
Pháp Môn Tâm Linh Trong Trái Tim Tôi
(Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门)
Ở thời đại ngày nay, có một vị Đại sư đáng kính như vậy, từ bi thương xót, vì hữu duyên chúng sanh mà phổ độ, cống hiến với tất cả tâm lực của mình. Dốc sức hoằng dương Phật Pháp ở hải ngoại, truyền bá rộng rãi văn hoá Trung Hoa với tinh thần bất diệt. Trong hành trình cuộc đời, tôi may mắn được gặp ân sư, được nghe thấy Phật Pháp, trong lòng tôi vô cùng kích động với 1 niềm vui khó diễn tả bằng lời. Có lẽ đây chính là tử vi của tôi trong nhiều kiếp tích góp được, nên đã cho tôi duyên phận ngày hôm nay. “Tựa tăng tương thức yến quy lai”. ”Có duyên với Đài Trưởng, tu tâm học Phật là đại phúc của tôi ở kiếp này.

(Sư Phụ – Lư Quân Hoành Đài Trưởng)
1. Nhân vi bổn, tâm thị căn, Pháp Môn chính là cánh cửa tâm hồn.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội thế tục, mỗi ngày đều phải đối mặt với rất nhiều sự việc, hãy xem có biết bao sự phiền não ngoài kia, nhìn vào nội tâm xem những việc khiến ta lo lắng cũng không ít, dường như không có nơi nào là không phiền hà, không có việc nào là không phiền não. Nhưng thế sự không phải chỉ do sở thích của một người chi phối, mọi vật đều hướng tới điểm cân bằng, chung quy có một nguồn gốc, cuối cùng có thể tìm được cách giải quyết, điều này cần phải có trí tuệ.
Quốc gia cần phải ổn định, xã hội đòi hỏi hiền hoà, gia đình theo đuổi sự hoàn mỹ, cá nhân mưu cầu hạnh phúc. Đây là xu hướng chung, mà những phiền não và yên tĩnh bề ngoài là sự đối lập. Trên thực tế đó lại là sự đồng nhất, là 1 thể 2 mặt, căn nguyên vẫn ở tâm con người, vẫn thuộc về bản thân.
“Nho gia trị quốc, Phật gia trị tâm”, Đài Trưởng Lư thông qua Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Môn Tâm Linh, lấy việc hoằng Pháp làm lợi, với tôn chỉ quảng độ người có duyên làm gốc. Đơn giản mà nói chính là khiến chúng sanh hữu duyên nghe được Phật Pháp, tin tưởng Phật Pháp, tu hành và giác ngộ Phật Pháp. Dựa trên chánh pháp để đánh thức và bồi dưỡng tâm hồn con người, chữa lành nhân tâm.
Thế giới có rất nhiều dạng, con người cũng có nhiều loại, nhưng người người đều có Phật tính và sự bình đẳng. Bởi vì những phong trần thế tục đã làm ô nhiễm tâm hồn của chúng ta, che đậy lại những ánh sáng của tâm hồn, khiến chúng ta không nhìn thấy được bản tánh của bản thân, không nhận ra được bản thân cũng có Phật tính. Chỉ có sự giúp đỡ và khai thị của một Đại trí tuệ và Thiện tri thức mới có thể loại bỏ những bụi bẩn trong tâm trí, làm sạch bụi trần của tâm hồn. Pháp Môn Tâm Linh chính là dẫn dắt chúng ta tìm lại được lương tâm của bản thân, phục hồi lại đức tính của bản thân, trở lại nguyên trạng, trở lại điểm bắt đầu của sinh mệnh. Mộc mạc là bản sắc nguyên bản nhất trên đời, bản chất của con người vốn thuần khiết, giống như tiếng hát của làn gió, là bản tính tự nhiên, không cần bất kỳ lý do nào, thật ra vốn dĩ sinh mệnh là như vậy.
Chính vì những cố chấp đã khiến cho những phiền não biến thành sự thật, khiến cho sự giả dối trở thành sự thật, không có biến thành có, càng ngày càng lún sâu, đau khổ bất kham (đau đớn không chịu được), lại không thể tự mình giải thoát, thực ra đều là do tâm mình sản sinh và biến hoá ra những ảo tưởng. Có cố chấp sẽ có dục vọng, có dục vọng sẽ có theo đuổi, có theo đuổi sẽ có gặt hái. Vì vậy trong vô tình mà lại sở hữu rất nhiều nhưng trong đó có một số thứ là cần thiết và một số thứ lại là dư thừa, chỉ có những ham muốn chính đáng mới có thể đạt được những hạnh phúc trên đường đời. Bằng không, khi ta nhận được càng nhiều, hạnh phúc càng đi xa, thậm chí đi đến con đường phạm tội, người mất nhà tan.
