BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

(般 若 波 罗 蜜 多 心 经)

🔸Tác dụng của kinh văn

《Bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh 》gọi tắt 《Tâm Kinh 》, là tâm chú kết thông với Quán Thế Âm Bồ Tát, dùng tâm từ bi của Bồ Tát khai thông mở mang trí tuệ.《Tâm Kinh 》ở trên trời được xem là năng lượng, ở địa phủ được xem là tiền tài, ở nhân gian được xem là trí tuệ. Có công dụng thích hợp cho một số trường hợp như sau : trẻ nhỏ không nghe lời, người không tin Phật Pháp, những người lớn tuổi cố chấp, tâm trạng bất ổn, trí tuệ không được thông suốt mở mang, bệnh trầm cảm, ở địa ngục có thể siêu độ quỷ thần v.v.

+ Bài tập mỗi ngày: Thông thường 3 biến hoặc 7 biến trở lên, có thể trì tụng mỗi ngày đến trăm năm về sau (có thể niệm cả đời đến khi về già), sau 10h tối thì tốt nhất đừng tụng niệm, buổi tối thời tiết mưa gió, sấm sét khắc nghiệt tốt nhất cũng đừng tụng niệm.

+ Trước khi tụng niệm 《Tâm Kinh 》có thể cầu nguyện “Thỉnh cầu Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát gia hộ cho con XXX (XXX là họ tên người niệm kinh), mở mang trí tuệ, đầu óc tỉnh táo bình tĩnh, tiêu trừ phiền não (lúc trì tụng kinh nên chú ý tập trung tư tưởng.).

(Trích Cẩm nang nhập môn Pháp Môn Tâm Linh)

⚠️Thông thường 3 đến 7 biến mỗi ngày=> dành cho người mới học về sau tuỳ theo khả năng học, cảnh giới nâng cao và thời gian cho phép mọi người có thể tự tăng số lượng 9,11,….21,49,108 biến (như vậy niệm Ngôi Nhà Nhỏ sẽ có chất lượng hơn).

(Quán Thế Âm Bồ Tát – 观世音菩萨)

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

(般 若 波 罗 蜜 多 心 经)

“Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh”, gọi tắt là “Tâm Kinh”, là tâm chú kết nối với Quán Thế Âm Bồ Tát, dùng tâm từ bi của Bồ Tát để khai mở trí tuệ. “Tâm Kinh” ở Thiên Giới là năng lượng, ở địa phủ là tiền tài, ở nhân gian là trí tuệ. Một số công năng phù hợp với: trẻ con không nghe lời, người lớn không tin Phật, người già quá cố chấp, tâm trạng không ổn định, trí tuệ không khai mở, trầm cảm, ở địa phủ có thể siêu độ quỷ thần v.v

Trích từ Phật Học Thường Thức Khai Thị Tập 1

1. Kinh văn nằm ở sự vận dụng

Trích từ Lời Giải Đáp của Lư Đài Trưởng về Vấn Đề Huyền Học của Phật Tử

Vì vậy, Tâm Kinh có thể giải quyết tất cả vấn đề, còn Chú Đại Bi cũng có thể giải quyết tất cả vấn đề, quan trọng là quý vị có thể vận dụng đến mức độ nào. Hãy nhớ có một bà lão, cả đời không biết niệm kinh, chỉ biết niệm “Om Mani Padme Hum”, nhưng cuối cùng chữ “Hum” bà còn niệm sai thành “Moo”, niệm cả đời “Om Mani Padme Moo”, cuối cùng bà vẫn Thượng Thiên, bà còn giỏi hơn các con. Tất cả kinh văn đều là một loại ý niệm, là một loại ý thức, là một loại thông tin. Vì vậy khi quý vị niệm, ví dụ quý vị niệm Tâm Kinh, cầu Quán Thế   m Bồ Tát phù hộ, quý vị cầu cái gì, Tâm Kinh của Bồ Tát sẽ gia trì cho quý vị cái đó. Nhưng có những người bản thân năng lượng không đủ, cơ thể không tốt, khi họ niệm Tâm Kinh, sự gia trì của thể năng lượng của họ sẽ ít hơn nhiều. Tâm Kinh là giúp quý vị giải quyết vấn đề từ trong hoàn cảnh, còn Chú Đại Bi là một thể năng lượng, vì vậy nhiều quỷ ở dưới nghe thấy Chú Đại Bi sẽ sợ hãi mà chạy trốn, còn Tâm Kinh, tất cả thần quỷ trong trời đất đều không sợ, đều cần nó. Vì vậy khi cơ quý vị bạn không tốt, trong bệnh viện sợ hãi, đau khổ, có bệnh, quý vị nên thường niệm Chú Đại bi; khi cơ thể quý vị khỏe mạnh, năng lượng đầy đủ, quý vị có thể niệm thêm nhiều Tâm Kinh, hóa giải tai họa cũng là cầu gì linh đó.

2. Tâm Kinh là sự cô đọng của Kinh Kim Cương

Trích từ “Chiếu Kiến Ngũ Uẩn Giai Không” – Trích Bài giảng của Lư Đài Trưởng tại Quan  m Đường 2020-06-23

“Kinh  Kim Cương ” nói rằng, “Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”. Ý nghĩa là, học trí tuệ hôm nay, phải minh bạch rằng quá khứ, hiện tại và tương lai đều không thể nắm bắt. Thầy giải thích Tâm Kinh khó hiểu này bằng ngôn ngữ đơn giản để giúp mọi người hiểu và học trí tuệ của Phật tốt hơn. “Kinh Kim Cương” được cô đọng từ “Đại Bát Nhã Kinh”, hơn 5000 chữ của “Kinh Kim Cương” được cô đọng thành hơn 200 chữ của “Tâm Kinh”, các con nghĩ xem, “Tâm Kinh” có mạnh mẽ không? Các con niệm cần phải chú tâm hơn không? Các con niệm một lần “Tâm Kinh” thực ra là niệm “Kinh Kim Cương”. Nhiều đệ tử còn hỏi thầy: “Thầy ơi, chúng con có thể niệm ‘Kinh Kim Cương’ không?” Phải biết rằng, “Tâm Kinh” chính là sự cô đọng của “Kinh Kim Cương”.

3. Tâm Kinh giúp khai mở trí tuệ như thế nào (Wenda20110909 12:04)

Trích từ Wenda20110909 12:04

Thính giả: Tâm Kinh giúp khai mở trí tuệ như thế nào? Có phải vì niệm nhiều lần, hay thực sự Bồ Tát nghe thấy con niệm mà gia trì cho con, hay là nhờ ý nghĩa của văn tự mà con lý giải

Đài Trưởng: Được, trước hết Tâm Kinh từ đâu mà đến? Tâm Kinh là Tâm Kinh của Quán Thế  Âm Bồ Tát, tức là tất cả kinh văn của Bồ Tát, nhân gian rất khó lý giải, hiểu thấu. Giống như chúng ta học đại học, có nhiều thứ chúng ta không tự mình kiểm soát được, ví dụ như giáo sư dạy con một phương trình, con không cần biết phương trình đó từ đâu mà có, chỉ cần làm theo phương trình đó, con có thể giải quyết mọi vấn đề. Thứ hai, khi con niệm Tâm Kinh, tâm con hợp với tâm của Quán Thế  m Bồ Tát, con nghĩ xem Quán Thế  m Bồ Tát là có cầu tất ứng, năng lượng của Bồ Tát lớn biết bao! con niệm Tâm Kinh sẽ mở hết mọi nút thắt trong tâm con, con sẽ kết nối với khí trường của Quán Thế  m Bồ Tát, là cảm giác như vậy

(Vậy có phải Quán Thế Âm Bồ Tát gia trì sẽ làm người ta ngộ nhanh hơn không ah?)

Đương nhiên, tại sao người ta cần tìm thầy? Ví dụ đơn giản, sách giáo khoa đại học có ở khắp nơi, con không đi học đại học, không có thầy, không có giáo sư dạy, con nghĩ con có thể tốt nghiệp không?

