thất nguyện

Mục lục tra cứu (Thất Nguyện)

(Thất Nguyện – Ảnh minh họa)

1. Lý do sau khi thất nguyện sẽ không được thuận lợi.

Thất nguyện phải niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn và phát nguyện lại từ đầu.

#Thính giả nữ: Thưa thầy, hôm nay con gọi điện đến thầy, muốn sám hối với thầy: khoảng thời gian này con rất buông thả, gặp chuyện gì tâm cũng không định lại được, thường có ý niệm xấu, học hành có chút trở ngại. Ngôi Nhà Nhỏ trước đây phát nguyện tại Pháp Hội, bây giờ chưa thể hoàn thành, vẫn còn hơn trăm tờ. Con xin sám hối với Quán Thế Âm Bồ Tát và Sư Phụ là con đã không nhanh chóng đọc kinh cho tốt, bây giờ con vướng phiền não, đến khi gặp chuyện không như ý mới nhận ra lỗi lầm của mình mà mới khẩn trương.

#Đài trưởng đáp: Vậy thì chắc chắn sẽ có phiền não. Trước khi lời thề của một người chưa được nghiệm chứng, bởi vì chỉ cần con phát nguyện, Bồ Tát sẽ tin tưởng vào con và ban cho con nhiều điều tốt lành trước

(à, dạ phải)

Khi con thất nguyện với lời thề của mình, những vị thần Hộ pháp sẽ trừng phạt con. Vì vậy, khi con không may mắn, con mới nghĩ “Ồ, tôi vẫn chưa trả lại tiền”. Con hiểu không?

(Dạ. Sư phụ, hiện tại khi con đốt Ngôi Nhà Nhỏ, vong linh cũng cần rất gấp, hiện tại con mới thực sự cảm nhận được mức độ nghiêm trọng của sự việc. Sư phụ, con nên làm gì bây giờ?)

Làm gì à? Phát nguyện, phát  nguyện lại.

(Vậy con có phải tụng Lễ Phật Đại Sám Hối Văn không?)

Cần chứ. Nếu làm điều gì sai trái, làm sao có thể không tụng Lễ Phật Đại Sám Hối Văn? !

(Vậy điều này cần tụng bao nhiêu biến Lễ Phật Đại Sám Hối Văn?)

Giống như con đây, cần đọc ít nhất 30 biến

(Dạ được, cám ơn Sư phụ! Lần sau con phải cẩn thận khi phát nguyện. Về mặt phát nguyện này con có chút cảm giác không xem trọng lắm. Về mặt này đã làm rất nhiều điều sai trái)

Ah ah, con sẽ đau khổ

(dạo gần đây con cũng cảm thấy mình dễ bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài, sao lại như vậy ?)

Còn “sao lại như vậy” nữa? Con thử nghĩ xem, con nói cái gì cũng không giữ lời, thần Hộ Pháp không trừng phạt con sao? Ít ra nếu các Ngài không che chở cho con thì con sẽ gặp xui xẻo! Thực ra, sau khi một người phát nguyện, thì thần Hộ Pháp luôn che chở cho người đó, nên con cảm thấy mọi việc đều tốt đẹp thuận lợi, nếu con đột nhiên thất nguyện với lời hứa của mình, chỉ cần thần Hộ Pháp vừa rời đi, là con sẽ gặp rất nhiều rắc rối trên đời. Con có hiểu không?

(Con đã hiểu, thưa Thầy)

wenda20150614B 01:26 

2. Nếu phát nguyện ăn chay và sau đó thất nguyện và ăn mặn, thì sẽ gặp xui xẻo

#Khán giả nữ: Có một vị đồng tu đã phát nguyện ăn chay trường, cách đây không lâu vì không tìm được đồ ăn nên đã ăn một ít đồ mặn. Vị lão má này đã lớn tuổi rồi, ăn một chút đồ mặn có tính là thất nguyện không? Con xin Thầy từ bi khai thị.

#Đài trưởng đáp: Không được phép ăn đồ mặn, thất nguyện rồi, thất nguyện thì sẽ gặp xui xẻo và gặp tai nạn

(nếu thất nguyện thì đồng tu ấy sẽ bị quả báo gì?)

