
(Thiết lập bàn thờ Phật Pháp Môn Tâm Linh)
📝 Lưu ý:
Không nên tự ý lập bàn thờ thông qua hình ảnh (bởi vì):
(1) Việc lập bàn thờ Phật Pháp Môn Tâm Linh phải có nghi thức.
(2) Cách chăm sóc bàn thờ chính quy của Pháp Môn Tâm Linh sau khi lập cũng rất quan trọng.
(3) Nếu sơ xuất Bồ Tát không đến thì việc thờ bái sẽ không hiệu quả.
Mong quý Phật hữu y giáo phụng hành. Mọi vấn đề nên hỏi kỹ phụng sự viên

(Vị trí bài trí tượng Phật trên bàn thờ Phật)
CÁC BƯỚC CUNG THỈNH VÀ BÀI VỊ BÀN THỜ PHẬT
A Tượng Bồ Tát (đối mặt với bàn thờ Phật sắp xếp như sau: các con số là thứ tự bái lạy và thỉnh mời lên bàn thờ Phật)
⑤Thái Tuế Bồ Tát ③ Nam Kinh Bồ Tát ② Quán Thế Âm Bồ Tát ① Thích Ca Mâu Ni Phật ⑥ Quan Đế Bồ Tát (Quan Bình Bồ Tát , Quan Đế Bồ Tát , Châu Xương Bồ Tát)
B Lư hương
C Đèn dầu
D Ly nước
E Trái cây
F Hoa tươi
2. Cung Thỉnh Bồ Tát
(1) Thắp đèn dầu lên. Nếu bạn có đèn hoa sen điện, hãy bật chúng lên trước khi thắp đèn dầu.
(2) Thắp nhang (dùng đèn dầu để đốt nhang, mỗi lư hương có thể dùng 3 cây nhang. Nhang phải được dựng thẳng, giơ cao qua trán và lạy 3 lần. Có thể đồng thời cắm nhiều cây nhang vào lư hương không cần chia ra cắm. Đầu hương không được chỉa vào Bồ Tát).
(3) Thắp Đại Hương (que gỗ đàn hương) 3 lần. Đầu tiên thắp đèn dầu và nhang, sau đó dùng đèn dầu đốt gỗ đàn hương. Dập lửa cháy trên thanh gỗ đàn hương (không được thổi bằng miệng) khói bay ra được coi là Đại Hương, chính là hương thơm của Bồ Tát. Lặp lại 3 lần.
[Để thắp đại hương, quý vị cần ở trước bàn thờ Phật thắp đèn dầu Phật, thắp nhang, sau đó dùng lửa của đèn Phật đốt gỗ đàn hương, sau đó dập tắt lửa (không được thổi bằng miệng), khói bay ra là đại hương, là hương thơm của Bồ Tát, có thể làm lại 3 lần. 】* Nếu đại hương là gỗ đàn hương thì thắp một nén hương gỗ đàn hương lớn trước lư hương Phật, đầu tiên ở lư hương Phật tạo hương khói ba lần, sau đó ở lư hương Quán Thế Âm Bồ Tát tạo hương khói 3 lần, cuối cùng cho gỗ đàn hương đã tắt cắm dựng thẳng vào trong lư hương Phật (lần sau có thể tiếp tục sử dụng). * Nếu đại hương là loại nhang đàn hương (làm bằng bột gỗ đàn hương ép, có thể cháy liên tục), quý vị có thể thắp một nén đại hương trong lư hương Phật, cắm vào lư hương Phật, rồi lại thắp một cây đại hương cắm vào trong lư hương của Quán Thế Âm Bồ Tát (không cần tạo nhiều khói chỉ cần để cháy tự nhiên).
(4) Quỳ trước Bồ Tát
(5) Cung thỉnh (mỗi vị Bồ Tát niệm tên 3 lần): Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát, Nam Mô
Nam Kinh Bồ Tát, Nam Mô Thái Tuế Bồ Tát, Nam Mô Quan Đế Bồ Tát, Nam Mô Châu Xương Bồ Tát, Nam Quan Bình Bồ Tát … (Mỗi vị Bồ Tát quý vị thờ phụng niệm tên 3 lần)
(6) “Xin Đại Từ Bi Quán Thế Âm Bồ Tát mời Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật tiến nhập vào bảo tượng mà con là XXX đang thờ phụng”, rồi niệm thánh danh “Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật” 108 biến.
● “Cung thỉnh Quán Thế Âm Bồ Tát tiến nhập vào bảo tượng mà con tên là XXX đang thờ phụng” và niệm Chú Đại Bi 7 biến, Tâm Kinh 7 biến.
● “Xin Đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát mời Nam Kinh Bồ Tát tiến nhập vào bảo tượng Bồ Tát do con là XXX thờ phụng”. Niệm tụng thánh hiệu Nam Kinh Bồ Tát 108 biến.
● “Xin Đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát mời Thái Tuế Bồ Tát tiến nhập vào bảo tượng Bồ Tát do con là XXX thờ phụng”. Niệm tụng thánh hiệu Thái Tuế Bồ Tát 108 biến, 21 biến Tiêu tai cát tường thần chú.
● “Xin Đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát mời Quan Đế Bồ Tát, Châu Xương Bồ Tát, Quan Bình Bồ Tát tiến nhập vào bảo tượng Bồ Tát do con là XXX thờ phụng”. Niệm tụng thánh hiệu Bồ Tát 108 biến. [Lưu ý: Nếu là tượng Bồ Tát do Đài trưởng khai quang thì có thể trực tiếp lễ bái mà không nhất thiết phải niệm kinh như vậy, có thể sau khi đồng loạt mời các vị Bồ Tát nhập vào bảo tượng Bồ Tát, niệm tổng cộng Chú Đại Bi 7 biến và Tâm Kinh 7 biến].
(7) Quỳ xuống bái lạy mỗi vị Bồ Tát 3 lần
3. Sau đó, dựa vào tình hình bản thân để phát nguyện và khấn xin
(1) Phát nguyện: không sát sanh, ăn chay, sáng tối thắp nhang, cứu người, in Kinh sách, ghi đĩa CD (dựa vào nguyện lực và điều kiện của bản thân để phát nguyện. Mỗi người có cảnh giới khác nhau phải lượng sức mà làm. Không yêu cầu mọi người phải dựa vào nguyện lực của ai đó để phát nguyện).
(2) Khấn xin: Dựa vào tình hình của bản thân để nói ra lời khấn xin hợp lý, ví dụ được mạnh khỏe, sự nghiệp thuận lợi, gia đình hòa hợp…
4. Bái lạy cảm tạ
Sau cùng bái lạy cho mỗi vị Bồ Tát 3 lạy để bày tỏ lòng biết ơn
(1) Cảm tạ Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, cảm tạ Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.
(2) Cảm tạ Nam mô Nam Kinh Bồ Tát, cảm ơn Nam Mô Thái Tuế Bồ Tát, cảm tạ Nam Mô Quan Đế Bồ Tát, Châu Xương Bồ Tát, Quan Bình Bồ Tát… (tên của các vị Bồ Tát mà quý vị thờ phụng).
(3) Cảm tạ Chư Phật Bồ Tát và Long Thiên Hộ pháp.