Về việc ở cữ và thời kỳ cho con bú,Những điều cần chú ý khi niệm kinh

 

https://lujunhong2or.com/%e3%80%8a%e7%8e%84%e5%ad%a6%e9%97%ae%e7%ad%94-%e4%b8%80%e7%99%be%e5%9b%9b%e5%8d%81%e4%ba%94%e3%80%8b%e5%85%b3%e4%ba%8e%e5%9d%90%e6%9c%88%e5%ad%90%e4%bb%a5%e5%8f%8a%e5%93%ba%e4%b9%b3%e6%9c%9f%e5%bf%b5/

Về việc ở cữ và thời kỳ cho con bú,Những điều cần chú ý khi niệm kinh

Câu hỏi 145: Kính chào Lư Đài Trưởng! Xin hỏi, phụ nữ khi đang ở cữ có thể niệm kinh không? Mẹ và bé cần chú ý những điều gì? Khi cho con bú thì có thể niệm kinh không ạ?

Trả lời 145:

Ở cữ là truyền thống của người Trung Quốc, vì cho rằng sinh con là một cửa ải lớn của người phụ nữ, nên sau khi sinh cần được tĩnh dưỡng tốt.

Trong thời gian ở cữ có thể niệm kinh, nhưng tốt nhất không nên niệm thành tiếng, vì lúc đó có thể vong linh trên người cô ấy chưa rời đi. Khi sinh con có thể có nhiều vong linh muốn đầu thai, bạn sinh ra một đứa trẻ, thì vẫn còn nhiều vong linh khác chờ xung quanh. Nếu lúc này niệm quá nhiều kinh, các tiểu vong linh khác có thể đến đòi kinh, dẫn đến đau đầu, cơ thể khó chịu, xuất huyết sau sinh v.v.

Trong thời gian ở cữ, việc niệm kinh bài tập hàng ngày hay niệm Ngôi Nhà Nhỏ nên thực hiện vào ban ngày là tốt nhất. Sau khi qua thời gian ở cữ thì sẽ ổn hơn. Thường ngày khi bế hoặc chăm sóc con thì đều có thể niệm kinh, niệm Ngôi Nhà Nhỏ , nhưng vào ban đêm khi bế con thì không nên niệm Tâm Kinh và Chú Vãng Sanh.

Ngày xưa khi trẻ sơ sinh tròn một tháng tuổi, người ta làm trứng gà đỏ – điều này cũng có lý do về mặt tâm linh.

Trẻ chưa đầy tháng thường hồn phách chưa ổn định, xung quanh có nhiều vong linh ra vào. Khi hồn phách của bé chưa vững mà gặp người có gương mặt hung dữ hoặc có vong linh trong người, hồn phách của bé có thể bị dọa bay mất, khiến trẻ khóc lóc không yên. Vì vậy, nếu trẻ chưa đầy tháng thì không nên đến thăm.

Khi cho con bú, có thể niệm Tâm Kinh cho cả mẹ và bé.

Thường đối với trẻ sơ sinh chưa đầy tháng, có thể tụng các kinh văn sau:

Chú Đại Bi: dưới 3 biến

Tâm Kinh: dưới 7 biến

Công Đức Bảo Sơn Thần Chú: 21 biến

Tiêu Tai Cát Tường Thân Chú (21 biến)

Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn ( 21 biến)

Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni ( 21b)

Sau khi đứa trẻ đầy tháng có thể niệm thêm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn và Ngôi Nhà Nhỏ

(Trích từ Phật Học Vấn Đáp – Câu hỏi số 145 )

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang