
Thăng Văn Đổi Tên
(Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门)
Tên tượng trưng cho linh hồn của con người, một khi tên được gọi, linh hồn sẽ đi theo tên gọi đó. Tên gọi đầu tiên của một người được ghi vào sổ hộ khẩu khi sinh ra cùng lúc cũng được Thiên Địa ghi chép lại; nếu như đã đổi tên và sử dụng trong nhiều năm về cơ bản đã có tính linh động, có thể dùng để niệm kinh và Ngôi nhà nhỏ, nhưng sẽ an toàn hơn nếu thực hiện một bản thăng văn).
Thăng văn là để cập nhật họ tên cho các Chư Thiên Bồ Tát, Quỷ Thần Thiên Địa và các quan chức phụ trách họ tên trên trời dưới đất.
* Ở cột bên trái blog của Lư đài trưởng có mẫu thăng văn, quý vị có thể tải xuống. Sau khi in mẫu thăng văn trên giấy màu vàng, chọn
“thiện nam/ tín nữ” và gạch bỏ chỗ không chọn bằng bút đen (là nam thì gạch bỏ chữ tín nữ, giữ lại thiện nam).
Link Blog của Sư Phụ Lư Quân Hoành: https://lujunhong2or.com/
👉Link Tải File in Thắng Văn Đổi Tên: (Xem và tải về)
* Sau đó điền họ tên gốc của bản thân, tên hiện tại và ký tên chỗ lạc khoản. Tên đầu tiên ở trên giấy thăng văn từ trên xuống dưới là tên gốc, tên thứ hai là tên đã thay đổi, tên thứ ba giống với tên thứ hai. Nếu người nhà đốt thăng văn giùm quý vị, thì chữ ký sẽ là tên mới của người đã đổi tên chứ không phải tên của người đã đốt thay cho mình.
* Ngày tháng năm sinh là ngày tháng năm sinh dương lịch của người đổi tên.
* Địa chỉ là địa chỉ của nơi đốt thăng văn (chẳng hạn như Bắc Kinh, Trung Quốc hoặc Sydney, Úc). Ngày ký tên là ngày đốt thăng văn.
* Thời điểm đốt thăng văn tốt nhất là vào ngày trời nắng, lúc 8h, 10h sáng và 4h chiều.
* Cũng có thể viết tay trên giấy màu vàng theo mẫu trên blog của Đài trưởng.
* Nếu trong nhà có bàn thờ Phật, phải thắp nhang, đèn dầu; trước bàn thờ Phật niệm một biến nội dung thăng văn (có thể quỳ xuống), sau đó niệm Chú Đại Bi bảy biến và Tâm Kinh bảy biến rồi đốt thăng văn. (đốt từ trên xuống dưới)
* Nếu ở nhà không có bàn thờ Phật, muốn đi chùa để thăng văn, trước tiên phải lạy 1 lạy trước mỗi vị Phật và Bồ Tát, sau đó trong Quán Âm Đường niệm 1 biến thăng văn : “Con là XXX hôm nay đến miếu XXX để thỉnh an với tất cả chư Phật và Bồ Tát khấn xin Đại Từ Bi Quán Thế Âm Bồ Tát kiểm chứng cho tên nguyên thủy của con là XXX, bây giờ đổi tên thành YYY, cầu xin các chư Phật và Bồ Tát trong miếu làm chứng cho con”. Sau đó niệm Chú Đại Bi bảy biến và Tâm Kinh bảy biến. Sau cùng có thể lấy thăng văn đốt cháy trong lò đốt (đốt từ trên xuống dưới).
* Thông thường làm thăng văn 1 lần là được, nếu bạn cảm thấy việc thăng văn không thành công, bạn có thể làm lại.
* Tốt nhất là bản thân tự làm thăng văn, nếu cảm thấy bất tiện vì bản thân còn quá trẻ, bạn có thể nhờ người nhà hoặc trưởng bối thay mặt làm thăng văn đổi tên.
* Người đã mất không cần làm thăng văn đổi tên. Có thể trực tiếp sử dụng tên mà người quá cố đã dùng trước khi qua đời.