Quả báo là sức khỏe kém, ung thư, rất lợi hại

(loại người này có phải xuống địa ngục không thưa Thầy?)

KHÔNG, không xuống địa ngục là tốt rồi à? Yêu cầu quá thấp đấy

(Đồng tu này cho rằng Bồ Tát sẽ từ bi với người già, ăn một ít đồ mặn cũng không sao. Xin hỏi Sư phụ, điều này nói có hợp lý không?)

Không hợp lý. Từ bi là không muốn con làm điều xấu. Bồ Tát từ bi là con đi giết người và phóng hỏa hay làm điều xấu à? Như vậy gọi là từ bi sao? Ngay cả một đứa trẻ cũng có thể hiểu được. Có phải mẹ thích con và để con làm điều xấu không? Các con có đầu óc không?

(Con đã hiểu. Xin Sư Phụ thương xót đồng tu này, hãy cho bà vài lời khuyên, để bà ấy khai mở trí tuệ, khuyến khích bà ấy kiên trì ăn chay và đừng bỏ cuộc)

Không còn cách nào, trong thời kì mạt pháp này, cứu được thì cứu, không được thì buông

(Đồng tu này đã bái sư ba năm, cho đến tận bây giờ…)

Vẫn có người xuất gia bị đọa địa ngục, huống gì là ba năm bái sư. Đó là luật trời đối xử bình đẳng với mọi người khi làm điều sai trái. Tự mà khai ngộ đi, hiểu chưa? Cứu được thì cứu, cứu không được thì buông tay, bằng không sẽ bị kéo theo

(Đồng tu này phát nguyện ăn chay để phù hộ cho cháu làm ăn, nhưng cháu lại bán đồ mặn)

bán đồ mặn không ổn chút nào, niệm thêm Chú Vãng Sanh

(Đồng tu ấy cầu xin như vậy có đúng lý đúng pháp không?)

có thể cầu xin, nhưng cầu xin có linh ứng hay không là một khái niệm khác.

Wenda20180302 31:20

3. Phát nguyện lớn nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt

#Thính giả nữ: Thưa Sư Phụ, con muốn xin lời khuyên về vấn đề phát nguyện lớn, có một số bị thất nguyện, cách sám hối và phát nguyện lại. Có chút ảnh hưởng gì không?

#Đài trưởng đáp: Có. Bởi vì đã từng phát nguyện qua thần Hộ Pháp đều biết và Ngài sẽ giúp con giải quyết nhiều vấn đề, nếu con vi phạm lời thề của mình, thì tiếp theo đó Ngài sẽ trừng phạt con, không có cách nào. Nhưng sau khi con đọc Lễ Phật Đại Sám Hối Văn 108 biến, rồi nỗ lực làm công đức, cứu độ người, học Phật, tụng kinh, thì thần Hộ Pháp sẽ cân nhắc mức hình phạt mà quyết định, nhưng con sẽ không bị trừng phạt nặng nề, nhưng chắc chắn con sẽ có một số xui xẻo, không có cách nào cho việc này. Bởi vì con có những thứ mà đáng ra con không nên có, bản thân con tự cầu xin để có cho bằng được, bởi vì dùng nguyện lực của con mà cầu được, chẳng khác nào lừa gạt Bồ Tát, con hiểu không?

(Con hiểu. Sư phụ, con đã sai, ah ah)

Con đừng nói đùa.

zongshu20141002 23:00

4. Nếu không cố ý thất nguyện thì thần Hộ Pháp sẽ nhắc nhở, nếu cố ý thất nguyện thì sẽ xảy ra chuyện.

#Khán giả nữ: Người ta nói phát nguyện thì dễ, giữ nguyện thì khó. Một số người đã phát nguyện ăn chay hoặc những lời thề khác trước mặt Đức Phật, và ghi nhớ vào thời điểm đó, nhưng vấn đề của con người là họ thất thường và sau đó họ đã vi phạm lời thề của mình. Sẽ có những loại quả báo nào?

#Đài trưởng đáp: Sẽ có. Nếu vi phạm lời thề của mình một cách tự nhiên và bất cẩn, thì thần Hộ pháp sẽ điểm hóa, sẽ bị ngã, nhưng không nặng, hoặc sẽ bị nhận giấy nộp phạt tiền, hoặc tình huống như thế nào đó, sẽ đột nhiên rất phiền não. ..sẽ ngay lập tức phát hiện ra “mình thất nguyện rồi”, tất cả điều này là để nhắc nhở. Nếu cố tình thất nguyện thì nó sẽ rất nghiêm trọng và nó sẽ khiến người đó xảy ra chuyện.

wenda20161216 43:23

5. Thất nguyện phải niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn 108 biến

Đã từng phát nguyện không ăn sau buổi trưa(quá ngọ bất thực), thất nguyện phải niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn 108 biến

#Thính giả nam: Có một đồng tu trước đây chưa tu theo Pháp Môn Tâm Linh, đã phát nguyện với Bồ Tát là không ăn sau buổi trưa. Bây giờ đã tu theo Pháp Môn Tâm Linh, và nói với Bồ Tát trì tụng Lễ Phật Đại Sám Hối Văn, nên trì tụng 21 biến, hay 49 biến, hay 108 biến?

#Đài trưởng đáp: 108 biến.

Shuohua20160603 25:30

6. (41). Những câu hỏi về việc phát nguyện mà không thể thực hiện được

#Câu hỏi 41: Lư sư phụ, nếu có người phát nguyện mà không thực hiện thì có bị trừng phạt không?  Có cách nào để khắc phục điều này?

#Trả lời 41: Nếu một người đã phát nguyện mà không thực hiện được thì tùy theo nguyên nhân mà người đó không thực hiện được, không có nghĩa là người đó phải bị trừng phạt nếu không thực hiện được lời thề của mình.  

Chư Bồ Tát và Hộ Pháp có độ hiểu biết đối với chúng ta.

Nếu bạn không thể làm điều đó vì lý do tự nhiên, bạn có thể nhẹ nhõm rất nhiều.

Nếu đó là vì lý do con người của họ, họ chắc chắn sẽ bị trừng phạt.

Khi biết sẽ có hình phạt thì phải giải quyết.  

Không còn cách nào khác ngoài việc trì tụng “Đại Sám Hối Của Đức Phật”.

Bạn phải quỳ xuống đó nói chuyện với Bồ tát và suy ngẫm về quá khứ của chính mình để hóa giải tai họa sắp tới.

Vào ngày vi phạm điều ước (trong vòng 24 giờ sau khi vi phạm điều ước), bạn có thể niệm “Lễ Phật Đại Sám Hối” về vấn đề này, chẳng hạn, 49 lần một ngày.

Nếu đã quá 24 giờ, chư vị không thể niệm nhiều hơn, chỉ có thể niệm riêng lẻ, và tổng số lần niệm “Lễ Phật Đại Sám Hối” mỗi ngày không được quá 7 lần, bởi vì sẽ rất rắc rối một khi được kích hoạt.  Vì vậy, tốt nhất là nên trì tụng một phần của nó trung bình mỗi ngày và hoàn thành nó trong vài ngày.  Bạn cũng có thể tạm dừng bài “Lễ Phật Đại Sám Hối” trong bài tập của mình và niệm “Lễ Phật Đại Sám Hối” 7 lần một ngày dành riêng cho vấn đề này, trong một tuần liên tiếp để hóa giải tai họa sắp tới.

Đồng thời, hãy lập một đại nguyện khác và trì tụng Tâm Kinh 21 biến một ngày.

Làm như vậy là điều chỉnh lại tâm trí của bạn, đó là làm sạch tâm trí của bạn.  Được như vậy, chư Bồ Tát và Hộ Pháp sẽ độ tha, biến việc lớn thành nhỏ, việc nhỏ thành hư không.

Khi ước nguyện, bạn phải thận trọng, tùy duyên và làm những gì có thể.

🙏Xin Bồ-tát Quán Thế Âm từ bi tiêu trừ nghiệp tội thất nguyện của con tên xxxx

Sau đó xem anh ấy có muốn thực hiện một điều ước khác không.

Vì những chuyện không hay trong việc tụng kinh lễ Phật, thầy bảo con không được nói mãi, không được nói mãi nghiệp sám hối việc thất nguyện của ta.

Sau này chỉ cần nói tiêu nghiệp là được.

(Chỉ nói với Bồ tát một lần khi phát nguyện)

Lên đầu trang