Cho nên Pháp Môn Tâm linh chính là khiến chúng ta hiểu được đạo lý làm người, “Vạn thứ không mang đi được, chỉ có nghiệp chướng còn bên thân”. Phải biết học cách buông bỏ và sống cho hiện tại, dành cả cuộc đời cho những đòi hỏi vô tận và đặt mình vào vô vàn những phiền não là điều không đáng. Bởi vì Mê và Ngộ được quyết định bởi “Tâm” của bản thân, quyết định ở một ý niệm. Chỉ có cách phá bỏ cái “Tôi” ảo tưởng này mới có thể giải thoát phiền não, trải nghiệm được sự thanh lọc của tâm linh và bước vào cánh cửa của hạnh phúc thực sự.
2. Học Pháp Môn như âm thủy (uống nước) mới biết Pháp Môn thù thắng (nhiệm màu) nhường nào
Xã hội bây giờ đang ngày càng lợi ích hóa, không có sự thật nào khiến cho con người tin tưởng hết lòng hết dạ, hầu như mọi người khó mà tin tưởng lẫn nhau. Ở trong thời kỳ mạt pháp, Đài Trưởng với đại nguyện lực giúp đỡ Quán Thế Âm Bồ Tát, đại từ bi truyền bá Phật pháp tựa Xuân Phong Hóa Vũ (Ý như Đài Trưởng là 1 bậc minh sư dẫn dắt và dạy bảo Phật pháp cho các đệ tử), ân trạch chúng sinh (mong muốn chúng sanh nhận được những điều tốt đẹp), khiến cho những người bình thường chưa từng tiếp xúc qua Phật Pháp như chúng ta hướng đến con đường học Phật rộng mở, tất cả đều nhờ vào Pháp Môn đại trí tuệ và thù thắng của Đài Trưởng.
Pháp Môn Tâm Linh có một đặc điểm chính là hoằng Pháp hoá cho người bình dân, nhập môn đơn giản tiện lợi, thích hợp cho mọi lứa tuổi, nó giống như là một trường công lập cho người bình dân, gieo duyên miễn phí. Hoằng Pháp cần dụng cụ sắc bén, và cách mà Đài Trưởng khai thị với chúng sanh không giống nhau, Ngài có nhiều sáng tạo, ngôn ngữ lại sinh động làm mọi người cảm thấy thân thiện, sự diệu kỳ của đồ đằng khiến con người thấy thần kỳ, những trải nghiệm thực tế đó khiến họ có thể tin tưởng. Phật Pháp thâm sâu hoá ra cũng gần gũi với con người, thật tuyệt vời khó mà tin được. Đây đều là những phương pháp thuận tiện khiến cho những tín đồ dễ dàng tin tưởng và học hỏi.
Một điểm sáng nữa của Pháp Môn Tâm Linh chính là dùng Phật Pháp để giảng giải về đời sống hằng ngày, học Phật trong cuộc sống, cảm nhận được sức mạnh và ích lợi của việc học Phật. Năm đại Pháp bảo của Pháp Môn Tâm Linh chính là Niệm Kinh – Phát nguyện – Phóng sinh – đọc Bạch Thoại Phật Pháp – Đại Sám hối vô cùng kỳ diệu. Bởi vì nghiệp chướng của mỗi người ở kiếp trước không giống nhau, nguyên nhân phát bệnh không giống nhau nên cách chữa trị cũng không giống nhau. Đài trưởng giống như 1 vị bác sĩ cao minh, xem bệnh phát thuốc, lần nào cũng linh nghiệm, không chỉ là xem bệnh hiện tại, còn có thể xem ra bệnh chưa xuất hiện, tiêu trừ nghiệp chướng, loại trừ đau bệnh, siêu độ người quá cố, phù hộ bình an, cải thiện gia đình, cải thiện sự nghiệp, cải thiện sức khỏe, v.v. hễ có thực hành là có kết quả giúp rất nhiều tín đồ giải quyết được vấn đề cấp bách và tâm bệnh. Những điều này khiến cho tín đồ thêm sự tin tưởng, Pháp Môn Tâm Linh không phải nằm ở Phật đường xa xôi, không phải nằm ở trong những Kinh văn thâm sâu, mà nó xuất hiện giữa đời sống hằng ngày của mọi người, từ đó khiến chúng ta hiểu biết sâu rộng về Phật Pháp, đối với việc tu hành có thêm niềm tin, hưởng thụ những niềm vui vô hạn từ việc học Phật.