4. Nếu trong lòng không thông suốt thì nên niệm Tâm Kinh​

Trích từ Bạch Thoại Phật Pháp 170401

Khi trong lòng không thông suốt thực tế chính là tâm bệnh, tâm bệnh cần dùng gì để chữa? Tâm bệnh cần dùng tâm để chữa. Chúng ta thường nói, khi trong lòng không thông suốt thì nên niệm Tâm Kinh. Tâm Kinh do Ngài Huyền Trang dịch là để hàng phục tà niệm trong tâm mình, dựa vào công đức và thần lực của Tâm Kinh để loại bỏ tâm ma của mình. Tâm lực và trí lực, trí tuệ có mối quan hệ mật thiết. Tâm lực và thần lực của Quán Thế  Âm Bồ Tát, pháp lực vô biên của Văn Thù Bồ Tát đại trí, nguyện lực trong tâm của Phổ Hiền Bồ Tát đại hành, cộng thêm Địa Tạng Vương Bồ Tát, bốn vị đại Bồ Tát có thể giúp chúng ta tu Phật, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, giúp chúng ta ở nhân gian không khởi phiền não, vượt qua mọi khổ nạn. Vượt qua mọi khổ nạn thì có thể hóa giải khổ nạn của mình, nhưng điều quan trọng nhất là gì? Chính là phải nhận thức được bản thân mình. Nhiều người cả đời không biết tính tình và khuyết điểm của mình, tham sân si mạn nghi… Phải biết rằng, quý vị có thể nhận thức bản thân, thì mới có thể độ hoá bản thân; quý vị có thể nhận thức chúng sinh, thì mới có thể độ hóa chúng sinh. Nếu hôm nay quý vị không nhận thức chúng sinh, thì làm sao có thể độ chúng sinh? Nếu hôm nay quý vị không biết mình tu Phật đến mức nào, thì làm sao có thể thành Phật?

5. Bí quyết diệu kỳ của Tâm Kinh

Trích từ Bạch Thoại Phật Pháp 170401

Bí quyết diệu kỳ của Tâm Kinh nằm ở chỗ dùng tâm để đối phó với tâm không thuần khiết, tâm xấu. Nhiều người nói: “Nội tâm tôi từng bị tổn thương rất lớn, người khác dù có an ủi cũng không thể làm lành vết thương của tôi.” Thực tế Tâm Kinh có thể an ủi vết thương của quý vị. Bởi vì bản thân Tâm Kinh là để quý vị thông suốt, giúp quý vị ngộ đạo. Khi quý vị niệm kinh, như đang nói chuyện với Bồ Tát, quý vị sẽ dần dần hiểu rằng: tâm thực ra là vô ngại, cái thực sự cản trở tâm của chúng ta chính là lục căn lục trần của chúng ta, là do chúng ta không an ủi tốt tâm này, không thực sự hòa hợp tâm này với cảnh giới tu tâm của Bồ Tát.

6. Sau khi niệm Tâm Kinh, cầu nguyện sẽ linh nghiệm hơn (Wenda20161016B 24:15)

Trích từ Wenda20161016B 24:15

Sư phụ dạy rằng, sau khi niệm Kinh Tâm Kinh xong, cầu nguyện sẽ linh nghiệm hơn. Ví dụ, con niệm 7 biến Tâm Kinh hoặc 21 biến Tâm Kinh, sau khi niệm xong, con có thể nói: “Quán Thế  m Bồ Tát, hôm nay con niệm tất cả các biến Tâm Kinh này, thỉnh Quán Thế  m Bồ Tát từ bi hiển linh, giúp con thành công trong một việc nào đó.” Có thể làm như vậy. Khi đó, 21 biến Tâm Kinh sẽ biến thành một loại năng lượng trí tuệ, trợ giúp con, khôi phục nhanh chóng để đạt được những điều tốt lành mà con cầu nguyện.

7. Trước khi niệm Tâm Kinh có thể cầu thỉnh cầu Quán Thế m Bồ Tát gia trì căn bổn (Wenda20180216 34:25)

Trích từ Wenda20180216 34:25

Nam thính giả : Sư phụ từng giảng rằng: phải biết thỉnh Quán Thế  Âm Bồ Tát gia trì căn bản của mình, con có thể nói: “Thỉnh Quán Thế  m Bồ Tát gia trì căn bản của con.” Căn bổn là gì? Căn bổn chính là bổn tánh của con , bổn tánh Phật. Khi Quán Thế  m Bồ Tát gia trì căn bổn của con, con sẽ nhận được lòng từ bi của Bồ Tát, bổn tánh Phật sẽ xuất hiện, con sẽ có trí tuệ để giải quyết mọi vấn đề. Xin hỏi sư phụ, bình thường trước khi niệm Tâm Kinh chúng con có thể cầu nguyện như vậy không: “Thỉnh Quán Thế  m Bồ Tát gia trì căn bổn của chúng con, để chúng con khai mở trí tuệ.”

