòng người, nhanh chóng nâng cao hiệu suất .
Đài Trưởng đã tu tập và làm việc không mệt mỏi, Người trực tiếp ra nước ngoài thuyết giảng trong các chuyến thuyết pháp toàn cầu, quảng bá Phật giáo Đại thừa, truyền bá phúc âm mới nhất của Đức Phật và Bồ Tát cho hàng nghìn hộ gia đình. Tấm lòng từ bi của Ngài đã chạm đến trái tim mọi người. Ở Úc, hằng năm Đài Trưởng đến ba thành phố lớn để diễn thuyết nhiều lần, hành trình bay qua lại không ngớt, bôn ba khắp nơi và dùng tinh thần quên mình để hoằng pháp, cảm động đất trời.
Khiến người khác cảm nhận được niềm vui bất ngờ chính là, Phật pháp không chỉ nhận niềm yêu thích của các tín đồ cao tuổi hay trung niên, mà còn có đông đảo các sinh viên và thanh niên trẻ tuổi cũng nhiệt tình tìm hiểu Phật giáo, sự gia nhập của Đội Thiếu niên Tiền phong và Đoàn Thanh niên đã khiến Pháp Môn Tâm Linh ngày càng lớn mạnh, tỏa ra một bầu không khí mới mẻ chưa từng có. Màu xanh lục tốt hơn màu xanh lam (ý nói con người tiến bộ hơn khi có giáo dục và được học tập), hậu sinh khả uý, hậu tục hữu nhân, đây là một đại hỷ sự của Pháp Môn Tâm Linh, cũng là điều tất yếu của lịch sử.
3. Ý nghĩa xã hội của Pháp Môn Tâm Linh
3.1. Cơ hội lịch sử ra đời và phát triển của Pháp Môn
Kinh Phật thuyết, ”Phật vì một đại nhân duyên mà xuất hiện ở thế gian”, vậy thì đại ”nhân duyên” (mục đích đến thế giới này) ở đây là gì? Chính là vì khiến chúng sinh chuyển mê thành ngộ, từ trong khổ nạn giải thoát, mãi mãi được hưởng thụ hạnh phúc và vui vẻ.
Sự ra đời và phát triển của Pháp Môn Tâm Linh chẳng phải là do sự xuất hiện của 1 đại “nhân duyên” sao. Trí tuệ của Đài Trưởng không phải dựa vào “không” mà đến, cũng không phải vô tình được biết, mà là đến từ bản tính căn nguyên của Ngài, đến từ tâm hồn thuần khiết của Ngài. Chỉ một câu, Ngài chính là chư Phật Bồ Tát thừa nguyện tái lai, vì cứu độ đại chúng hữu duyên mà đến.
Ở thời kỳ mạt pháp, ở bước ngoặt của phát triển lịch sử, Phật giáo và xã hội cần 1 người như Đài Trưởng, người mà thật sự “kiến tánh chi nhân”***, tượng rồng Phật giáo. Sự xuất hiện của Đài Trưởng là trí tuệ của các tín đồ, là niềm hạnh phúc của chúng sinh.
(***Kiến tánh là gì? Kiến là thấy, là chứng biết; tánh là Phật tánh, là chơn như bổn tánh, là Di Đà tự tánh, là bản thể viên minh tịch chiếu…. Kiến tánh là bổn tánh chân như của mình, chớ chẳng phải thấy bằng cặp mắt phàm).
3.2. Pháp Môn rất thù thắng và được nhiều người yêu thích đón nhận
Vàng thật không sợ lửa, thực tiễn kiểm nghiệm hiệu quả, Pháp môn của Đài Trưởng đã được tín đồ đến từ năm châu tin tưởng và kính trọng. Hiện tại toàn thế giới ước tính có hàng triệu tín đồ theo bước Đài Trưởng học Phật tu tâm, mỗi tháng có hơn 600 ngàn lượt truy cập blog của đài trưởng, tốc độ tăng trưởng rất nhanh, phạm vi phủ sóng rộng, có tác động sâu rộng, thực sự là hiếm thấy. Thông qua học Phật tu tâm, có rất nhiều tín đồ gia đình hoà thuận, đau khổ đã biến mất, sự nghiệp phát triển, tâm linh phong phú, pháp hỷ tràn đầy, những chuyện linh nghiệm không kể xiết. Do đó, Pháp môn của Đài Trưởng Lư lợi tại chúng sinh, thành công báo đáp xã hội. Bản thân Đài Trưởng cũng được ví von là bậc thầy tâm linh, đồ đằng đại sư, thu hút nhiều sự quan tâm và yêu mến của hàng vạn chúng sinh. Chứng minh sự thật, Pháp Môn Tâm Linh, Pháp mạch truyền đi mạnh mẽ, Pháp duyên quảng đại, Phật pháp là 1 nhành hoa lạ hoằng pháp mạnh mẽ ở hải ngoại, đó cũng là hình mẫu để quảng bá rộng rãi văn hoá Trung Hoa ở nước ngoài.
3.3. Thuận theo lịch sử, tiếp tục mở ra tương lai
Xã hội ngày nay có kinh tế phát triển với tốc độ cao, xã hội vật chất phong phú. Tuy nhiên, lòng người lại không chân thành, đạo đức tuột dốc, nguy hiểm rình rập khắp nơi. Đó cũng là sự thật không thể chối cãi. Có một số người theo đuổi danh vọng hão huyền, chỉ chú trọng những lợi ích trước mắt, bị mê hoặc bởi những thứ công thành danh lợi giả tạo, bị những thứ này chi phối. Trong làn sóng thế tục hóa ngày càng gia tăng này, con người đang dần dần lạc lối, quên mất chính mình và dần rời xa bản chất nguyên thuỷ của bản thân, nguyện vọng tốt đẹp của con người biến thành bong bóng, dần hiện ra nhiều sự không giúp đỡ, bất lực và không còn hy vọng. Xã hội thực tại, khiến cho ngày càng nhiều người sáng suốt nhận ra rằng một nhân cách lành mạnh, một cuộc sống hoàn hảo và một xã hội hài hòa không thể tách rời với đức tin, do đó lương tri và lương tâm con người kêu gọi phải chánh tín Phật Giáo. Như triết gia người Anh Russell đã nói: “Đối với những tôn giáo trên thế giới, tôi ủng hộ Phật giáo nhất”. Mà hoằng dương Phật Pháp cần có sự khai phá và hướng dẫn của một bậc đại trí tuệ, dũng cảm vĩ đại và hành giả vĩ đại như Đài Trưởng Lư, đây là sự lựa chọn mang tính chất lịch sử.