Đài Trưởng từ bi, Ngài nhìn thấy những chúng sinh vùng vẫy đau khổ, chìm đắm trong u mê, Ngài không nỡ từ bỏ, Ngài không tiếc sức khỏe của bản thân mà hy sinh, dốc tâm cứu độ. Đài Trưởng khi cứu người đã có rất nhiều sáng tạo độc đáo, vô cùng linh nghiệm. Con người khi đến thế giới này phải chịu nhiều đau khổ để trả nợ, chỉ có trả hết những túc nghiệp được tích lũy từ kiếp trước và kiếp này mới có cơ hội trở về Tây Phương Cực Lạc. Pháp Môn
Tâm Linh vô cùng thiết thực, chú trọng hiện tại, dạy bảo chúng ta trồng Thiện nhân để nhận được Thiện quả; Khuyên chúng ta niệm Kinh, tâm thanh tịnh; làm việc thiện tích lũy công đức. Chúng sinh đều trên 1 chiếc thuyền, ở trạm tiếp theo của sinh mệnh, trên là thiên đường dưới là địa ngục; tiến thì vào thiện đạo, lùi thì vào ác đạo. Điều cấp thiết nhất là tránh đọa vào ba đường ác. Việc tu hành từng li từng tí của ngày hôm nay không chỉ vì bản thân, mà còn vì con cháu; không chỉ vì kiếp này mà còn vì kiếp sau và cũng là vì chúng sinh. Con đường tu hành giống như chèo thuyền ngược dòng, phải có đủ lòng kiên trì nhẫn nại mới có thể gặt hái được thành công, “3 ngày bắt cá 2 ngày thả lưới” (bữa làm bữa bỏ) sẽ chẳng có việc nào mà làm thành công cả (nhất sự vô thành).
Pháp Môn Tâm Linh dường như rất đơn giản, nhưng thực ra đó là sự từ bi của Đài Trưởng, vì cứu độ chúng sinh, khiến chúng ta sớm biết Phật Pháp, ở nhân gian bớt chịu khổ. Pháp Môn Tâm Linh nhìn thì đơn giản nhưng lại có nội hàm phong phú, bao quát vạn tượng. Bởi vì đơn giản và bình phàm đều từ tâm mà bắt đầu. “Người uống nước mới biết lạnh hay ấm”, chỉ có học Pháp Môn Tâm Linh mới có thể trải nghiệm được được sự thù thắng vô tận của Pháp môn, như cá gặp nước. Do đó tìm được một Pháp môn phù hợp thật không dễ dàng, cần phải càng trân trọng hơn .
3. Sinh mệnh có hạn, Pháp vô biên, Hoằng Pháp độ người vô tận
Trong “Bạch Thoại Phật Pháp” Đài trưởng cho chúng ta hiểu rõ, “Ở kì 3 trong thời kỳ mạt Pháp phải học Phật Pháp Đại Thừa – Cứu người, trong lúc cứu người quý vị mới thật sự cảm nhận được trí tuệ và sức mạnh đích thực”. Sức mạnh của tấm gương là vô tận, Đài Trưởng đã làm tấm gương sáng cho tất cả chúng sinh. Học Pháp Môn Tâm Linh chính là học được cảnh giới không vụ lợi, phát tâm làm việc, không mưu cầu hồi báo. Học Pháp Môn Tâm Linh chính là học tập tinh thần thực tiễn của Đài Trưởng “Dĩ xuất thế chi tâm, tô nhập thế chi sự” (dùng tâm xuất thế để mà nhập thế cứu độ chúng sinh). Bắt đầu từ bản thân, từ những điều nhỏ nhặt và từ những việc nhỏ làm nên. Học Pháp Môn Tâm Linh chính là học đạo từ bi của Đài Trưởng. Phương pháp giảng dạy Phật Pháp cổ xưa là “Dĩ tâm truyền tâm, giáo ngoại biệt truyền”. (Truyền pháp bằng tâm với tâm, chỉ truyền nội không truyền ngoại), Đài Trưởng truyền Pháp Ngài không hề bảo lưu (không có giấu nghề), Pháp vũ phổ thí (Ngài truyền Pháp như mưa Ngài bố thí Pháp cho tất cả chúng sinh). Chúng ta đã nhận ân đức thì không nên quên phải tri ân báo ân và cống hiến xã hội.
Pháp môn như Thuỷ (nước), từ Thuỷ đến Thiện đến Tịnh, đến mềm đến cứng, bao dung rộng lớn, tưới nhuần chúng sinh, là cội nguồn sinh mệnh, với sức sống vô hạn, sức mạnh của nó là vô lượng vô biên. Sinh mệnh như một bài hát, chỉ khi sinh mệnh hữu hạn của một người được kết hợp với sự nghiệp hoằng Pháp cứu người vô hạn, thì nó mới có thể tỏa sáng rực rỡ. Sức mạnh của một giọt nước hoàn toàn có hạn, nhưng trăm ngàn vạn giọt nước cùng kết hợp với nhau tạo thành một dòng chảy không thể ngăn lại, báo đáp xã hội. Chỉ khi chúng ta cùng hoà nhập vào Pháp môn của Đài Trưởng mới có thể thực sự hiểu được ý nghĩa của sinh mệnh và chân lý của cuộc sống.
Cho nên, trong tâm trí của tôi Pháp Môn Tâm Linh là sự hiểu biết của trí tuệ đối với vạn vật cuộc sống, là một tư tưởng mộc mạc và sống động, là quy tắc làm người hướng thiện và hài hoà đẹp đẽ, đó là tinh thần thực tế không vụ lợi riêng tư, dũng cảm và kiên định, đó là một sinh mệnh vô tận và tinh thần truyền bá hoằng Pháp không ngừng nghỉ.