Sư phụ đáp: Đương nhiên rồi, đã nên cầu nguyện như vậy từ lâu, chỉ là chưa ai hỏi. Căn bản là gì? Ví dụ đơn giản, trong xe hơi có điều hòa, con nóng, đổ mồ hôi, giống như những phiền não, sân hận… của con, hiện tại trong điều hòa không có dung dịch làm mát nên điều hòa thổi ra toàn gió nóng, nếu gia trì căn bản của bạn – thêm dung dịch làm mát, thì điều hòa sẽ thổi ra gió mát, con sẽ không đổ mồ hôi nữa. Tương đương với việc giải quyết mọi phiền não (hiểu rồi).

8. Để khai ngộ gia đình, cần phải dành thời gian (Zongshu20170504 29:17)

Trích từ Zongshu20170504 29:17

Nữ thính giả: Thưa Sư Phụ, trước đây con đã niệm Tâm Kinh 7 biến cho chồng con, vì cảm thấy không có tác dụng nên con đã tăng lên 27 biến . Một đồng tu nói rằng 27 biến có thể là quá nhiều, nên con đã thay đổi lại về 7 biến nhưng con cảm thấy 7 biến vẫn có vẻ là quá nhiều, nếu chưa đủ thì con sẽ tăng lên 21 biến . Điều này có ổn không ạ ?

Đài Trưởng: Con có thể niệm 17 biến, 13 biến hoặc 17 biến

(27 biến là quá nhiều phải không ạ ?) Quá nhiều. Nếu con không thể khai ngộ, đôi khi con phải dành thời gian từ từ. Nếu trẻ học kém, nên mở mang trí óc và đưa kiến thức vào đó. Không thể đem sách vở đốt thành thành súp rồi rót vào? Con hiểu không? (Con hiểu rồi, cảm ơn Thầy)

9. Niệm Tâm Kinh trong tình huống khẩn cấp (Shuohua20151023 15:30)

Trích từ Shuohua20151023 15:30

Nữ thính giả : Hiện tại có một số đồng tu vì họ đều đang làm công việc tình nguyện và không có đủ thời gian nên họ chỉ niệm kinh bài tập chứ không niệm Ngôi Nhà Nhỏ. Nếu trong mộng có người cần kinh, Ngôi Nhà Nhỏ không đủ chỗ, liệu chúng ta có thể niệm Tâm Kinh cho người cần kinh trong mộng được không?

Đài Trưởng : Nói chung Tâm Kinh không thể thay thế được Ngôi Nhà Nhỏ, nhưng nếu dịch bệnh bạo phát thì nên nhanh chóng niệm Tâm Kinh

(làm sao chúng ta có thể cầu nguyện Bồ Tát được?)

“ Thỉnh Quán Thế  Âm Bồ Tát, xin vong linh tạm thời không quấy rầy con, con sẽ niệm Ngôi Nhà Nhỏ cho họ, con trước mắt niệm 21 biến Tâm Kinh cho họ”

Lập tức thì tốt rồi.

10. Quán Tự Tại tức là tự nhận thức chính mình Trích Bạch Thoại Phật Pháp (12) 1. [Quan Thế m Bồ Tát]

Tâm Kinh là của Quán Thế  Âm Bồ Tát dạy chúng ta tu tập để tâm sáng suốt, vì phàm phu không có minh tâm nên sẽ gặp phiền não, rồi sẽ phải chịu vô số đau khổ sinh tử, sinh ra đau khổ vô tận vô biển  trong sinh tử. Vì vậy, Tâm Kinh nói: “Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách ” là để dạy chúng ta nhận thức chính mình. Hiện nay , nhiều người không biết rõ nội tâm của chính mình, không biết ăn bao nhiêu bát cơm, không biết mình có bản lĩnh đến mức nào, chính là cái gì cũng đều làm không tốt, còn kiêu ngạo vô cùng. Cho nên Bồ Tát yêu cầu chúng ta “Quán Tự Tại ”, tức là trước hết phải biết rõ chính mình, nếu không biết chính mình thì làm sao tự độ mình và độ tất chúng sinh? Bây giờ có nhiều người có thể thay đổi được khuyết điểm của mình sau khi học Phật không? không thể.