* Nếu đã sử dụng nhiều tên, có thể lấy tên được sử dụng lâu nhất làm tên gốc (thông thường nếu tên của một người đã được gọi trong vài chục năm hoặc mười mấy năm thì nó có thể đã có tính linh động) cũng có thể lấy nhiều loại tên khác nhau đã dùng ghi hết ra ở phần tên gốc.
* Nếu không chắc chắn tên gọi gốc của bản thân, ví dụ như đứa con được nhận nuôi, có thể dùng tên chính để thăng văn, có mẫu thăng văn dùng tên chính ở cột bên trái của blog.
* Để biết thăng văn thành công hay không? Phải dựa vào cảm nhận của người đổi tên, 1 người đổi tên càng nhiều càng tốt, nếu sau khi thăng văn đổi tên , người đổi tên cảm thấy cởi mở- Tâm tư vui vẻ, tâm trạng lập tức thay đổi, cảm thấy vận may của mình đang thay đổi, thì tác dụng của việc đổi tên xuất hiện rồi. Nếu sau khi đổi tên mà bạn vẫn cảm thấy như trước, thậm chí cảm thấy khó chịu, có linh cảm không tốt thì rất có thể việc đổi tên không thành công hoặc tên bạn đổi không tốt.
2. Thứ hai, quý vị nên tụng Tâm Kinh nhiều hơn, người tụng Tâm Kinh nhiều hơn sẽ phát triển trí tuệ và có thể phản xạ với tên mình đã đổi, thông thường khi có người gọi tên quý vị hoặc gặp chuyện gì đó thì liền biết đang gọi tên của bản thân.
3. Thứ ba, việc đổi tên còn tùy thuộc vào trường khí, tên đó có bị người khác dùng không? Nếu đã có người sử dụng rồi và trường khí
rất gần thì có thể không đổi được.
4 Thứ tư, tính linh động của thăng văn đổi tên cũng rất quan trọng, ví dụ như nếu một người đã đổi tên hơn mười năm nhưng chưa bao giờ làm thăng văn thì cái tên này gọi hơn mười năm nay sẽ có tính linh động nhất định. Nhưng ở Thiên giới Địa phủ đều không có cái tên này, bản thân người này linh hồn đã dễ dàng tách ra, cho nên một khi đã thăng văn đổi tên thì nhất định phải gọi tên thường xuyên, gọi tên đầy đủ. Thông thường, sau khi thăng văn phải dùng tên đó nhiều hơn, 3 tháng đến 100 ngày thì tính linh động mới xuất hiện.
5. Thứ năm, có thể thấy nó có tác dụng không sau khi bạn niệm Ngôi nhà nhỏ cho người cần Kinh theo tên của mình và đốt đi. Ví dụ, nếu các vấn đề về thể chất hoặc tinh thần không tốt, gặp ác mộng, sau khi sử dụng một tên mới để đốt Ngôi nhà nhỏ có cải thiện. Về cơ bản, thăng văn như vậy được coi là có hiệu quả.
* Sau khi thăng văn, mỗi ngày trước khi niệm Kinh ở trước mặt Bồ Tát nói ra tên mới của mình, sẽ có giúp tên mới có hiệu lực.
* Tốt nhất nên làm thăng văn vào ngày mồng một hoặc ngày rằm âm lịch vì đây là ngày tốt lành. Thời điểm tốt nhất để thăng văn là tám giờ sáng, đây là thời điểm tốt lành.
* Nếu việc thăng văn đổi tên không thành công, có thể thực hiện nhiều lần cho đến khi thành công.
* Thông thường, sau khi thăng văn, có thể dùng tên mới để điền vào ngôi nhà nhỏ. Nếu tạm thời không chắc chắn có thành công hay
không, có thể viết chỗ Kính tặng cho “người cần Kinh XXX (YYY)” , trong đó XXX là tên mới và YYY là tên cũ. Tuy nhiên, cách viết này chỉ
có thể sử dụng tạm thời để chuyển tiếp và không thể sử dụng lâu dài.
* Cho dù lần đầu tiên thăng văn không thành công nhưng dùng tên mới để niệm ngôi nhà nhỏ thì những ngôi nhà nhỏ này vẫn có giá trị sau khi thăng văn thành công.