Tổng hợp các bài khai thị về Kinh Văn Tự Tu

(Pháp Môn Tâm Linh – 心灵法门)

Danh sách bài khai thị

122. Câu hỏi về việc Kinh Văn Tự Tu?

122. Câu hỏi về việc Kinh Văn Tự Tu?
Câu 122: Xin chào Đài Trưởng ! Thưa thầy mỗi ngày ngoài việc niệm Kinh bài tập và Ngôi Nhà Nhỏ thì có được niệm thêm Kinh Văn Tự Tu không ạ? Xin thầy khai thị cách bảo quản và phương pháp sử dụng Kinh Văn Tự Tu.
Giải đáp câu hỏi 122:
• Kinh bài tập, Ngôi Nhà Nhỏ và Kinh Văn Tự Tu phải tách biệt.
• Bài tập hàng ngày giống như chi tiêu hàng ngày, cho nên thường là dùng ngay lúc đó, còn Ngôi Nhà Nhỏ tương đương với việc trả nợ cho người khác, Kinh Văn Tự Tu giống như lương hưu, được tích trữ công đức và được ghi trong sổ công đức.

• Dùng giấy màu vàng in ra mẫu Kinh Văn Tự Tu. Ngôi Nhà Nhỏ có quy cách có kích thước cụ thể, còn kích thước của Kinh Văn Tự Tu lớn một chút, nhỏ một chút cũng không thành vấn đề.
• Ở phần “kính tặng “dùng bút bi đen hoặc bút bi xanh (khuyến khích dùng bút bi đen) điền tên mình hoặc tên người khác, nơi có viết chữ “thiện nam/tín nữ” xóa giới tính khác bằng một gạch ngang và phía sau thì điền tên người niệm kinh. Nếu đã từng đổi tên, tốt nhất hãy dùng tên đã đổi có thể tham khảo thêm “Hỏi đáp Phật học 2.– Vấn đề về thăng văn đổi tên ”


• Trước khi tụng niệm, hãy cầu xin Bồ Tát nói rõ rằng đây là Kinh Văn Tự Tu: “Xin Đại Từ Bi Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ. Con tên là XXX (XXX: nghĩa là họ tên người niệm kinh) bây giờ con niệm Kinh Văn Tự Tu YYY(YYY: nghĩa là tiêu đề bài kinh văn) xin Bồ Tát chứng kiến”, hoặc khấn một cách đơn thuần như “Xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho XXX(XXX: nghĩa là tên được viết ở phần kính tặng)” bình an , thân thể khỏe mạnh, v.v…
• Việc tụng Kinh Văn Tự Tu “Tâm Kinh”, “Chú Vãng Sinh” và “Lễ Phật Đại Phật Sám Hối Văn” thông thường không được quá 12 giờ đêm.
• Đọc xong một biến, dùng bút đỏ chấm vào (chấm như chấm Ngôi Nhà Nhỏ, có thể đọc biến nào chấm biến đó hoặc đọc nhiều biến rồi mới chấm vẫn được), đọc xong một tấm, phần năm tháng ngày để trống hoặc có thể dùng bút bi đen viết năm tháng ngày hoàn thành sau đó bọc trong giấy đỏ hoặc vải đỏ và cất giữ ở nơi an toàn. Niệm được càng nhiều Kinh Văn Tự Tu thì càng tốt. Khi chấm chấm đỏ muộn nhất là vào lúc 12 giờ đêm.

• Mục đích là trước lúc lâm chung đốt các loại Kinh Văn Tự Tu này, để bản thân được siêu độ, thoát khỏi cõi tam giới hoặc tam thiện đạo.
• Nếu gặp trường hợp khẩn cấp, có thể lấy Kinh Văn Tự Tu ra đốt cho mình hoặc cho người khác để ứng phó trường hợp khẩn cấp. Ví dụ: khi bệnh nặng hoặc trước khi phẫu thuật, có thể đốt Kinh Văn Tự Tu ” Đại Bi Chú “; trước những kì thi trọng đại có thể đốt Kinh Văn Tự Tu “ Đại Bi Chú ”, ” Tâm Kinh”, và “Chuẩn Đề Thần Chú”. “. Thông thường đốt trước khoảng 3, 4 ngày là được, đừng để cận kề rồi mới đốt. Nếu có sự chuẩn bị đầy đủ có thể bắt đầu đốt trước một tháng, nhiều nhất chỉ nên đốt một hoặc hai tấm mỗi tuần.

• Cũng có thể chuyển Kinh Văn Tự Tu thành Ngôi Nhà Nhỏ . Ví dụ: Quý vị đem 1 tấm Kinh Văn Tự Tu “Đại Bi Chú” , quý vị có thể mang (số biến)___ trên Kinh Văn Tự Tu “Đại Bi Chú” chấm vào (số biến tương ứng/27 biến) Ngôi Nhà Nhỏ, đồng thời tờ giấy Kinh Văn Tự Tu “Đại Bi Chú” này sẽ được gấp nhỏ lại sau đó gói kĩ lại và vứt đi.
(Chú thích: 1 tờ Kinh Văn Tự Tu “Đại Bi Chú” bên trong có 272 biến, nếu đã niệm đủ để lưu trữ và trong lúc cấp bách Ngôi Nhà Nhỏ tới hạn mà chưa niệm kịp có thể khấn Bồ Tát xin chuyển số biến Đại Bi Chú này vào Ngôi Nhà Nhỏ. Ví dụ : (272 :27= …) Vậy thì ít gì mọi người cũng chấm được khoảng 10 tờ Ngôi Nhà Nhỏ ở phần kinh” Đại Bi Chú “trong Ngôi Nhà Nhỏ)

• Hiện nay các Kinh Văn Tự Tu bao gồm có: “ Đại Bi Chú”, “Tâm Kinh”, “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn”, ” Vãng Sanh Chú”, “Chuẩn Đề Thần Chú”, “Công Đức Bảo Sơn Thần Chú”, “Kinh A Di Đà”, “Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú”.
• “ Đại Bi Chú” và “ Tâm Kinh” cơ bản đều là tăng cường năng lượng và mở ra con đường phía trước.
• “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn ” dùng để tiêu trừ nghiệt chướng lớn, không để nghiệt chướng làm trở ngại lôi kéo bản thân. Thông thường trong kinh bài tập hàng ngày “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” không vượt quá 7 biến, còn Kinh Văn Tự Tu “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” không có giới hạn về số biến. Hiện nay mỗi ngày tổng số “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” trong kinh bài tập và niệm Kinh Văn Tự Tu tổng số không quá 21biến mỗi ngày.

Ví dụ: Nếu một người niệm “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” 5 biến mỗi ngày ở phần kinh bài tập, vậy thì người đó có thể niệm thêm Kinh Văn Tự Tu “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” 16 biến . Khi niệm Kinh Văn Tự Tu “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn”, có thể khấn : “Xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con ,con tên là XXX. Bây giờ con bắt đầu niệm Kinh Văn Tự Tu Lễ Phật Đại Sám Hối Văn “.
• Ví dụ: Chúng ta so sánh “Đại Bi Chú ” và
“Tâm Kinh” như khí hydro, nghiệt chướng là những khối sắt ở dưới khinh khí cầu. Hãy tưởng tượng một quả khinh khí cầu có rất nhiều khối sắt treo trên đó, dù có được bơm căng liên tục nhưng nếu có quá nhiều khối sắt và nặng quá thì nó cũng không thể bay lên được ; chỉ khi tiêu trừ những khối sắt này thì khí cầu mới có thể cùng với khí hydro mà bay lên trên được. Cho nên “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” rất quan trọng, khi một người chết đi, nghiệp chướng của họ quá sâu dày. Nếu đốt được nhiều “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” cùng một lúc, sám hối và tiêu trừ nhiều nghiệt chướng thì sẽ dễ đi lên hơn. Lưu ý: Kinh Văn Tự Tu “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” thường được đốt với số lượng lớn vào lúc lâm chung, còn bình thường thì không nên đốt số lượng lớn, bằng không có thể kích hoạt tinh linh (nghiệp chướng và vong linh) như vậy sẽ gây rắc rối lớn hơn. Ngoài ra, vào những ngày lễ lớn, ngày mùng 1 , ngày rằm …, quý vị có thể niệm nhiều “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” thường xuyên hơn, nếu thật sự không thể niệm trực tiếp đủ số lần tương ứng trong ngày đó thì quý vị có thể dùng Kinh Văn Tự Tu “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn ” để đốt kèm trong ngày đó. Để biết chi tiết, vui lòng tham khảo bài đăng trên blog: “Hỏi đáp Phật học 161: Câu hỏi về việc niệm Phật Đại sám hối vào các Lễ hội đặc biệt và Lễ Phật Đản”
• “Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú” nhằm vào việc trước đây đã ăn hoặc đã từng giết qua những động vật nhỏ, tiến thêm một bước để loại trừ nghiệt chướng nhỏ này.
• “Chuẩn Đề Thần Chú ” giúp quý vị tăng tốc và tiến về phía trước một cách thuận lợi.
• “Công Đức Bảo Sơn Thần Chú ” tập hợp công đức cả đời, chỉ có người có công đức họ mới đi lên (Thiên) được .

• “Kinh A Di Đà”, nếu muốn về Tây Phương Cực Lạc, có được bộ kinh này cũng giống như cầu xin Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, vãng sinh Tịnh Độ Cực Lạc và cuối cùng đạt đến viên mãn tối thượng.
•Kinh văn Tự Tu “Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú” nói chung có thể dùng để hóa giải tai họa trước khi chúng xảy ra, ví dụ như nằm mơ thấy nhiều rắn hoặc nằm mơ báo trước tai họa thì có thể đốt một tấm để hóa giải. Nếu đợi đến khi có tai họa rồi mới đốt thì hiệu quả sẽ không đáng kể. Cũng giống như khi có hỏa hoạn và quý vị dùng nước để dập lửa, vậy thì tốt hơn hết quý vị nên làm cho nhà mình ẩm ướt một chút để không bị cháy. Vì vậy, khi rắc rối nó chưa đến, hay quý vị cảm nhận sắp có rắc rối đến thì hãy nhanh chóng mà hóa giải nó.
• Không nên tụng Kinh Văn Tự Tu “ Giải Kết Chú” , vì “Giải Kết Chú” là có đối tượng cụ thể nếu đốt quá nhiều một lúc có thể gặp rắc rối.
• Về việc đốt Kinh Văn Tự Tu phải được đốt trước bàn thờ Phật (bàn thờ Phật chính quy hoặc bàn thờ Phật nhỏ) sau khi thắp hương thỉnh an rồi hãy đốt .

3. Về thời gian thực hiện phóng sinh?

Bất kỳ thời điểm nào trong năm đều phù hợp, nhưng tốt nhất cầu trường thọ trong ngày sinh nhật, hoặc đêm giao thừa, giai đoạn chuyển tiếp giữa năm cũ và năm mới, ngày 1 và 15 Âm lịch hàng tháng và ngày Phật đản. Hoặc trước ngày nhập viện, trước khi làm phẫu thuật, sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nặng hoặc sau khi tai nạn xe, sự cố ngoài ý muốn, ngày xui tháng hạn v.v… Để đạt được kết quả tốt nhất thì tốt nhất nên chọn ngày nắng đẹp khi năng lượng dương đang ở đỉnh điểm. Tránh phóng sinh vào ban đêm; những ngày nhiều mây âm u cũng có thể phóng sinh.

4. Phóng sinh những loại con vật nào?

Tốt nhất nên lựa chọn thả những động vật mà con người thường hay làm thức ăn, như cá, tôm, cua, nghêu v.v… Những động vật khác có xu hướng bị giết hoặc ăn thịt cũng sẽ phù hợp để phóng sinh.

Trích: Cẩm nang nhập môn Pháp Môn Tâm Linh 

5. Nghi Thức Phóng Sinh

 Khi phóng sanh phải niệm Kinh: Phóng sanh giúp đỡ tiêu tai tăng thọ, niệm Kinh giúp hộ thân, 2 điều này kết hợp hiệu quả vô cùng tốt. Quý vị có thể bắt đầu niệm Kinh trên đường đến địa điểm phóng sinh. Tốt nhất nên niệm Chú Đại Bi. Trước khi niệm, phải nói rõ họ tên của bản thân:

 “Thỉnh cầu Đại Từ Đại Bi Quán thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con là XXX, <họ và tên của bạn>, giúp con tiêu trừ tai họa và kéo dài tuổi thọ, con nhất định sẽ làm thêm nhiều việc công đức”. Tiếp đó niệm Chú Đại Bi càng nhiều càng tốt.

 Phóng sanh giúp người khác thì nói “ Thỉnh cầu Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho XXX <họ và tên người thân > giúp <họ và tên người thân >tiêu trừ tai họa và kéo dài tuổi thọ.

Ví dụ: Nguyễn Thị A phóng sanh giúp mẹ là Trần Thị B.

— Thỉnh cầu Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho Trần Thị B giúp Trần Thị B tiêu trừ tai họa và kéo dài tuổi thọ.

● Đến địa điểm phóng sanh, đầu tiên phải hướng mặt lên trời niệm 3 lần: “ Cảm tạ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”, sau đó niệm  Chú Đại Bi 1 biến, Tâm Kinh 1 biến, Thất Phật diệt tội chơn ngôn 7 biến.

Trước khi thả cá vào nước tiếp tục nói : Thỉnh cầu Đại Từ Đại Bi Quán thế Âm Bồ phù hộ cho con là XXX ( hoặc người nhà XXX) tiêu trừ tai họa và kéo dài tuổi thọ.

● Khi phóng sanh có thể niệm Chú đại Bi, Tâm Kinh, Chú vãng sanh không giới hạn số biến, có thể niệm nhiều càng tốt. Thả cá vô nước cần thả xuống nhẹ nhàng, phòng tránh việc làm tổn hại đến cá.

● Nếu như lúc phóng sanh có cá, tôm, cua… bị chết cần niệm Chú vãng sanh siêu độ, thông thường mỗi 1 con tôm niệm 3 biến Chú vãng sanh, mỗi 1 con cua niệm 7 biến Chú vãng sanh, mỗi 1 con cá niệm 7 biến Chú vãng sanh.

Tốt nhất là quý vị nên dùng tiền của bản thân để phóng sanh. Nếu bạn phóng sinh giùm cho người thân trong gia đình, tốt nhất bạn nên sử dụng tiền của họ để mua. Khi bạn dùng tiền của mình để phóng sanh, chỉ cần nói trước với Bồ Tát:

“Xin Bồ Tát từ bi tha thứ cho con, con là XXX lấy tiền của con phóng sanh cho YYY “

Sau đó mới đi mua cá để phóng sanh, như vậy sẽ có hiệu quả tốt.

— Còn có 1 cách khác, trước khi phóng sanh ở trước bàn thờ Phật  khấn xin Bồ Tát:

“  Con là XXX đem bao nhiêu tiền của bản thân tặng cho YYY < tên của người thân bạn bè>, số tiền này  tính cho là tiền của họ.”

— Phóng sanh hộ người nhà, nếu như người nhà toàn toàn không tin tưởng mà còn phản đối, thì cũng có lúc hiệu quả bị giảm. Nhưng có phóng sanh vẫn tốt hơn là không phóng sanh.

— Khi đã đến địa điểm phóng sinh, tốt nhất đừng nhắc đến tên mình nữa. Nếu quý vị thường xuyên xưng danh hoặc nghĩ đến tên mình trong đầu thì một phần công đức của việc thực hiện việc phóng sinh sẽ được cấp cho quý vị. Đơn giản chỉ cần khấn như sau:

“XXX <tên đầy đủ của thành viên gia đình hoặc bạn bè> đã mua <số lượng hoặc trọng lượng cá>. xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho XXX<tên đầy đủ của người thân trong gia đình hoặc bạn bè>”.

— Ngoài ra, quý vị có thể viết tên người và số lượng hoặc trọng lượng cá lên một tờ giấy và đọc  nội dung tại chỗ phóng sanh.

— Sau khi quý vị đã thực hiện việc phóng sinh thay cho người khác, tốt nhất quý vị nên cho họ biết số lượng cá mà quý vị đã thả cho họ. Tuy nhiên, nếu họ hoàn toàn phản đối việc thực hành phóng sinh thì tốt nhất không nên nhắc điều này với họ, để tránh việc đối phương tạo khẩu nghiệp, vẫn là không nhắc đến thì hơn.

(Trích Cẩm nang nhập môn Pháp Môn Tâm Linh) 

Tải về (Download)

1. Trình tự phát nguyện file in PDF   (🔽Download)

2. Nghi thức phóng sinh file in PDF    (🔽Download)

Tổng hợp các bài khai thị về Phóng sinh – 放生 (Xem chi tiết)

Lên đầu trang