11. Niệm Tâm Kinh để đối phó với tâm ma

Trích toạ đàm Phật Pháp tập 53 (Ý thức sơ cấp ảnh hưởng đến ý thức chính)

Người ta thường bị mê muội trong chốc lát. Đôi khi một ý nghĩ xuất hiện và họ bị chiếm hữu. Đột nhiên, trong một giây, trong khoảnh khắc, “Tôi không thể nghĩ tới chuyện đó nữa, nếu tôi nghĩ đến chuyện đó nữa thì sẽ có chuyện gì đó xảy ra với tôi, tôi không thể nghĩ đến chuyện đó nữa.” Quý vị phải biết giây phút này quan trọng như thế nào đối với quý vị , trong nháy mắt quý vị không biết một giây đồng hồ quan trọng như thế nào đối với quý vị. Nếu bị sếp của quý vị ở nơi làm việc phê bình, quý vị nói: “Được rồi, sếp, tôi sẽ thay đổi” thì đừng nghĩ về điều đó nữa. Rất nhiều người khi bị sếp mắng sẽ nói: “Ông ấy sẽ sa thải tôi à? Người khác sẽ nghĩ sao? Ngày mai ông ấy sẽ làm gì với tôi?” Khi về nhà, họ ăn không ngon, ngủ không ngon – họ đã nhập vào tâm ma. Tôi không thể nghĩ tới điều đó, tóc tôi sẽ rụng mất. Trong giây lát, hãy tự nhủ đừng nghĩ về điều đó nữa và niệm Tâm Kinh để thay thế những ý niệm không thanh tịnh của mình. Người trí tuệ khi gặp điều gì không hiểu hoặc cảm thấy khó chịu thì liền niệm Tâm Kinh và cử động miệng thật nhanh để tự chủ, kiểm soát chính mình. Nếu còn đang suy nghĩ thì nên tụng ngay Tâm Kinh “Bát nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh…” Khi thật sự không thể tiếp tục niệm, hãy nhìn lão hòa thượng, khi gặp phiền não ông ấy sẽ nhắm mắt lại, “Nam Mô Quán  Âm Bồ Tát…” dùng âm thanh của chính mình để thay thế suy nghĩ, dùng âm thanh của chính mình để che đậy suy nghĩ của mình. Đây là điều Phật giáo dạy về việc ngăn vọng tưởng, gọi là “ngăn vọng”. Trên thế giới này có rất nhiều chuyện đều là tưởng tượng, thực ra đây chính là sự thay đổi của ý thức tâm linh. Một sự thay đổi nhỏ trong ý thức tâm linh không nhất thiết có nghĩa là nó đúng. Nhiều người cảm thấy điều gì đó là đúng sau khi họ đã tu dưỡng tâm mình, nhưng điều đó có thể không nhất thiết là đúng. Quý vị nên luôn đọc cuốn “Bạch Thoại Phật Pháp” của Sư Phụ.

12. Hãy chánh niệm khi niệm kinh

Trích từ Tập 64 Quan sát trí tuệ và đạt được tánh Không

Vì thế Sư Phụ dạy quý vị rằng khi niệm kinh, quý vị nên quan sát tuệ. Ngay khi quý vị niệm kinh, quý vị nên kiểm tra xem mình có trí tuệ hay không. Chẳng hạn, khi niệm Tâm Kinh, quý vị phải nghĩ đến “Sắc bất dị không không bất dị sắc” cũng rất tốt . Ngay khi quý vị niệm Tâm Kinh, chờ đến khi câu này được thốt lên, sẽ khai mở được chút trí tuệ, cái này gọi là quán tuệ, quý vị phải định, quán tuệ sẽ đắc được định.

13. Tâm Kinh là một loại năng lượng

Trích từ Lời Giải Đáp của Lư Đài Trưởng về Vấn Đề Huyền Học của Phật Tử (5)

Hỏi: Tâm Kinh có chức năng khai mở trí tuệ, loại bỏ tạp niệm, làm đầu óc tỉnh táo, vậy ngoài những chức năng này, nó có thể hóa giải oan kết, tiêu trừ nghiệp chướng không?

Đáp: Thực tế, kinh văn không phải chỉ dành cho một hoàn cảnh đặc biệt nào, Tâm Kinh của Quán Thế  Âm Bồ Tát là một loại năng lượng, loại năng lượng này có thể giải quyết mọi vấn đề, chỉ là loại năng lượng này thích hợp hơn cho một số người, một số vấn đề mà thôi.

Lên đầu trang